Thực trạng hoạt động lập pháp của Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế 1 Giai đoạn trƣớc thời kỳ đổi mới từ năm 1945 đến

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam (Trang 44 - 47)

2.1.1. Giai đoạn trƣớc thời kỳ đổi mới từ năm 1945 đến 1986

2.1.1.1 Thời kỳ 1945 – 1953

Sau cách mạng Tháng 8, chính quyền cách mạng chỉ tiếp thu được một di sản kinh tế nghèo nàn và lạc hậu do chế độ thực dân nửa phong kiến để lại, nền kinh tế cơ bản là nông nghiệp, công nghiệp nhỏ bé. Kinh tế nông thôn nghèo nàn dựa trên nền tảng của nông nghiệp lạc hậu, sản xuất phân tán, tự cấp, tự túc. Hậu quả của chế độ thực dân và nửa phong kiến để lại rất nặng nề, nhất là quan hệ ruộng đất và bóc lột bằng tô tức.

Với việc thông qua bản Hiến pháp 1946, Quốc hội (Nghị viện nhân dân) được coi là cơ quan có quyền cao nhất, là cơ quan lập pháp. Sau khi thông qua bản Hiến pháp 1946, Quốc hội cũng đã thông qua luật lao động, điều chỉnh quan hệ lao động và tiếp đó để giải quyết trước mắt vấn đề ruộng đất cho nông dân với khẩu hiệu “dân cày có ruộng”, năm 1953 Quốc hội đã thông qua Lật cải cách ruộng đất.

Hòa bình lập lại không được bao lâu, toàn quốc lại bước vào cuộc kháng chiến mới, Quốc hội cũng không có điều kiện họp, do vậy các công việc điều hành đất nước cũng như quan hệ kinh tế được quyết định và quản lý bằng sắc lệnh của Chủ tịch nước và các văn bản của Chính phủ, như sắc lệnh 104 của Chủ tịch nước về ấn định những nguyên tắc cơ bản của doanh nghiệp quốc gia, hay Nghị định 215 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ quản lý dân chủ các doanh nghiệp quốc gia, năm 1952.

Có thể nói, trước khi bước vào xây dựng cơ chế kế hoạch hóa, pháp luật kinh tế của nước ta còn sơ sài và có giá trị pháp lý tạm thời; mới giải quyết những vấn đề bức xúc, mang tính tình thế trong lĩnh vực kinh tế với hình thức văn bản là Sắc lệnh của Chủ tịch nước và Nghị định của Chính phủ là chủ yếu. Do vậy, hoạt động lập pháp của Quốc hội trong thời kỳ này cũng không nhiều trong lĩnh vực lập pháp nói chung cũng như lập pháp trong lĩnh vực kinh tế nói riêng hầu như không có.

2.1.1.2. Thời kỳ 1954 – 1975

Đến năm 1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc, Đảng đã ra cương lĩnh:

“Miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội” với đặc

điểm như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:“Đặc điểm to lớn nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu thẳng tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” [28, tr. 13]. Theo Hồ Chủ tịch:“nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài” [28, tr. 13]

Với nhiệm vụ tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, từ những năm 60, nền kinh tế nước ta vận hành theo một cơ chế mới, với những phương thức và nguyên tắc quản lý xã hội chủ nghĩa dựa vào chỉ tiêu, kế hoạch (Điều 10, Hiến pháp 1960) với sự tồn tại của hai thành phần kinh tế nhà nước và tập thể (Điều 11 Hiến pháp 1960). Theo đó, kế hoạch được coi là công cụ trung tâm của quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa. Các quan hệ kinh tế mang tính chất áp đặt, nhà nước can thiệp trực tiếp vào quan hệ kinh tế, đồng thời, do hoàn cảnh chia cắt đất nước với mục tiêu tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, nên hoạt động lập pháp trên lĩnh vực kinh tế của Quốc hội trong thời kỳ này cũng chưa được chú trọng. Đặc biệt là việc pháp luật thừa nhận vai trò của Đảng như là một cấp hành chính trong quản lý kinh tế. Đảng can thiệp vào quan hệ kinh tế bằng các nghị quyết, chỉ thị; chỉ có một số các văn bản Chính phủ điều chỉnh đối với xí nghiệp quốc doanh (quy định về chế độ quản lý và lãnh đạo trong xí nghiệp quốc doanh). Trong giai đoạn này về lĩnh vực kinh tế, Quốc hội chỉ ban hành được Sắc Luật cấm chỉ mọi hành động đầu cơ về kinh tế và một Pháp lệnh quy định cấm nấu rượu trái phép của Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 1966 [68].

2.1.1.3. Thời kỳ 1976 – 1985

Năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, khắc phục hậu quả chiến tranh, với nhận định của Đảng:“hoàn thành

thống nhất tổ quốc và đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” [20, tr. 391].

Về đường lối xây dựng kinh tế trong thời kỳ này là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội; ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp.

Đặc trưng lớn nhất trong giai đoạn này đó là việc lẫn lộn giữa chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý nhà nước kinh tế, do vậy cũng như giai đoạn 1960- 1975, các quan hệ kinh tế được điều chỉnh bằng nghị quyết của Đảng là chủ yếu như Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư ngày 13/1/1981 về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp. Chỉ có một số pháp lệnh điều chỉnh quan hệ kinh tế trong đó chủ yếu là điều chỉnh lĩnh vực ngân sách bao gồm các văn bản: pháp lệnh thuế sát sinh (1980); pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép (1982), pháp lệnh thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp (1983); pháp lệnh thuế công thương nghiệp (1986).

Có thể nói, trong giai đoạn trước thời kỳ đổi mới, pháp luật về kinh tế chưa hình thành một hệ thống mà mới chỉ tồn tại ở một số văn bản riêng lẻ, tách biệt với nhau, thiếu thống nhất, đồng bộ. Số lượng luật, pháp lệnh được ban hành hết sức hạn chế, trong thời gian 39 năm từ năm 1945 đến 1984, tổng số văn bản được ban hành là 27 luật và 27 pháp lệnh [71]. Trong đó chỉ có rất ít văn bản luật và pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Điều đáng lưu ý là, các văn bản pháp luật được ban hành trong thời kỳ này chủ yếu tập trung vào việc thể chế hóa chủ trương của Đảng và nhà nước là xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất dưới hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể; đối với cá nhân, về cơ bản chỉ có quyền về sở hữu về tư liệu tiêu dùng; mối quan hệ kinh tế được pháp luật điều chỉnh mới chỉ chú trọng vào quan hệ giữa các tổ chức kinh tế với nhà nước. Hiến pháp và các văn bản pháp luật trong thời kỳ đó chỉ công nhận sự tồn tại hợp pháp và khuyến khích phát triển đối với các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa; đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà khi đó hầu hết là doanh nghiệp nhà nước thì việc sản xuất, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ đã được nhà nước giao kế hoạch, quy định về chủng loại, chất lượng, khối lượng sản phẩm, về giá cả, nơi tiêu thụ… Nền kinh tế được quản lý trong môi trường của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, hành chính bao cấp. Nhà nước điều tiết các quan hệ kinh tế chủ yếu bằng các biện pháp hành chính

mệnh lệnh. Các biện pháp kinh tế chủ yếu bằng các biện pháp hành chính mệnh lệnh. Các biện pháp kinh tế có tính chất đòn bẩy ít được nghiên cứu, áp dụng. Do đó, các nguyên tắc vốn có của quan hệ kinh tế là tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, thỏa thuận hợp tác cùng có lợi giữa các tổ chức kinh tế chưa được xem trọng, khuyến khích phát triển.

Thực trạng của nền kinh tế - xã hội trong thời kỳ quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp không tạo ra những tiền đề cần thiết và yêu cầu khách quan làm cơ sở thực tiễn cho việc ban hành các văn bản pháp luật về kinh tế.

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)