Cơ sở pháp lý Nếu nhà chế biến không thiết lập và thực hiện một kế hoạch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu thủy sản VN.pdf (Trang 78 - 80)

III/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN

g/ Cơ sở pháp lý Nếu nhà chế biến không thiết lập và thực hiện một kế hoạch

HACCP tuân thủ các yêu cầu của mục này mỗi khi cần có một kế hoạch HACCP, nói cách khác là không tiến hành các yêu cầu của mục này, thì thủy sản hay sản phẩm thủy sản của nhà chế biến ấy sẽ bị coi là giả mạo theo quy định tại điều 402 (a)(4) của Bộ luật này. Nếu cần, các hoạt động của nhà chế biến nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ được xác định thông qua đánh giá việc thực hiện tổng thể kế hoạch HACCP của nhà chế biến đó.

ƒ Điều 123.7. Các hành động sửa chữa.

a/ Mỗi khi xảy ra sai lệch so với các giới hạn tới hạn, nhà chế biến phải tiến hành các hành động sửa chữa:

(1) Theo một kế hoạch hành động sửa chữa phù hợp với từng sai lệch cụ thể; hoặc là

(2) Theo các thủ tục nêu trong đoạn (c) của mục này.

b/ Nhà chế biến có thể thiết lập các văn bản kế hoạch hành động sửa chữa mf các văn bản này là một phần trong kế hoạch HACCP của họ theo các yêu cầu nêu trong mục 123.6(c)(5), và thông qua các kế hoạch hành động sửa chữa này, họ xác định trước các hành động sửa chữa sẽ phải tiến hành mỗi khi có sai lệch so với các giới hạn tới hạn. Một kế hoạch hành động sửa chữa được coi là phù hợp với từng sai lệch cụ thể là một kế hoạch trong đó mô tả được các bước phải tiến hành và phân công trách nhiệm thực hiện các bước đó, để đảm bảo rằng:

(1) Không một sản phẩm nào được đưa ra thị trừơng nếu sản phẩm đó gây hại đến sức khỏe hoặc nói cách khác là không đạt chất lượng do kết quả của các sai lệch với giới hạn tới hạn;

(2) Nguyên nhân gây sai lệch được sửa chữa.

c/ Khi xuất hiện một sai lệch so với giới hạn tới hạn và nhà chế biến chưa có một kế hoạch sửa chữa phù hợp cho sai lệch đó thì nhà chế biến phải:

(1) Cách ly và giữ các sản phẩm đã bị ảnh hưởng, ít nhất cho tới khi đáp ứng được các yêu cầu nêu tại đoạn c(2) và (c)(3) của mục này;

(2) Tiến hành xem xét nhằm xác định khả năng chấp nhận các sản phẩm bị ảnh hưởng để phân phối. Việc xem xét này phải được thực hiện bởi một hoặc một số người đã được đào tạo phù hợp hoặc có kinh nghiệm để thực hiện việc xem xét như vậy. Việc đào tạo phù hợp có thể hoặc không bao gồm việc đào tạo nêu trong mục 123.10;

(3) Tiến hành hành động sửa chữa khi cần thiết đối với các sản phẩm bị ảnh hưởng để đảm bảo rằng không có sản phẩm nào đưa ra thị trường gây hại đến sức khỏe hoặc nói cách khác là không đạt chất lượng do kết quả của các sai lệch với giới hạn tới hạn;

(4) Tiến hành hành động sửa chữa khi cần thiết để khắc phục nguyên nhân gây sai lệch.

(5) Tiến hành việc tái đánh giá định kỳ được thực hiện bởi một hoặc một số người đã được đào tạo phù hợp với các yêu cầu nêu trong mục 123.10 để xác định xem có cần thiết phải sửa đổi kế hoạch HACCP nhằm giảm bớt nguy cơ tái diễn sự sai lệc không, và tiến hành sửa đổi kế hoạch HACCP nếu thấy cần thiết.

d/ Mọi hành động sửa chữa được thực hiện theo mục này phải được ghi chép đầy đủ vào các hồ sơ phục vụ cho việc thẩm tra theo các quy định nêu tại mục 123.8(a)(3)(ii) và các yêu cầu về lưu trữ hồ sơ nêu tại mục 123.9.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu thủy sản VN.pdf (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)