Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 28 - 30)

Ngân hàng Công thương là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Ngày 26 tháng 03 năm 1988, Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.

Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ.

Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển đến nay, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 01 Hội sở chính; 03 Sở Giao dịch; 138 chi nhánh; 188 phòng giao dịch; 258 điểm giao dịch; 191 quỹ tiết kiệm; 742 máy rút tiền tự động (ATM);

02 Văn phòng đại diện; và 03 Công ty con bao gồm Công ty cho thuê tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán (VietinbankSC) và Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản; 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, Ngân hàng Công thương còn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng Indovina và Công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á Ngân hàng Công thương Việt Nam (IAI); góp vốn vào 07 công ty trong đó có Công ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên, Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương v.v.

Ngân hàng Công thương hiện tại có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Vốn điều lệ của Ngân hàng Công thương tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (31/12/2007) là hơn 7.608 tỷ đồng, tổng tài sản lên tới 166.112 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng. Theo Báo cáo tài chính chưa kiểm toán của Ngân hàng Công thương, tại thời điểm 30/09/2008 vốn điều lệ và tổng tài sản của Ngân hàng Công thương tương ứng là 7.626 tỷ đồng và 187.534 tỷ đồng.

Trong bối cảnh chuyển đổi đó, chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình cũng đã được chuyển đổi thành một chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh với tên gọi Chi nhánh Ngân hàng Công thương quận Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội. Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thông qua việc đổi mới phong cách lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh dịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinh doanh. Lúc này chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình hoạt động theo mô hình quản lý Ngân hàng Công thương ba cấp (TW - Thành phố - quận). Với mô

hình quản lý này, trong những năm đầu thành lập ( 7/88 - 3/93 ) hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình kém hiệu quả, không phát huy được thế mạnh và ưu thế của một chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn thủ đô, do hoạt động kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào Ngân hàng Công thương Thành phố Hà Nội, cùng với những khó khăn, thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo lối đổi mới của Đảng. Trước những khó khăn vướng mắc từ mô hình tổ chức quản lý cũng như từ cơ chế, bắt đầu từ 01/04/1993 Ngân hàng Công thương Việt Nam thực hiện thí điểm mô hình tổ chức Ngân hàng Công thương hai cấp ( Cấp TW - quận ), xoá bỏ cấp trung gian là Ngân hàng công thương Thành phố Hà Nội, đồng thời đổi mới và tăng cường công tác cán bộ. Do vậy, ngay sau khi nâng cấp quản lý cùng với việc đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực : hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đã có sức bật mới, hoạt động kinh doanh theo mô hình một Ngân hàng thương mại đa năng, có đầy đủ năng lực và uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường. Nhanh chóng tiếp cận được thị trường và không ngừng đổi mới, hoàn thiện mình để thích nghi với các môi trường kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w