7. Kết cấu của luận văn
1.3.2 Hạn chế của Hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý chứ không phải đảm bảo tuyệt đối trong việc đạt đƣợc các mục tiêu của đơn vị. Điều này liên quan đến các hạn chế vốn có của hệ thống kiểm soát nội bộ. Các hạn chế này bao gồm: sai sót của con ngƣời, sự thông đồng của các cá nhân, sự lạm quyền cả nhà quản lý và mối quan hệ giữa lợi ích và chí phí...
Sai sót của con ngƣời là những lỗi không cố ý ảnh hƣởng đến thông tin trên báo cáo tài chính. Các sai sót xảy ra do ba nguyên nhân chủ yếu sau: năng lực của nhân viên, áp lực công việc và quy trình xử lý nghiệp vụ kém, thiếu kinh nghiệm, không quan tâm đến các chỉ dẫn trong công tác, thiếu khả năng xét đoán hay không tuân thủ các quy định. Sai sót cũng có thể xảy ra do mệt mỏi với công việc. Ngoài ra một thái độ làm việc cẩu thả, thiếu thận trọng trong công việc có thể dẫn đến sai sót
Thông đồng của các cá nhân là sự cấu kết giữa các nhân viên để lấy cắp tài sản của tổ chức. Nó có thể đƣợc hình thành từ ba yếu tố sau: động cơ, cơ hội do HTKSNB yếu kém và sự thiếu liêm khiết.
Lạm quyền của nhà quản lý là việc các nhà quản lý trong tổ chức có quyền hạn hơn các nhân viên ở bộ phận sản xuất hay nhân viên văn phòng khác. Điều này làm cho chính sách nội bộ chỉ có hữu hiệu ở cấp quản lý thấp trong tổ chức và ít có hữu hiệu ở cấp quản lý cao hơn.
Mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích là sự đảm bảo hợp lý ngụ ý rằng chi phí bỏ ra cho hoạt động kiểm soát phải nhỏ hơn giá trị thiệt hại ƣớc tính do sai sót và gian lận gây ra.Việc phản ứng với rủi ro và các hoạt động giám sát cũng phải đảm bảo ràng chi phí bỏ ra không vƣợt quá lợi ích thu đƣợc.
Do hệ thống KSNB luôn tồn tại những hạn chế tiềm tàng và các thủ tục hệ thống KSNB xây dựng nhằm mục đích kiểm soát việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Vì vậy nhà quản lý phải thƣờng xuyên đánh giá lại hệ thống kiểm soát để điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp.