TNHH liên doanh ô tô Hòa Bình
Sau một thời gian thực tập tại công ty, qua quá trình tìm hiểu và tham khảo ý kiến của cán bộ phòng kế toán, em đã một phần nắm bắt được những ưu điểm nổi bật cũng như những vướng mắc trong tổ chức kế toán NVL . Sau đây em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhỏ hy vọng đóng góp một phần nào đó vào việc nâng cao chất lượng công tác kế toán hiện nay
Về hệ thống sổ kế toán:
Như đã đưa ra ở trên để đảm bảo cho quá trình nhập vật liệu tốt hơn kế toán nên quản lý riêng từng loại vật liệu mà không phản ánh chung trên TK 152, do vậy các nhật ký chứng từ số 1, 2, 5, 6, 10 ở cột TK 152 nên chia tách thành 4 cột tương ứng cho bốn tiểu khoản: TK 1521, TK 1523, TK 1524.
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1 Ghi Có TK 111 - Tiền mặt Tháng … năm … STT Chứng từ Ghi Có TK 111, Ghi Nợ các TK Số Ngày 13 1 14 1 152 1 152 2 3
Về kế toán chi tiết vật liệu:
Đây là khâu quan trọng trong tổ chức kế toán, kế toán chi tiết là công việc thực hiện kết hợp giữa kho và phòng kế toán. Khi giao nhận chứng từ giữa thủ kho và phòng kế toán nên lập phiếu giao nhận chứng từ để làm cơ sở bảo đảm sự mất mát chứng từ hay sai sót có thể xảy ra.
Mẫu phiếu giao nhận chứng từ có thể được trình bày như sau:
PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ NHẬP - XUẤT KHO Từ ngày … đến ngày … tháng … năm …
Nhóm NVL Số chứng từ Số liệu theo chứng từ nhập kho Số lượng Số tiền 1521 2 1121, 1122 2 bộ 81.200.000
Cuối tháng căn cứ vào phiếu giao nhận chứng từ kết hợp với chứng từ gốc do thủ kho gửi lên kế toán tiến hành lập bảng cân đối nhập - xuất - tồn
kho vật liệu trong một tháng. Và nó cũng là cơ sở cho kế toán kiểm kê sổ “Nguyên vật liệu” tồn cuối tháng.
Với cách làm này sẽ giảm được thời gian luân chuyên chứng từ giữa thủ kho và phòng kế toán, tạo việc ghi chép sổ cái của kế toán được tập chung, liên tục hơn.
Về hạch toán tổng hợp vật liệu:
Tại VMC kế toán không sử dụng tài khoản chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí, đó là các phân xưởng. Tất cả các chi phí về vật liệu phát sinh trong tháng được tập hợp chung cho các phân xưởng trên TK 621 vì vậy khi tính giá thành sản phẩm kế toán thành phẩm mất nhiều thời gian để phân bổ theo chỉ tiêu phù hợp với các phân xưởng. Vì vậy để phân bố chi phí vật liệu xuất dùng được chính xác công tác hạch toán xuất vật liệu nên chi tiết cho từng phân xưởng. Vì vậy bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ ở cột 2: đối tượng sử dụng nên chi tiết như sau:
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
PX gò hàn PX sơn PX lắp ráp PX kiểm tra xe PX hoàn thiện PX giao xe
TK 627: Chi phí sản xuất chung
PX gò hàn PX sơn PX lắp ráp PX kiểm tra xe PX hoàn thiện PX giao xe
TK 624: CPQLDN
Về vấn đề lập ban kiểm nghiệm vật tư và biên bản kiểm nghiệm
Như đã nói ở trên việc kiểm tra chất lượng, số lượng, mẫu mã chủng loại NVL nhập kho là điều cần thiết. Nên VMC cần thiết lập ban kiểm nghiệm vật tư gồm những người chịu trách nhiệm về NVL trong công ty, trong đó người chịu trách nhiệm chính là thủ kho. Cơ sở để kiểm nhận là hàng hóa của ngưòi cung cấp. Trong trường hợp chưa có hóa đơn phải đăng ký vào hợp đồng mua bán đã kiểm nghiệm. Trong quá trình kiểm tra vật tư nhập kho, nếu phát hiện vật tư thừa thiếu hoặc sai quy cách phẩm chất phải lập biên bản xác minh rõ ràng, chặt chẽ. Nếu vật tư nhập kho đảm bảo chất lượng thì ban kiểm nghiệm phải lập biên bản xác nhận.
Về vấn đề lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để có nguồn tài chính bù đắp những thiệt hại xẩy ra trong niên độ kế toán tiếp theo, các doanh nghiệp thường lập quĩ dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Đối với công ty TNHH liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình, trị giá tồn kho cuối năm là khá lớn, hơn nữa nhiều loại vật liệu có giá trị lớn, bên cạnh đó, đối với vật liệu nhập khẩu tình hình biến động tỷ giá diễn ra thường xuyên dẫn đến giá mua có sự biến đổi lớn. Nếu công ty không lập dự phòng thì sẽ phải chịu những thiệt hại có thể xảy ra. Xuất phát từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Theo em VMC nên lập dự phòng cho linh kiện CKD riêng vì linh kiện CKD được nhập từ nước ngoài với giá trị lớn, có sự biến động giá cả lớn và lập dự phòng cho sơn hoá chất riêng. Công tác lập dự phòng phải được thực hiện nhất quán trong toàn công ty.
Về vấn đề phản ánh ghi chép thuế GTGT:
Hiện nay VMC hạch toán vật liệu theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT đầu vào nhưng công việc này kế toán phản ánh còn rời rạc trên các hoá đơn mà chưa có sự tập chung.
Như vậy theo em các nhật ký chứng từ của công ty: số 1, số 2, số 5, số 6, số 10 nên mở thêm cột ghi nợ TK 133 ghi có TK liên quan. Cột này phản ánh thuế VAT đầu vào cuối tháng, căn cứ vào các nhật ký chứng từ kế toán vào sổ cái TK 133.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại công ty liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình, được sự hướng dẫn nhiệt tình của Thày giáo TS Phạm Thành Long và các cán bộ trong phòng kế toán đã giúp em nắm được phần nào thực tế hạch toán kế toán, hiểu được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng, đó là công cụ đắc lực, sắc bén giúp cho công tác quản lý, lãnh đạo có hiệu quả.
Qua nghiên cứu thực tế công tác hạch toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình em nhận thâý bên cạnh những thành tích đạt được công tác kế toán tuy vậy vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục. Trong phạm vi bài chuyên đề này em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn phần hành kế toán NVL. Với thời gian thực tập hạn chế và trình độ nhận thức có hạn chắc chắn em không thể tránh khỏi những sai sót khi trình bày chuyên đề này. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của thày giáo hướng dẫn và các cán bộ kế toán của công ty để em có thể hoàn thành tốt bài chuyên đề này.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng kế toán tài chính Công ty TNHH liên doanh ô tô Hòa Bình, Thày giáo TS Phạm Thành Long đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Danh mục các chữ viết tắt
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1. TNHH 2. VMC 3. UBNN 4. GTTT 5. NVL 6. TK 7. NKCT 8. PX 9. N/T 10. BTC 11. QĐ 12. C ĐKT Trách nhiệm hữu hạn Liên doanh ô tô Hòa Bình Uỷ ban nhà nước
Gía trị gia tăng Nguyên vật liệu Tài khoản Nhật ký chứng từ Phân xưởng Ngày tháng Bộ tài chính Quyết định Chế độ kế toán
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ số 1-1: Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất của VMC………7
Sơ đồ số 1-2: Sơ đồ quản lý bộ máy kế toán tài VMC………15
Sơ đồ số 1-3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký- chứng từ…….21
Sơ đồ số 1-4: Quy trình ghi sổ phần hành kế toán NVL tại VMC…………..22
Sơ đồ số 1-5: Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song……29
Bảng 1-1: Kết quả kinh doanh của VMC giai đoạn 2006-2008………..10
Bảng 1-2: Định mức bảo hộ cho công nhân tại một số trạm của xưởng sơn năm 2008……….2
7 Biểu số 1: Báo cáo nhận hàng……….30
Biểu số 2: Phiếu xuất hang………..32
Biểu số 3: Thẻ kho………...33
Biểu số 4: Thẻ chi tiết vật tư………....34
Biểu số 5: Hóa đơn bán hang………...37
Biểu số 6: Sổ chi tiết thanh toán với người bán………...38
Biểu số 7: Nhật ký chứng từ số 5……….39 Biểu số 8: Nhật ký chứng từ số 1……….40 Biểu số 9: Nhật ký chứng từ số 2……….41 Biểu số 10: Nhật ký chứng từ số 10……….42 Biểu số 11: Nhật ký chứng từ số 6………...43 Biểu số 12: Bảng kê số 3………..44
Biểu số 13: Bảng tổng hợp vật liệu, công cụ xuất dùng………...46
Biểu số 14: Nhật ký chứng từ số 7………47
Biểu số 15: Sổ cái TK 152……… 48
MỤC LỤC
Phần 1: Thực trạng kế tóan NVL tại công ty TNHH liên doanh ô tô Hòa Bình
1.1. Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1.1.1.Qúa trình hình thành và phát triển của công ty………3
1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty………5
1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt đống sản xuất kinh doanh….6 1.1.4. Kết quả kinh doanh của công ty………..9
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại công ty TNHH liên doanh ô tô Hòa Bình 1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán………..14
1.2.2. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán 1.2.2.1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán………...16
1.2.2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán………..17
1.2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán………...19
1.2.2.4.Tổ chức báo cáo kế toán………23
1.3.Những vấn đề kinh tế kỹ thuật về NVL của công ty có ảnh hưởng tới hạch toán 1.3.1. Đặc điểm vật liệu của VMC………..24
1.3.2. Đặc điểm sử dụng và quản lý vật liệu của VMC………...25
1.4. Kế toán chi tiết vật liệu tại VMC………28
1.5. Kế toán tổng hợp vật liệu tại VMC 1.5.1. Kế toán tổng hợp nghiệp vụ nhập kho NVL………..35
1.5.2. Kế toán tổng hợp nghiệp vụ xuất kho NVL………...45
Phần 2: Hoàn thiện kế toán vật liệu tại công ty TNHH liên doanh ô tô Hòa Bình 2.1. Đánh giá khái quát tình hình kế toán vật liệu tại công ty………....50