Tình hình phát sinh, phát triển sâu bệnh hại

Một phần của tài liệu Xác định lượng giống và tổ hợp, phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện điện biên, tỉnh điện biên - vụ xuân năm 2007.pdf (Trang 48 - 49)

Qua quá trình điều tra, thu thập số liệu cho thấy do tình trạng người dân thường gieo cấy với mật độ quá dầy (gieo sạ với khối lượng 100 - 140kg/ha), bón phân đạm quá cao (thường bón trên 300kg Urê/ha) mà lượng Kali lại thấp (dưới 70kg KCl/ha), hơn nữa còn tập trung bón nặng đầu nên dịch hại rất dễ phát sinh vào giai đoạn đầu quá trình sinh trưởng, đó là nguyên nhân chính làm cho tình hình sâu bệnh phát triển mạnh, gồm những chủng loại và sự phát sinh như sau:

Tập đoàn rầy (Rầy lưng trắng, rầy nâu) trong đó: Rầy lưng trắng: Hại mạnh lúa ở thời kì đẻ nhánh đến đứng cái từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 3. Mật độ TB 50 - 70 con/m2

, cao 1000 - 1500con/ m2, cục bộ 3000con/ m2

. Rầy nâu: Mật độ trung bình 300-700 con/m2, nơi cao 2000-3000con/ m2, cục bộ 5000-7000 con/m2

(Mật độ tăng nhanh khi lúa ở giai đoạn làm đòng đến tới trỗ chín). Cách phòng tránh: đã sử dụng giống chống rầy và dùng thuốc

hóa học như TREBON 10EC, APPLAND 10WP, ACTARA25WG.

Tập đoàn bọ xít: Bọ xít đen: phát sinh gây hại sớm sau gieo lúa được 20 ngày, tập trung nhất ở giai đoạn đẻ nhánh mật độ TB 5-7 com/m2,nơi cao 40-50 con/m2, cục bộ trên 80 con/m2

. Bọ xít hôi dài: Gây hại khi lúa trỗ bông cho tới khí lúa chín sữa, chín sáp mật độ 8-10 con/m2, nơi cao 50 con/m2,

cục bộ 90-100 con/m2.gây hại mạnh trên các giống lúa thơm, lúa nếp.

Rệp: Rệp chích hút nhựa cây sau khi mới mọc cho tới cuối giai đoạn đẻ nhánh .

Sâu cuốn lá nhỏ: Thường gây hại mạnh vào giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng trên các ruộng có thân lá xanh, bón nhiều đạm thường gây hại nặng. Mật độ TB 2-3 con/m2, nơi cao 10 con/m2, cục bộ 15 con/m2

Sâu đục thân: Gây hại từ giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ( hại mạnh trên các chân ruộng nước tưới không đều).Tỷ lệ dảnh héo, bông bạc TB1-3 %, nơi cao 10%, cục bộ trên 20%.

Tuyến trùng rễ: Thường hại mạnh khi lúa ở giai đoạn đẻ nhánh tỷ lệ hại TB 7-10%, cao 30-40%, cục bộ 70% số dảnh. cách phòng tranh chủ yếu là sử lí đất và hạt giống.

Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Thường phát sinh và gây hại từ giai đoạn cuối đẻ nhánh - cuối vụ, hại nặng trên chân ruộng bón nhiều đạm và các giống lúa thơm bón không cân đối, tỷ lệ hại TB 3-5%, cục bộ 50% cấp 1-9.

Bệnh khô vằn: Xuất hiện sớm , từ giai đoạn cuối đẻ nhánh đến cuối vụ gây hại mạnh trên các chân ruộng gieo dầy, bón nhiều đạm. Tỷ lệ TB 3-5%, nơi cao10-20%, cục bộ 50% số dảnh bị hại, cấp bệnh C3-C7.

Bệnh đen lép hạt: Bệnh phát sinh và gây hại do nhiều nguyên nhân gây ra như: Ruộng bị nhiễm một số bệnh (bệnh khô vằn, thối bẹ, đốm nâu, hoặc lúa trỗ găp điều kiện thời tiết có mua lớn) tỷ lệ TB 2-3 %, nơi cao 10%, cục bộ trên 50% số hạt bị hại.

Như vậy có thể thấy rằng tình hình sâu bệnh ở huyện Điện Biện phát triển tương đối phức tạp với nhiều chủng loại và cấp bệnh, nên một trong những vấn đề quan trọng ở đây là cần các biện pháp canh tác mới mà nhất là chế dộ phân bón và lượng giống hợp lý để giảm bớt sự phát sinh của sâu bệnh hại.

Một phần của tài liệu Xác định lượng giống và tổ hợp, phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện điện biên, tỉnh điện biên - vụ xuân năm 2007.pdf (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)