- Sổ tổng hợp phản ánh giá vốn hàng bán.
0047 Chi tiền điện thoại
3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán
Công ty không sử dụng tài khoản 1562 để hạch toán chi phí thu mua hàng hóa mà hạch toán chung vào tài khoản 156. Các mặt hàng mà Công ty kinh doanh hiện nay bao gồm mặt hàng kinh doanh trong nước và nhập khẩu, do vậy giá của mặt hàng này thì bao gồm cả thuế xuất nhập khẩu. Như vậy khi hạch toán vào tài khoản 156, kế toán sẽ không tách được đâu là chi phí thu mua và đâu là thuế nhập khẩu điều này gây khó khăn cho việc lập báo cáo quản trị. Đồng thời Công ty cũng khó có thể phân bổ chi phí thu mua hàng hóa khi nhập kho cũng một lúc nhiều mặt hàng.
Hiện nay, Công ty Cổ Phần Quốc Tế Ngôi Sao Xanh không sử dụng các tài khoản dự phòng do đó không đánh giá được chính xác giá trị thực của hàng hóa trong kho của Công ty và sự biến động của giá cả trên thị trường ảnh hưởng đến hàng hoá, nhất là khi hàng hóa của Công ty nhạy bén với thị trường, do là mặt hàng nhập khẩu giá cả không ổn định do tỷ giá hối đoái. Bản chất của dự phòng chỉ là khoản chi phí được ghi nhận trước vào gía vốn hàng bán ( đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho) để dự trữ tài chính cần thiết, có nguồn bù đắp cho các thiệt hại xảy ra do khách quan trong niên độ kế toán kế tiếp. Việc trích dự phòng thường tiến hành là vào cuối niên độ kế toán, điều này làm tăng chi phí năm đó, qua đó làm giảm lợi nhuận năm đó, nhưng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng cũng giảm đi một khoản theo tỷ lệ tương ứng. Đây chỉ là việc chuyển chi phí từ năm nay sang năm khác, bởi nếu sang năm khi thực tế rủi ro cho khoản dự phòng không xảy ra thì chi phí này được hoàn nhập.
Trong hoạt động thương mại của Công ty Cổ Phần Quốc Tế Ngôi Sao Xanh không thể tránh được tình trạng là bị khách hàng chiếm dụng vốn, và
khoản phải thu tương đối lớn trong tổng số tài sản, do vậy Công ty có thể có khá nhiều rủi ro trong việc thu hồi nợ và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, và giảm tốc độ luân chuyển vốn. Nhưng hiện tại Công ty chưa trích lập dự phòng cho khoản phải thu này.
Một vấn đề nữa là hiện nay công ty áp dụng phương pháp tính giá xuất kho là phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Phương pháp này có ưu điểm
giá VL xuất kho chính xác nhất, phản ánh kịp thời sự biến động giá cả, công việc tính giá được tiến hành đều đặn, nhưng nhược điểm là công việc tính toán nhiều và phức tạp. Cũng rất may là công ty có sử dụng phần mềm kế toán máy nên công việc đỡ vất vả hơn. Điều này phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty.
Trong cách tính lãi (lỗ) của công ty nên chỉnh lại một chút. Công thức tính của công ty là:
Lãi (lỗ) = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – CP Quản lý DN = Lãi gộp – Chi phí quản lý DN
Vậy CP bán hàng không có mặt ở đây. Thực ra cách tính của công ty có tính đến CP bán hàng. Vậy công thức tính cần được viết lại cho phù hợp là:
Lãi (lỗ) = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – CP doanh nghiệp
Trong đó CP doanh nghiệp đã bao gồm chi phí Quản lý DN và chi phí bán hàng. Hoặc công ty có thể viết cụ thể ra là:
hoặc bắt buộc của Bộ Tài Chính, có đầy đủ các tiêu chí theo qui định như: chữ ký của các bên liên quan, các chỉ tiêu trên chứng từ được lập và ghi chép đầy đủ và chính xác… đảm bảo tính hợp lệ - hợp pháp của chứng từ kế toán. Đến cuối mỗi tháng, các chứng từ phát sinh đều được phân loại lưu theo tháng hoặc theo năm.
Chứng từ được sử dụng trong phần hành kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh vừa bao gồm những chứng từ do Bộ Tài Chính ban hành, và vừa do Công ty thiết kế cho phù hợp như Phiếu Xuất Kho, Biên Bản Bàn Giao Kiêm Bảo Hành…
Qui trình lập và luân chuyển chứng từ trong phần hành bán hàng và xác định kết quả được Công ty thiết kế và áp dụng một cách khoa học, và phát huy được mọi chức năng của các bộ phận vừa có thể thông tin và kiểm tra lẫn nhau. Công tác từ lập chứng từ, sử dụng chứng từ, hạch toán cho đến bảo quản và sử dụng lại chứng từ trong kỳ hạch toán đến cuối cùng là chuyển chứng từ vào lưu trữ đều được thực hiện theo nền nếp, tuân thủ đúng các quy định của chế độ và Công ty.
Tuy nhiên, có một vấn đề em thấy hơi thừa trong cách đánh số chứng từ. Ví dụ như chứng từ số 1 thì nên đánh là số 01, nhưng công ty lại đánh số chứng từ là 0000000001. Như vậy rất dài dòng và mất thời gian. Có thể trong 1 năm tài chính, số chứng từ của công ty có thể lên tới hàng triệu nên công ty mới lấy 10 chữ số trong cách đánh số như vậy, nhưng em nghĩ trong các chứng từ đầu tiên không nhất thiết phải đánh đủ 10 số như vậy.