Theo điều lệ của VCB,cơ cấu tổ chức của VCB bao gồm:
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của VCB, nhiệm kì của hội đồng quản trị là 05 năm. Hội đồng quản trị gồm có 07 thành viên, trong đó có chủ tịch hội đồng quản trị, 01 thành viên hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc, 01 thành viên hội đồng quản trị kiêm trưởng ban kiểm soát.
- Ban kiểm soát: thực thi chức năng kiểm toán và kiểm soát nội bộ. Ban kiểm soát gồm có 6 thành viên, trong đó có 01 trưởng ban, 03 thành viên chuyên trách và 02 thành viên kiêm nhiệm (một thành viên do bộ trưởng bộ tài chính giới thiệu, một thành viên do thống đốc NHNN giới thiệu).
- Tổng giám đốc, ban điều hành và bộ máy giúp việc: tổng giám đốc là đại diện theo pháp luật của VCB, là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định. Giúp việc cho tổng giám đốc là các phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ.
.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn
Trước những biến động về giá huy động vốn trên thị trường, VCB đã chủ động áp dụng lãi suất linh hoạt trên cơ sở đánh giá tình hình cung và cầu trên thị trường, tích cực cỉa thiện chênh lệch giữa lãi suất cho vay – huy động và chênh lệch lãi suất giữa các chi nhánh, cải thiện quản trị thanh khoản dựa trên hệ thống thông số an toàn đồng thời phát triển thêm nhiều công cụ huy động mới như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bảo an, chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang...)
Các biện pháp chủ động và linh hoạt trong chính sách lãi suất đối với khách hàng cả cá nhân lẫn doanh nghiệp, bằng đồng Việt Nam cũng như bẳng ngoại tệ đã góp phần làm giảm thiểu tác động của biến động thị trường đối với việc huy động vốn, nâng cao hệ số sử sụng vốn, chất lượng quản trị vốn và sau cùng là tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Hiện nay, thị phần huy động vốn của VCB chiếm 18,2% tổng huy động vốn toàn ngành.
Vốn huy động năm 2006 đạt trên 152.000 tỷ VND, tăng 21.5% so với 2005 và 37,52% so với năm 2004. Năm 2006 cũng là năm tăng trưởng mạnh trong công tác huy động vốn từ kênh phát hành giấy tờ có giá bao gồm các loại kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tăng hơn 66.87% so với năm 2005, góp phần làm sôi động thị trường các công cụ nợ ngắn hạn và dài hạn vốn là một phần không thể tách rời của thị trường tài chính.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng:
Trong giai đoạn 2001-2006, dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là năm 2002. Dự nợ tín dụng trung bình tăng 32,7%/năm. Dư nợ cho vay tăng
trưởng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được quan tâm hàng đầu. VCB đã sử dụng một số mô hình quản lý mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dư nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay đã liên tục giảm. Đến 31/12.2006, tỷ lệ này còn 2,28% so với tỷ lệ 2,44% của năm 2005 theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN về phân loại và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Nhìn chung cơ cấu tín dụng của VCB được phân bố khá hợp lý
(i) Dư nợ theo lĩnh vực đầu tư hợp lý: tổng dư nợ cho vay của 10
mặt hàng lĩnh vực đầu tư lớn nhất của VCB chiếm khoảng 40% so với tổng dư nợ và không có lĩnh vực đầu tư nào có tỷ trọng dư nợ trên 10%
(ii) Khu vực đầu tư được chỉ đạo tập trung hơn cho các khu vực kinh
tế phát triển
(iii) Mảng tín dụng bán lẻ đã được mở rộng tại các khu vực đô thị và thành phố đông dân cư...
VCB tiến hành phân loại nợ theo quyết định 493, nợ xấu của VCB bao gồm nợ từ nhóm 3 trở lên là 1.624.004 triệu VND,chiếm 2.66% tổng dư nợ nội bảng. Do đó tổng số dự phòng rủi ro mà VCB phải trích lập nếu tính theo thời điểm 31/12/2006 là 1.871.569 VND, bao gồm 1.011.436 triệu VND dự phòng cụ thể và 860.133 triệu VND là dự phòng chung.
Để xử lý tổng số rủi ro lũy kế từ năm 1996 đến 31/12/2006, VCB đã sử dụng khoảng 4.467 tỷ VND, trong đó nợ tín dụng là 4.195 tỷ VND, L/C quá hạn từ thời bao cấp 146 tỷ đồng, rủi ro khác 126 tỷ.
Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những hoạt động thế mạnh truyền thống của VCB. TRong những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, tạo điều kiện để hoạt động thanh toán quốc tế của VCB phát triển.
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua VCB năm 2006 đạt 22,8 tỷ USD tăng 31,3% so với năm 2005, chiếm thị phần 27,4% so với kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Hoạt động thanh toán quốc tế của VCB đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định. Trong giai đoạn 2004-2006, VCB duy trì tỷ trọng 28.32% tổng kim ngach thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước với mức tăng bình quân 18.31%/năm.
2.1.3.4. Hoạt động kinh doanh thẻ.
VCB cũng được coi như là một ngân hàng tiên phong đi đầu cho việc triển khai các dịch vụ thẻ tại Việt Nam. Đồng thời VCB cũng có tốc độ phát triển của hoạt động này rất nhanh.Tốc độ phát triển thẻ ghi nợ nội địa connect24 liên tục ở mức 200-300%/năm trong những năm gần đây. Năm 2006 tốc độ phát triển tuy có giảm sút nhưng vẫn duy trì ở mức cao 63%. Tốc độ phát hành thẻ quốc tế cũng tăng trưởng nhanh.
VCB cũng gia tăng việc liên kết với các nghành kinh tế chủ lực khác như điện lực, viễn thông, hàng không, bảo hiểm... cho phép gia tăng tiện ích cho người sử dụng.
VCB hiện đang tiên phong dẫn đầu trong việc phát triển các tiện ích gia tăng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại như dịch vụ thẻ connect 24 và dịch vụ thương mại điện tử VCB-P cho phép khách hàn mua thẻ
internet, thẻ điện thoại, thẻ game, thanh toán tiền điện, cước internet, phí bảo hiểm, cước phí điện thoại cố định và di động qua hệ thống máy ATM.
VCB hiện đang là đối tác chiến lược tin cậy hàng đầu tại Việt Nam với các tổ chức thẻ hàng đầu trên thế giới như Visa card, Master Card, Amerrica Express, ICB, Diners Club. VCB hiện là ngân hàng phát hành đọc quyền thẻ Amex tại Việt Nam.
2.1.3.5. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong vài năm gần đây có nhiều thuận lợi như kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, nguồn kiều hối dồi dào, tỷ giá giữa USD và VND tương đối ổn định. Doanh os mua bán ngoại tệ trong nước tăng mạnh từ xấp xỉ 12 tỷ USD năm 2004 lên 19 tỷ USD vào năm 2006, mức tăng trung bình là 26%/năm. Doanh số mua và bán khá cân bằng. Các tổ chức kinh tế và các cá nhân bán một lượng ngoại tệ chiếm 85% tổng số ngoại tệ VCB mua vào và lượng ngoại tệ cá nhân và tổ chức kinh tế bán ra chiếm 90% tổng lượng VCB bán ra.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng từ mức 207 tỷ VND năm 2004 lên 274 tỷ VND năm 2006.
2.1.3.6. Hoạt động kinh doanh chứng khoán (thông qua công ty con- công ty chứng khoán VCB VCBS) chứng khoán VCB VCBS)
Công ty chứng khoán VCB được thành lập năm 2002 theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với mức vốn điều lệ là 60 tỷ VND, do VCB sở hữu 100% vốn. Năm 2006, Vốn điều lệ của công ty chứng khoán VCB tăng lên 200 tỷ VND do VCB cấp thêm vốn.
Hoạt động của công ty chứng khoán VCB bao gồm môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính doanh nghiệp...
Công ty chứng khoán VCB hoạt động có hiệu quả sau 5 năm và đạt được tốc độ tăng trưởng cao về quy mô cũng như hiệu quả. Tính đến 31/12/2006 quy mô tổng tài sản của công ty chứng khoán VCB đạt 2.545 tỷ VND, vốn chủ sở hữu đạt 309 tỷ VND.
2.2. THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ EBANKING TẠI VCB
2.2.1 Những dịch vụ E-Banking mà VCB đang cung cấp
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là một trong những ngân hàng đi đâu trong việc phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam. Hiện nay ngân hàng đang triển khai các sản phẩm ngân hàng điện tử bao gồm
Hệ thống máy ATM và thẻ thanh toán Của VCB.
Dịch vụ truy vấn thông tin qua kênh ngân hàng trực tuyến VCB
iB@anking
Dịch vụ truy vấn thông tin qua điện thoại di động SMS Banking
Dịch vụ ngân hàng điện tử VCB Money
2.2.1.1 Hệ thống máy ATM và thẻ thanh toán của VCB
Thị trường thẻ tại Việt Nam hiện nay được đánh giá là còn rất tiềm năng. Với việc nhiều ngân hàng tiếp tục đầu tư mạnh vào lĩnh vực thẻ thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong thời gian tới.
Trong biểu đồ dưới đấy ta có thể nhận thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của số lượng thẻ được phát hàng từ năm 2003 đến quý I năm 2007.
Biểu đồ 2.1. Số lượng thẻ thanh toán
2.1.So luong the thanh toan
234677 560082 3500000 4500000 6200000 0 2000000 4000000 6000000 8000000 2003 2004 2005 2006 I/2007 So luong the
Nguồn : Báo cáo của Ngân hàng nhà nước
Đối với máy quẹt thẻ (POS) và máy ATM cũng có sự gai tăng đáng kể trong thời gian qua
Biểu đồ 2.2. POS 2.2. POS 12000 14000 21875 0 5000 10000 15000 20000 25000 2005 2006 I/2007 So luong may
Hiện nay VCB đang là ngân hàng hiện có hệ thống máy ATM lớn nhất cả nước với số lượng máy ước tính vào khoảng 900 máy, riêng khu vục thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm tới 305 máy. Tổng số thẻ phát hành cũng lên tới ba triệu thẻ. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến hết tháng 3/2007, tổng số thẻ thanh toán nội địa và quốc tế được các ngân hàng phát hành tại Việt Nam đạt 6,2 triệu thẻ, ta có thể thấy là số lượng thẻ của VCB chiến tới gần một nửa tổng lượng thẻ đang lưu hành. Tổng số lượng máy ATM vào khoảng 3800 máy thì VCB với 900 máy cũng đã chiếm gần một phần tư số lượng này.
Biểu đồ 2.3. Số lượng máy ATM
273 830 1772 2546 3820 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 2003 2004 2005 2006 I/2007
2.3. SO LUONG MAY ATM
SL may
Ngoài việc sở hữu một hệ thống mạnh về cơ sở vật chất như vậy, VCB cũng hiện đang làm chủ quản liên minh thanh toán thẻ bao gồm 20 ngân hàng. Liên minh này đã thành lập ra dịch vụ thẻ Smartlink kết nối thẻ của tất cả các ngân hàng trong cùng liên minh. Smartlink ra đời với chức năng chính là cung cấp các dịch vụ liên quan tới thẻ thanh toán, quản lý và vận hành mạng thanh toán thẻ toàn liên minh và phát triển các phương thức thanh toán điện tử.
SmartLink sẽ cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng của các ngân hàng thành viên. Thông qua mạng thanh toán SmartLink, chủ thẻ của ngân hàng này có thể sử dụng ATM và POS của ngân hàng khác trong liên minh, đem lại sự tiện lợi cho khách hàng cũng như tiết kiệm chi phí và nguồn lực cho các ngân hàng thành viên. Cùng với các ngân hàng thành viên và đối tác, SmartLink cũng cung cấp tới khách hàng các dòng sản phẩm tiên tiến như dòng sản phẩm thẻ SmartLink trả trước bao gồm thẻ quà tặng, thẻ thanh toán điện tử, thẻ du lịch...
Mảng quan trọng nhất của SmartLink là phát triển các kênh thanh toán điện tử kết nối các ngân hàng thành viên với các nhà cung ứng hàng hóa dịch vụ. Mạng thanh toán điện tử SmartLink còn cho phép khách hàng thực hiện mua sắm hàng hóa dịch vụ, trả cước phí điện thoại, tiền điện, nước qua các kênh giao dịch điện tử như internet, điện thoại di động, ATM và POS. Việc đẩy mạnh các phương thức thanh toán điện tử sẽ thúc đẩy khách hàng dịch chuyển từ việc sử dụng tiền mặt sang các công cụ thanh toán điện tử, từng bước giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần xây dựng hạ tầng thanh toán văn minh, hiện đại - một trong những trọng tâm phát triển kinh tế của Chính phủ trong quá trình hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân và hội nhập quốc tế
Hiện Smartlink đang vận hành một mạng lưới thanh toán gồm 25 ngân hàng thành viên, trong đó 17 ngân hàng đã triển khai kết nối thành công và hoạt động ổn định với công suất xử lý trung bình của hệ thống đạt 300.000 giao dịch/ ngày, số lượng thẻ phát hành đạt 3 triệu thẻ và được chấp nhận thanh toán tại hơn 1.500 ATM và 10.000 đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn Việt Nam.
Ngoài việc tham gia là thành viên chủ đạo trong hệ thống thanh toán Smartlink, các loại thẻ của riêng VCB cũng có những lợi thể kachs biệt. Một sản phẩm điển hình mới xuất hiện của VCB là VCB Connect24 Visa. Đây là sản phẩm kết hợp giữa VCB và tên tuổi lớn trong lĩnh vực thanh toán là Visa.
Chủ thẻ Vietcombank Connect 24 Visa có thể rút tiền mặt tại hơn 1.000 máy ATM của Vietcombank và chi tiêu, sử dụng dịch vụ trên toàn cầu theo phương thức trừ trực tiếp vào tài khoản. Đây là tấm thẻ ngân hàng có tính năng ưu việt với nhiều tiện ích nhất trên thị trường hiện nay kèm theo độ an toàn bảo mật hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thẻ Vietcombank Connect 24 Visa là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp tài chính là Vietcombank và Visa International. Tấm thẻ Ngân hàng hiện đại này được xây dựng trên nền tảng thẻ Connect 24 của Vietcombank với thương hiệu Visa. Thẻ Vietcombank Connect 24 Visa phát huy tối đa những tính năng ưu việt sẵn có của thẻ Vietcombank Connect 24 như kết nối trực tiếp vào tài khoản của khách hàng, thực hiện các giao dịch truy vấn thông tin tài khoản, rút tiền mặt miễn phí, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn dịch vụ qua hệ thống máy ATM của Vietcombank cùng các ngân hàng liên minh. Khi kết hợp với Visa, thẻ Vietcombank Connect 24 Visa được nâng lên tầm quốc tế, giúp cho chủ thẻ có thể chi tiêu tại hơn 30 triệu điểm chấp nhận thẻ Visa trên toàn cầu.
2.2.1.2 VCB iB@anking
Dịch vụ ngân hàng VCB iB@nking là một chương trình phần mềm cho phép khách hàng thực hiên truy vấn thông tin về tài khoản của mình của Internet. thời gian cung ứng của dịch vụ này là 24/24 và 7 ngày trong tuần. Để được sử dụng dịch vụ này chỉ cần khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức có tài khoản tiền gửi tại VCB. Các dịch vụ được cung cấp bao gồm truy vấn thông
tin về tỷ giá, lãi suất, biểu phí, số dư tài khoản, sao kê tài khoản theo thời gian, thông tin thẻ tín dụng và thanh toán các hóa đơn hàng hóa dịch vụ.
Trong VCB iB@anking còn có dịch vụ cho phép khách hàng thanh toán tự động các loại dịch vụ điện nước, viễn thông, bảo hiểm, truyền hình, học phí, du lịch... Loại dịch vụ này được gọi chung là V-CBP.
Khách hàng khi đăng kí dịch vụ được cấp tên truy cập, đối với khách hàng cá nhân chỉ được cấp 1 tên truy cập, đối với khách hàng tổ chức chỉ được cấp tối đa là 3 tên truy cập và chỉ được đăng kí số lượng tên truy cập ngay lần đầu đăng kí sử dụng dịch vụ. Mật khẩu chương tình được tự động tạo và gửi vào địa chỉ email mà khách hàng đăng kí. Đối với khách hàng tổ chức, chương trình sẽ chỉ tạo một mật khẩu chung cho các tên truy cập. Mật khẩu bắt buộc phải có 10 kí tự bao gồm 5 chữ cái và 5 chữ số. Khách hàng