Những khó khăn

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam - Thực trạng và triển vọng (Trang 60 - 61)

Quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ đã đặt ra cho Việt Nam những khó khăn trong tiến trình phát triển ngoại thơng để hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Thứ nhất đó là sự tụt hậu. Khó khăn này có thể đợc đặt ra đối với bất kì quốc gia nào. Một nớc hiện đang thuộc nhóm nghèo và lạc hậu nhất thế giới nh Việt Nam thì sự tụt hậu không còn là một nguy cơ mà nó đã là một thực tế. Để thoát khỏi cảnh tụt hậu đó, Việt Nam cần có tốc độ phát triển cao, kinh tế vĩ mô ổn định, và kinh tế vi mô hoạt động có hiệu quả. Con đờng duy nhất để thực hiện đợc điều này là tiếp tục công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện hơn nữa đời sống kinh tế xã hội Việt Nam, sớm đạt kết quả công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nớc.

Thứ hai, đó là năng lực cạnh tranh còn yếu kém của Việt Nam trong việc tìm kiếm nguồn lực phát triển. Do phát triển muộn nên Việt Nam hiện chịu sức ép lớn hơn trong cạnh tranh kinh tế. Lợi thế cạnh tranh ngày nay không còn chủ yếu ở tài nguyên thiên nhiên hoặc lao động rẻ mà nghiêng về tiềm lực thông tin và công nghệ. Ngày nay Việt Nam tham gia cạnh tranh trên thị trờng thế giới với những đối thủ có nhiều lợi thế hơn về nhiều mặt từ trình độ công nghệ, kinh nghiệm buôn bán quốc tế đến các mối quan hệ buôn bán bạn hàng. Trong đó cạnh tranh rất gay gắt với Trung Quốc, các nớc NICs và cả các nớc trong cùng khối ASEAN để tìm kiếm thị trờng xuất khẩu, nguồn vốn đầu t và công nghệ.

Nh vậy, có thể thấy hoạt động xuất nhập khẩu của nớc ta sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức. Trong đó thách thức lớn nhất có thể sẽ là khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, cũng nh hàng hóa và dịch vụ của nớc ta còn thấp

trong một thế giới mà sự cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn. Với đà phát triển của khoa học công nghệ, cơ cấu sản phẩm sẽ chuyển dịch mạnh sang các lĩnh vực mới nh dịch vụ, các sản phẩm có hàm lợng công nghệ cao. Song các lĩnh vực này ở nớc ta còn rất yếu kém, do đó lại càng cần phải tìm ra các giải pháp phù hợp nhất với điều kiện của nớc mình. Bên cạnh đó, thơng mại điện tử sẽ phát triển rất mạnh, trong khi nớc ta mới ở trong giai đoạn tiếp cận với phơng thức mới mẻ này. Hơn thế nữa thị trờng thế giới còn ẩn chứa nhiều nhân tố khó lờng có thể ảnh hởng tiêu cực tới nền kinh tế và hoạt động xuất nhập khẩu của nớc ta.

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam - Thực trạng và triển vọng (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w