- Phơng thức hàng đổi bán:
2. Nhận xét quá trình hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Phòng kinh doanh xe đạp, công ty SX-XNK xe đạp xe máyHN
3.1.2.2. Những mặt còn tồn tạ
-Vấn đề 1: Công tác hạch toán thành phẩm
Nhìn chung công tác hạch toán thành phẩm tại phòng kinh doanh xe đạp đáp ứng đầy đủ những nguyên tắc của hạch toán chi tiết thành phẩm đã nêu ở phần một. Tuy nhiên, để giảm bớt công tác ghi chép và mở sổ, kế toán chỉ mở một sổ chi tiết thành phẩm cho tất cả các loại xe, cuối tháng kế toán hạch toán tổng số hàng đã xuất bán và tính giá từng lô hàng. Đây là tồn tại dẫn đến việc hạch toán giá vốn thành phẩm xuất bán bị dồn đến cuối quý, làm chậm quá trình làm quyết toán. Do tại phòng kinh doanh có số lợng kế toán ít, nên kế toán thành phẩm kiêm luôn cả kế toán giá thành khối lợng công việc nhiều nên việc hạch toán nh trên là không tránh khỏi.
- Vấn đề 2 Về công tác kế toán giá vốn hàng bán
Về việc tính giá vốn hàng bán theo phơng pháp nhập trớc xuất trớc tại phòng Kinh doanh nhìn chung có nhiều u điểm, nó phản ánh thực chất giá vốn từng lô hàng xuất bán, tuy nhiên việc tính toán phức tạp đòi hỏi nhân viên kế toán phải có trình độ chuyên môn cao. Do kế toán thành phẩm kiêm luôn kế toán giá thành nên trong kỳ kế toán chủ yếu hạch toán quá trình nhập vật t, phụ tùng, xuất phụ tùng, khung lắp xe, cuối tháng mới tính gía thành thành phẩm nhập kho rồi mới tính đợc giá vốn hàng xuất bán. Giá vốn hàng xuất bán đợc hạch toán riêng cho từng loại xe nhng chỉ đợc hạch toán tổng số chứ không đợc hạch toán theo từng lô hàng xuất bán. Tất cả các loại xe đợc hạch toán chung vào một sổ thành phẩm. Với cách làm này vẫn phản ánh đúng tổng giá trị giá vốn hàng xuất bán cuối kỳ tuy nhiên khó theo dõi và khó kiểm soát việc hạch toán giá. Hơn nữa công việc dồn vào cuối kỳ, việc xác định kết quả tiêu thụ sẽ chậm sang cả tháng sau.
Vấn đề 3 Về cách lập số doanh thu và sổ chi tiết số 3- DT và kết quả
Ưu điểm: Với sổ doanh thu và mẫu chi tiết số 3, Công ty có thể theo dõi đợc đầy đủ, kịp thời các khoản doanh thu phát sinh, phản ánh đợc doanh thu của sản phẩm riêng, nửa thành phẩm (HH) riêng...
Hạn chế: Sổ chi tiết số 3 – doanh thu và kết quả không phản ánh doanh thu riêng cho từng loại xe. Vì vậy, không thể xác định kết quả riêng cho loại xe. Các khoản giảm trừ doanh thu và giá vốn của từng loại xe cũng không phản ánh đợc ngay trên sổ này mà phải mở sổ chi tiết hàng bán bị trả lại để theo dõi.. Vì cha áp dụng sổ chi tiết bán hàng theo hình thức sổ mới, kế toán phải mở ba sổ riêng để theo dõi tình hình doanh thu. Rõ ràng là sẽ tăng thêm chi phí cho việc mở sổ sách và ghi chép.
- Vì do doanh thu tiêu thụ phụ tùng , nửa thành phẩm và doanh thu khác là không nhiều nên kế toán phản ánh tất cả vào TK 511. Việc hạch toán nh vậy sẽ đẩy kết quả tính toán đó phản ánh không đúng thực tế kết quả tiêu thụ thành phẩm của Phòng kinh doanh.
Vấn đề 4: Tình hình khách hàng chiếm dụng vốn của công ty
Việc theo dõi công nợ của phòng kinh doanh là chặt chẽ và chi tiết. Các khoản nợ đợc theo dõi bởi một kế toán riêng qua hệ thống sổ chi tiết đối với từng khách hàng, cuối kỳ, kế toán tổng hợp trên một sổ công nợ chung đối chiếu lại với sổ quỹ các khoản đã thanh toán, và sổ doanh thu các khoản công nợ phát sinh. Với việc hạch toán nh vậy, kế toán phản ánh rất chi tiết tình hình thanh toán công nợ của khách hàng, và luôn nắm đợc số tiền nợ. Tuy vậy tình hình công nợ mới chỉ dừng lại ở việc ghi chép và phản ánh, ban lãnh đạo phòng cha có nhiều biện pháp để thúc đẩy quá trình thanh toán. Doanh số tiêu thụ từ bán thành phẩm không nhỏ nhng Phòng không có vốn tiền mặt để luân chuyển vì vốn ứ đọng trong công nợ là quá lớn. Nguồn vốn bị khách hàng chiếm dụng chiếm hơn 35% tổng doanh thu, cha kể phần doanh thu trả chậm. Đây là một hạn chế đối với quá trình sản xuất kinh doanh, không có tiền mặt không mua đ- ợc phụ tùng vật liệu với giá rẻ, làm tăng giá thành sản phẩm dẫn đến doanh nghiệp khó có thể giảm giá trong khi lãi ít , nếu phải tăng gía thì doanh thu giảm…
Vấn đề 5: Về tập hợp và phân bổ CPBH và CP QLDN
- Nhìn chung Công ty đã phản ánh tơng đối đầy đủ các khoản CPBH và CP QLDN phát sinh. Tuy nhiên không mở tài khoản cấp 2 để theo dõi chi tiết từng yếu tố trong tổng chi phí. Từ đó không biết đợc chi phí VL, CCDC,
KHTSCĐ... chiếm tỷ trọng là bao nhiêu trong tổng CPBH và CP QLDN để có những phân tích hợp lý.
- Hơn nữa không phân bổ riêng chi phí cho từng hoạt động, cho từng sản phẩm tiêu thụ và cho từng loại xe cho nên không xác định đợc kết quả tiêu thụ cho từng loại xe. Thêm vào đó, tiện cho việc hạch toán một số khoản thực chất là chi phí bán hàng, nhng kế toán phản ánh vào chi phí quản lý doanh nghiệp, làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp lớn trong khi chi phí bán hàng nhỏ. Việc không phản ánh thực chất chi phí bán hàng làm cho ngời quản lý không nhận biết thực chất chi phí bán hàng phát sinh, khó có biện pháp để tối thiểu hoá chi phí. Có rất nhiều khoản chi phí bán hàng có thể tìm cách giảm bớt để nâng cao hiệu quả của công tác tiêu thụ nh: chi phí vận chuyển , bốc dỡ hàng tiêu thụ… Vì không phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng sản phẩm tiêu thụ nên cũng không phân bổ chi phí này cho hàng tồn kho. Đây là một trong những chỉ tiêu cho thấy hiệu quả của quản lý, nếu có chi phí tính trên từng thành phẩm nhà quản lý sẽ dễ đánh giá tình hình chi phí phát sinh là hợp lý hay không, từ đó sẽ có những quyết định, biện pháp để giảm chi phí. Hơn nữa ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp là lớn, thực chất đó là do phần chi phí bán hàng đợc hạch toán vào chi phí quản lý. Chi phí cho tiêu thụ là lớn, nhất là chi phí vận chuyển hàng tiêu thụ. Tại Phòng kinh doanh chỉ có duy nhất một chiếc xe tải loại nhỏ để vận chuyển hàng. Khi có nhiều đơn đặt hàng Phòng phải thuê xe ngoài để vận chuyển, quãng đờng xa, giá thuê rất đắt nhng vì chữ tín, để cung cấp hàng kịp thời khách hàng phòng phải chấp nhận.
Vấn đề 6: Các hoạt động xúc tiến tiêu thụ
Hoạt động tiêu thụ thành phẩm tại công ty thông qua chủ yếu mạng lới đại lý bán buôn từ lâu năm, và một quầy bán lẻ tại công ty. Các hoạt động xúc tiến tiêu thụ hầu nh không có, sản phẩm chỉ đợc chào bán bởi các nhân viên giao hàng đại lý, các nhân viên của công ty mà cha đợc quảng cáo rầm rộ trên các phơng tiện thông tin đại chúng. Các đợt khuyến mại giới thiệu sản phẩm ít, chính sách giảm giá hàng bán chỉ đợc áp dụng cho một số ít thành phẩm giảm chất lợng do để lâu không bán đợc. Ngoài việc có một chính sách giá hợp lý công ty không có một chính sách về giá nào để tăng lợng thành phẩm tiêu thụ.
Bị chiếm dụng vốn lớn, nhng phòng không có khoản chiết khấu thanh toán hay chiết khấu thơng mại để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh…
Vấn đề 7: Về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng nợ phải thu khó đòi
Trên thực tế, để hạn chế bớt những thiệt hại và chủ động hơn về tài chính trong trờng hợp xảy ra rủi ro do các nguyên nhân khách quan nh: Giảm giá hàng tồn kho, thất thu các khoản nợ phải thu từ khách hàng, Nhà n… ớc cho phép các doanh nghiệp lập các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi để phần nào giảm bớt những rủi do đó. Về thực chất các khoản dự phòng là quyền lợi về mặt tài chính của doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, nếu dự phòng thực sự xẩy ra thì đó là nguồn bù đắp thiệt hại, hơn nữa tăng chi phí, giảm lãi, vì vậy thuế phải nộp sẽ ít đi, điều này có lợi cho doanh nghiệp. Còn nếu lập dự phòng rồi mà không xảy ra thì doanh nghiệp hoàn nhập dự phòng vẫn đảm bảo cân bằng giữa doanh thu và chi phí. Phòng kinh doanh xe đạp có mạng lới tiêu thụ rộng khắp miền Bắc, việc thu nợ của khách hàng là khó khăn. Trong khi lợng thành phẩm tồn kho cũng không ít, nhiều phụ tùng nhanh bị xuống mã dẫn đến phải tái chế. Vì vậy, Phòng kinh doanh nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng nợ phải thu khó đòi với một mức hợp lý vào cuối mỗi niên độ kế toán.