Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của hoạt động đầu tư phát triển trong công ty XNK Tổng Hợp I (Trang 27 - 29)

4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo nội dung đầu tư

4.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Lao động là yếu tố quan trọng bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, là yếu tố đầu vào cho mỗi quá trình sản xuất kinh doanh. Trước đây trong thời kỳ bao cấp, Công ty có 75 người, phân bố trong ba xí nghiệp và 4 phòng ban nghiệp vụ. Về trình độ chỉ có 17 người tốt nghiệp Đại học. Nhưng những năm gần đây, Công ty XNK Tổng Hợp I đã có một đội ngũ lao động mạnh cả về chất lượng và số lượng. Tổng số cán bộ công nhân viên đến năm 2004 lên tới 342 người. Trong đó, trên Đại học và trên đại học có 142 người và 21 người có trình độ cao đẳng,trung cấp. Để làm chủ khoa học kỹ thuật trong kinh doanh, ban lãnh đạo đã chú trọng chỉ đạo tốt công tác nhân sự, đào tạo, xây dựng quy chế đào tạo lao động. Trong hơn hai năm qua, Công ty đã tuyển dụng thêm được rất nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề, cử nhân thuộc các ngành kinh doanh, chế tạo máy, tin học . .

Sau đây là cơ cấu lao động của Công ty XNK Tổng Hợp I:

Bảng 4: Cơ cấu lao động của Công ty XNK Tổng Hợp I.

Tiêu chí lượngSố Tỷ lệ

I. Phân theo trình độ 342 100,00%

1. Đại học và trên đại học 142 41,52%

2. Cao đẳng, Trung cấp 21 6,14%

3. Công nhân kỹ thuật, dạy nghề 179 52,34%

II. Phân theo tính chất hợp đồng lao động 342 100,00% 1. BGĐ và KT trưởng thuộc diện không ký hợp đồng 3 0,88%

2. Hợp đồng lao động có thời hạn từ 1-3 năm 143 41,81%

III. Phương án sắp xếp lại lao động 342 100,00%

1. Tổng số lao động Công ty 282 82,45%

2. Tổng số lao động tự nguyện nghỉ việc hưởng chế độ theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của

Chính Phủ 53 15,50%

3. Tổng số lao động nghỉ việc theo Bộ luật Lao động và

chuyển công tác 7 02,05%

Như vậy, qua biểu trên ta thấy số lượng lao động tăng qua các năm do yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Cơ cấu lao động của Công ty có hợp lý hơn, lực lượng lao động gián tiếp có tỷ lệ tương đối lớn vì tính chất đặc thù trong ngành nghề kinh doanh, lao động nam chiếm đa số trong tổng số lao động của Công ty. Đây là một thuận lợi về phân công công việc của công tác quản trị nhân lực vì với đặc thù công việc hay phải đi công tác xa, các tỉnh biên giới và các cảng biển trong cả nước. Tuy nhiên, nhìn vào bảng biểu ta thấy tỷ lệ người lao động có trình độ Đại học và trên Đại học tuy cao nhưng trong thực tế thì chưa phù hợp với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật như ngày nay, đây cũng là cơ sở để Công ty có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực trong toàn bộ máy của Công ty.

Để có thể phòng ngừa hạn chế các tranh chấp trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng XNK thì cần phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ pháp lý của đội ngũ cán bộ làm công tác XNK, đặc biệt của những người trực tiếp tham gia đàm phán ký kết và thực hiện các hợp đồng XNK hàng hoá. Thực tế cho thấy không ít trường hợp Công ty XNK vật tư đường biển tham gia đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu với thương nhân người nước ngoài mà người trực tiếp đàm phán ký kết thì lại vừa yếu về

chuyên môn nghiệp vụ vừa yếu về trình độ pháp lý. Nhiều hợp đồng nhập khẩu sau khi ký kết vừa không chặt chẽ về mặt kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương vừa quá sở hở về pháp lý. Đối với những hợp đồng như thế tranh chấp xảy ra là điều khó tránh khỏi. Vì thế, việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ pháp lý của các cán bộ trong Công ty trước tiên nhằm khắc phục các tranh chấp phát sinh gây thiệt hại cho Công ty xuất phát từ sự yếu kém về trình độ kinh doanh.

Muốn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ pháp lý thì phải học tập ở trường lớp và học tập trong thực tiễn. Do vậy, Công ty cần quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, có kế hoạch cho cán bộ tham gia các lớp học về nghiệp vụ XNK, về pháp luật kinh doanh XNK thông qua các lớp ngắn hạn, tại chức, chuyên đề, hội thảo, các khoá học nâng cao. Học hỏi để nâng cao trình độ qua thực tiễn cũng hết sức quan trọng, cho nên những cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ, trình độ pháp lý và kinh nghiệm cần hướng dẫn các cán bộ mới vào nghề, các cán bộ còn chưa chuyên sâu. Cắt giảm bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả, giảm thiểu chi phí quản lý, trẻ hoá đội ngũ cán bộ thông qua tuyển dụng và đào tạo cán bộ trẻ có trình độ và năng lực.

Năm 2000, Công ty đầu tư 705 triệu VNĐ cho công tác nguồn nhân lực và năm 2001 là 989 triệu VNĐ, tăng 136,44% so với năm 2000. Năm 2002, nguồn nhân lực của Công ty tăng nhanh nên tổng đầu tư cũng tăng lên 1.343 triệu VNĐ, tăng 165,89% so với năm 2001. Đến năm 2003, đầu tư 2.456 triệu VNĐ cho việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trẻ và nghiệp vụ thị trường mới cho đội ngũ cán bộ cũ có năng lực, tổng đầu tư tăng 188,63% so với năm 2002. Năm 2004, tổng đầu tư đạt 3.506 triệu VNĐ, tăng 162,62% so với năm 2003 do nhu cầu đào tạo thêm về hội nhập kinh tế quốc tế và các luật, văn bản mới có liên quan đến XNK, nâng cao trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ ngoại thương cho cán bộ kinh doanh XNK thông qua các khoá đào tạo ngắn và dài hạn ở các trung tâm đào tạo ngoại thương.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của hoạt động đầu tư phát triển trong công ty XNK Tổng Hợp I (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w