Nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Chùa Hương (Trang 29 - 30)

Lực lượng lao động trong ngành Du lịch trên địa bàn huyện MỹĐức tập trung chủ yếu tại các công ty, các doanh nghiệp nhưng có sự phân bố không đồng đều. Số lượng phục vụ tại các cơ sở lưu trú chiếm tỉ lệ thấp trong tổng số lao động (35%). Trong khi đó lực lượng lao động chởđò có khoảng 6.000 người chiếm một lượng kháđộng dẫn đến tình trạng cung lớn hơn cầu, tình trạng tranh giành khách liên tiếp

xẩy ra.

- Điều đáng chúý là lực lượng lao động trong khu vực trình độ còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo qua các trường Du lịch còn ít mà chủ yếu làđược học qua các khoá học do công ty tổ chức. Nhìn chung so với những năm trước tỉ lệ cán bộ có trình độđã tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Song song với vấn đềđó thu nhập người lao động trong các công ty du lịch còn thấp (thu nhập bình quân 1người/tháng: 286.000). Đây là một trong những nguyên nhân gây ra chất lượng và hiệu quả công việc chưa đạt tiêu chuẩn cao vì bản thân người lao động chưa yên tâm với việc làm đảm bảo cuộc sống cá nhân và gia đình họ.

Nhân dân trong vùng chưa được đào tạo nâng cao hiểu biết về du lịch, văn minh trong du lịch. Chính điều đó làm hạn chế chất lượng phục vụ khách du lịch. Thậm chí một số người dân địa phương chỉ vì mục đích lợi nhuận trước mắt, với suy nghĩ khách hiếm khi trở lại tham quan lần nữa nên phục vụ có những hành vi tiêu cực như bắt chẹt khách, ép giá khách. Muốn khu du lịch chùa Hương ngày càng phát triển thì phải phổ biến nâng cao hiểu biết cho nhân dân địa phương.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Chùa Hương (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w