Tác động tới số thu Ngân sách nhà nƣớc (NSNN)

Một phần của tài liệu Tác động của cam kết thuế quan về hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 31 - 34)

* Đối với thu Ngân sách:

Việt Nam không gặp phải vấn đề nghiêm trọng đối với nguồn thu ngân sách nhƣ nhiều quốc gia khác. Thâm hụt ngân sách vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ cho dù tỷ trọng nguồn thu từ thuế nhập khẩu giảm.

Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến giảm thu ngân sách từ thuế nhập khẩu nhƣng sẽ không có đột biến lớn vì: (i) Tổng thu từ thuế xuất nhập khẩu hiện chỉ chiếm khoảng dƣới 10% tổng thu ngân sách (dự kiến năm 2008, số thu từ thuế xuất nhập khẩu là 21.500 nghìn tỷ trong tổng số thu cân đối ngân sách nhà nƣớc là 323.000 tỷ đồng); (ii) số lƣợng các mặt hàng giảm thuế chỉ chiếm trên dƣới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm, trong những năm cuối của lộ trình cắt giảm thì kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này cũng

chỉ chiếm khoảng 20%. Việc giảm thuế đƣợc thực hiện theo lộ trình bình quân 5 năm nên số thu từ thuế nhập khẩu giảm khoảng 1.500– 1.800 tỷ/năm; (iii) việc gia nhập WTO với những cơ hội về thu hút đầu tƣ, thị trƣờng mở rộng, sản xuất – kinh doanh sẽ phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nên, nguồn thu mới đƣợc tạo ra cùng với sự tăng trƣởng kinh tế có thể bù lại mức giảm thu về thuế xuất nhập khẩu. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những thay đổi của thị trƣờng và việc cải cách hệ thống chính sách thuế trong điều kiện hội nhập cũng sẽ làm thay đổi cơ cấu nguồn thu (giữa các địa phƣơng, các khu vực kinh tế, giữa các lĩnh vực hoạt động khác nhau và giữa các sắc thuế khác nhau...). Tuy nhiên con số trên chỉ là số ƣớc tính trong điều kiện tĩnh với cơ cấu kim ngạch, giá cả hàng hoá không có biến động lớn. Thực tế năm 2007 cho thấy mặc dù cắt giảm thuế nhƣng số thu tăng mạnh do kim ngạch tăng, giá tăng và các khoản thu khác (thuế TTĐB, thuế GTGT) đều tăng.[11]

Thực tế năm 2007, trong điều kiện phát sinh nhiều khó khăn (thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài, giá cả tăng) và là năm đầu gia nhập WTO, song nhiệm vụ thu NSNN đã đƣợc hoàn thành toàn diện, tổng thu NSNN đạt 315,9 nghìn tỷ đồng, vƣợt 12,1% so với dự toán, tăng 16,9% so với năm 2006. Những tác động tới thu NSNN sau một năm gia nhập WTO về cơ bản nằm trong phạm vi đã dự kiến, và trong một số lĩnh vực thì ảnh hƣởng tích cực của quá trình hội nhập lớn hơn những ảnh hƣởng tiêu cực. Các doanh nghiệp trong nƣớc đã tích cực hơn trong đối mới quản lý, nâng cao chất lƣợng sản phẩm; kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, thị trƣờng xuất khẩu tiếp tục đƣợc mở rộng; nguồn vốn đầu tƣ phát triển ƣu đãi (ODA) và FDI đạt mức cao nhất từ trƣớc tới nay.., qua đó tạo thêm cơ sở tăng nguồn lực cho phát triển và nguồn thu cho NSNN, mà kết quả là cả thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2007 đều hoàn thành vƣợt

mức dự toán NSNN đã đƣợc Quốc hội quyết định (tƣơng ứng vƣợt 14,8% và 21,6% so với dự toán)

Sáu tháng đầu năm 2008, mặc dù phát sinh nhiều nhiều yếu tố bất lợi từ cả trong nƣớc và ngòai nƣớc, kinh tế thế giới biến động, giá cả nhiều mặt hàng là nguyên liệu đầu vào quan trọng của nền kinh tế (xăng, dầu, sắt thép...) tăng cao, nhƣng tổng thu cân đối NSNN vẫn đạt khá so với dự toán (đạt 60,6%) và tăng lớn so với cùng kỳ năm 2007 ( tăng 40,8%), trong đó: thu nội địa đạt 56,7% dự toán, tăng 37,3%; thu từ dầu thô đạt 64,3% dự toán, tăng 40,8%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 67,8% dự toán, tăng 53,7% so với cùng kỳ 2007.

* Đối với chi Ngân sách:

Đối với năm 2007, quá trình hội nhập gần nhƣ không có tác động đến chi NSNN; việc điều hành chi đã bám sát dự toán đƣợc Quốc hội quyết định. Đồng thời, nhờ thu ngân sách vƣợt so với dự toán, kết hợp với nguồn dự phòng đã bố trí, NSNN có điều kiện để tăng nguồn lực đầu tƣ phát triển (tăng 12,8% so với dự toán), tăng kinh phí thực hiện nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội (tăng 8% so với dự toán). Cơ cấu chi ngân sách tiếp tục có bƣớc tiến bộ, dành khoảng 31% tổng chi cân đối NSNN cho đầu tƣ phát triển; tăng chi phát triển giáo dục, y tế, văn hóa xã hội.

Từ tháng 1/2008 đến nay, ảnh hƣởng của hội nhập đến chi NSNN đã có biểu hiện rõ hơn. Do biến động của thị trƣờng thế giới và tình hình lạm phát của nhiều quốc gia trên thế giới, lạm phát trong nƣớc đã gia tăng với tốc độ lớn, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trƣởng bền vững, chính sách chi ngân sách đã có những điều chỉnh theo hƣớng: Thắt chặt đầu tƣ từ nguồn NSNN, cắt giảm đầu tƣ từ nguồn trái

phiếu Chính phủ (giảm 25% so với kế hoạch), tập trung nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ của nhà nƣớc, thực hiện tiết kiệm 10% chi thƣờng xuyên...

Một phần của tài liệu Tác động của cam kết thuế quan về hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)