Thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư (Trang 33 - 34)

bàn Thành phố Hồ Chí Minh

DƯ NỢ CHO VAY CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/03 31/12/04 31/12/05 30/06/06 Tổng dư nợ cho vay (3) 29.150 41.020 56.774 68.624

Trong đó: nợ quá hạn 1.851 1.497 1.850 2.256

Tỷ lệ nợ quá hạn 6,35% 3,65% 3,25% 3,28%

Cho vay các dự án đầu tư (4)

10.880 14.183 21.214 26.873

Trong đó: nợ quá hạn 138 120 288 374

Tỷ lệ nợ quá hạn 1,26% 0,85% 1,35% 1,39%

Tỷ lệ (4)/(3) 37,32% 34,57% 37,36% 39,15%

Bảng 2, Nguồn: Phòng Tổng Hợp Ngân hàng Nhà nước CN TP.HCM cung cấp

Giống như toàn hệ thống Ngân hàng trên địa bàn TP.HCM, dư nợ tín dụng của hệ thống Ngân hàng TMCP cũng liên tục tăng qua các năm. Trong đó, dư nợ cho vay dự án đầu tư tăng nhanh (từ 10.880 tỷ đồng vào năm 2003 tăng lên 26.873 tỷ đồng vào ngày 30/06/06) và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ cho vay (từ 34,57% năm 2003 tăng lên 39,15% vào ngày 30/06/06). Điều này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu vay vốn trung dài hạn đầu tư các dự án phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.

Một trong những vấn đề đáng quan tâm khác là tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của hệ thống các ngân hàng TMCP tương đối cao (trên 3%), tiến gần đến mức quy định tối đa của Ngân hàng Nhà nước là 5%. Đây là vấn đề mà các Ngân hàng TMCP cần lưu ý để chấn chỉnh công tác quản trị rủi ro của mình.

Đối với hoạt động cho vay dự án đầu tư, các ngân hàng TMCP quản trị rủi ro tương đối hiệu quả. Bằng chứng là tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động này thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn chung (tính đến 30/06/06 tỷ lệ nợ quá hạn chung là 3,28% trong khi tỷ lệ nợ quá hạn đối với hoạt động cho vay dự án đầu tư chỉ là 1,39%). Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn này đang có xu hướng tăng (từ 2003 đến 30/06/06 tỷ lệ này lần lượt là 1,26%; 0,85%; 1,35%; 1,39%). Vì thế, các Ngân hàng TMCP cần đánh giá lại hoạt động cho vay dự án đầu tư và có giải pháp kịp thời nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)