Biện pháp 5 Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học cho học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải.pdf (Trang 69)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.5 Biện pháp 5 Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học cho học

sinh tìm hiểu về hình tƣợng tác giả trong “Một người Hà Nội”

Nguyễn Khải là nhà văn được đông đảo công chúng bạn đọc chú ý là bởi nhà văn sớm định cho mình một phong cách, một lối viết riêng, một bản lĩnh nghệ thuật riêng. Bằng sự trải nghiệm của chính bản thân, nhà văn cố gắng nhập cuộc, đi vào dòng đời bề bộn phức tạp để nhìn thấy chân lí cuộc sống rồi đưa vào trang viết một cái nhìn khách quan về con người và cuộc sống. Vì vậy, mà đọc văn Nguyễn Khải “Ta có cảm tưởng nhà văn - người kể chuyện

và nhân vật có khoảng cách đáng kể ” (Nguyễn Khải - Tác gia và tác phẩm,

tr. 88).

“Một người Hà Nội” là một truyện ngắn thể hiện sâu sắc phong cách

nghệ thuật văn Nguyễn Khải sau 1978, từ câu chuyện về người cô ruột của mình - Bà Hiền, nhà văn “thỏa sức”đứng ở nhiều góc độ, nhiều vai trò để kể với nhiều giọng kể (khi là lời của mình, khi là lời người dẫn chuyện, lúc là lời của nhân vật). Dù ở vai trò nào người đọc cũng dễ dàng nhận ra đó là lời của nhà văn. Vì thế, để học sinh phát hiện ra hình tượng tác giả qua giọng điệu ngầm ẩn sau lời nhân vật, giáo viên dẫn dắt học sinh phát hiện bằng cách tạo ra một sân chơi trí tuệ với cuộc thi có nhan đề “Nguyễn Khải với Một người

Hà Nội”.

Cuộc thi được tổ chức như sau:

+ Đối tƣợng tham gia cuộc thi :

Học sinh lớp 12, chia 5 đội chơi (Đại diện cho 5 lớp 12), mỗi đội gồm 3 người.

+ Thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo:

Ban tổ chức, Ban giám khảo là các giáo viên trong tổ Ngữ văn có trách nhiệm tập hợp các đội chơi, phổ biến nội qui và thể lệ cuộc thi, đồng thời cho các đội bốc thăm nội dung nhập vai văn học để các em có thời gian luyện tập.

+ Thể lệ cuộc thi:

Các đội chơi sẽ phải trải qua 3 phần thi.

- Phần 1: Trả lời câu hỏi về cuộc đời, sự nghiệp và phong cách nghệ

thuật của nhà văn Nguyễn Khải.

Có 5 câu hỏi ở phần thi này dành cho mỗi đội. Thời gian suy nghĩ và trả lời trong 60 giây. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.

Các đội chơi ghi ra giấy câu trả lời từ câu hỏi do Ban tổ chức đưa ra. Có 3 câu hỏi cho phần thi này, thời gian suy nghĩ và trả lời cho mỗi câu là 3 phút. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Nội dung câu hỏi như sau:

1. Câu văn nào trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” tác giả Nguyễn

Khải tự trào?

2. Câu văn nào trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” tác giả Nguyễn

Khải phê phán?

3. Câu văn nào trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” tác giả Nguyễn

Khải ngợi ca?

- Phần 3. Nhập vai văn học.

Ban tổ chức chúng tôi đưa ra 5 nội dung (nội dung bốc thăm đã được tiến hành khi các đội chơi họp với Ban tổ chức), thời gian dành cho phần thi này là 20 phút, điểm tối đa là 20 điểm. 5 nội dung đó là:

1. Nhập vai nhân vật “Tôi” từ kháng chiến trở về giải phóng thủ đô đến thăm gia đình Bà Hiền.

2. Nhập vai nhân vật Bà Hiền trong cảnh bữa cơm mừng Dũng trở về. 3. Nhập vai nhân vật “Tôi” trong cảnh chứng kiến người Hà Nội hôm nay đã thay đổi.

4. Nhập vai nhân vật “Tôi” trong cuộc trò chuyện với Bà Hiền trong chuyến đi công tác ghé thăm bà.

5. Nhập vai nhà văn Nguyễn Khải để trò chuyện với bạn đọc.

Kết thúc 3 phần thi, Ban giám khảo nhận xét và chấm điểm công khai. Cơ cấu giải thưởng gồm 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải 3 và 2 giải khuyến khích.

Ngoài ra, giáo viên cũng có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa khác như: - Tổ chức cho học sinh xem phim về Hà Nội hoặc chương trình ca nhạc ngợi ca Hà Nội giúp các em thêm yêu Hà Nội hơn.

- Tổ chức tọa đàm nói chuyện chuyên đề về lịch sử Hà Nội trong những năm đánh giặc, văn hoá sống, văn hoá ứng xử của người Hà Nội trong sinh hoạt đời thường… tất cả những hình thức đó tác động trực tiếp đến giác quan của học sinh làm phong phú thêm sự tưởng tượng trong suy nghĩ của các em, để sự cảm thụ của các em đến gần với văn hoá của mảnh đất kinh kì nghìn năm văn hiến.

Tóm lại, tạo ra được sân chơi như vậy vừa đem đến cho học sinh hứng thú nhập cuộc với khát vọng chiến thắng, đồng thời các em sẽ có điều kiện được tìm hiểu kĩ hơn, nhận thức được sâu hơn về nhà văn cũng như về tác phẩm và như thế khoảng cách giữa nhà văn với bạn đọc, giữa tác phẩm với bạn đọc xích lại gần nhau hơn.

Với niềm mong muốn giúp học sinh dân tộc miền núi vượt qua khoảng cách lịch sử - văn hoá để tiếp nhận truyện ngắn “Một người Hà Nội” như học sinh miền xuôi, luận văn đề xuất những biện pháp cụ thể, hữu hiệu, có tính khả thi. Song điều cốt yếu và quan trọng là trong quá trình giảng dạy giáo viên không nên quá coi trọng biện pháp này mà xem nhẹ biện pháp kia. Chúng tôi thiết nghĩ rằng, muốn cho vẻ đẹp văn hoá Hà Nội, vẻ đẹp nhân cách con người Hà Nội tỏa sáng và in đậm trong tâm trí học sinh dân tộc thiểu số miền núi qua giờ học truyện ngắn “Một người Hà Nội” thì người giáo viên

cần vận dụng một cách đồng bộ các biện pháp trên. Hiệu quả của giờ học truyện ngắn “Một người Hà Nội” chỉ có thể thành công khi tài năng của

người giáo viên biết sử dụng linh hoạt các thao tác dạy học cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh dân tộc miền núi.

Chƣơng 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1 Thiết kế bài dạy

3.1.1 Để phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh dân tộc miền núi, luận văn trình bày thiết kế bài dạy theo hướng khắc phục những khoảng cách lịch sử - văn hóa ở các em khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội”của nhà

văn Nguyễn Khải.

Dưới đây là thiết kế của luận văn:

Tiết 89, 90

MỘT NGƢỜI HÀ NỘI

(Nguyễn Khải)

I. Mục tiêu cần đạt

* Giúp học sinh:

1. Cảm nhận được vẻ đẹp và chiều sâu văn hoá Hà Nội qua hình tượng nhân vật Bà Hiền.

2. Nắm được một số nét cơ bản trong nghệ thuật văn xuôi của Nguyễn Khải: Cách kể chuyện, giọng văn, chất triết lý, biện luận...

3. Rèn luyện năng lực cảm thụ, phân tích về một tác phẩm văn xuôi hiện đại. 4. Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu truyền thống văn hoá của dân tộc, biết trân trọng và gìn giữ nét đẹp văn hoá Việt Nam nói chung, văn hoá Thăng Long - Hà Nội nói riêng.

* Định hướng dạy học:

Truyện ngắn “Một người Hà Nội” là một trong những sáng tác của

Nguyễn Khải vào thời kì đất nước đổi mới (Ông viết vào đầu những năm 1990). Tác phẩm kể về một người phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu ở Hà Nội. Người phụ nữ đó đã trải qua bao biến động thăng trầm của đất nước. Dù sống dưới chế độ nào, trong hoàn cảnh nào người đó vẫn không để mất đi

phong cách sống thanh lịch sang trọng và tính cách “biết tự trọng, biết xấu

hổ” của người Hà Nội. Người Hà Nội đó vừa biết thích ứng nhanh để hoà

nhập với thời cuộc, vừa giữ cốt cách sống của người Hà Nội và bản lĩnh sống của riêng mình. Bà luôn dạy cho con cháu sống sao cho xứng danh là người Hà Nội. Thực ra lối sống của người Hà Nội là sự kết tinh những tinh hoa về cách sống, quan niệm sống của con người Việt Nam từ ngàn xưa để lại, chỉ tiếc là những nét đẹp văn hoá truyền thống đó đã bị mai một dần qua bao biến thiên của lịch sử. Ngày nay, trong thời buổi kinh tế thị trường, nhà văn Nguyễn Khải muốn góp một tiếng nói vào việc khôi phục nếp sống văn hoá đó của dân tộc. Đồng thời nhà văn cũng chỉ ra những sai lầm, ấu trĩ của chúng ta trong công cuộc xây dựng xã hội mới ở thành thị, để khỏi phải lặp lại những sai lầm đã qua trong công cuộc xây dựng một xã hội mới. Bên cạnh đó ông đề nghị thay đổi về cách nhìn, cách nghĩ đối với lối sống sang trọng, thanh lịch của những người Hà Nội trước kia.

II. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Hướng dẫn học sinh tiếp xúc bước đầu với văn bản tác phẩm.

1.1 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc toàn bộ văn bản trong Sách giáo khoa để tạo ấn tượng trong các em về hình ảnh một người Hà Nội trong tác phẩm và ấn tượng về phong cách của nhà văn Nguyễn Khải.

1.2 Giải thích từ ngữ, hình ảnh.

Gợi dẫn1: Là một người miền núi khi đọc văn bản tác phẩm, em thấy có những từ ngữ, hình ảnh nào khó hiểu, hoặc không hiểu?

Yêu cầu: Học sinh trực tiếp đọc văn bản để phát hiện ra những từ ngữ,

hình ảnh mà các em thấy chưa hiểu hoặc khó hiểu, trên cơ sở đó giáo viên giảng giải để các em nắm bắt được.

*Về từ ngữ: Qua khảo sát trước, chúng tôi thấy học sinh dân tộc miền

- Hậu cung: Gian phía sau của một ngôi đình, ngôi đền, làm nơi để thờ

thần thánh (nghĩa trong văn bản).

- Ba-đờ-xuy: Một loại áo khoác dài của nam giới, mặc vào mùa rét. - Măng- tô: Một loại áo khoác nhẹ của phụ nữ mặc vào mùa rét. - Hăm bốn hăm nhăm cái xuân xanh: 24,25 tuổi.

- Nha Học chính: Cơ quan nhà nước thời Pháp thuộc, quản lí về giáo dục (như Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày nay).

- Nội tướng: Tướng trong nhà, chỉ người vợ (với hàm ý là nắm quyền

trong nhà).

- Xa lông gụ “cái khánh”: Bộ bàn ghế bằng gỗ gụ, lưng tựa có chạm

khắc hình cái khánh.

- Sập gụ chân quỳ: Phản làm bằng gỗ gụ, gắn liền với chân, chân phản

tạo dáng chân con thú đang quỳ.

- Tủ chùa: Tủ tạo dáng theo hình ngôi chùa.

- Chạm: Một kĩ thuật tinh xảo của nghề mộc, nghề kim hoàn, dùng dụng cụ đục lên mặt vật rắn (gỗ hoặc kim loại) để tạo đường nét, hình khối.

- Khảm: Kĩ thuật gắn các mảnh cứng, có màu sắc đẹp (như vàng, bạc, vỏ trai, vỏ sò, gỗ pơ mu...) lên đồ vật theo hình đục sẵn để trang trí.

- Men Thúy hồng: Tên một loại men Trung Quốc, màu phớt hồng, dùng

tráng lên đồ gốm sứ.

- Bát thủy tiên: Bát quý đựng hoa thủy tiên, loại hoa cảnh màu trắng, nhị vàng, mùi hương thanh khiết, thường được bày vào dịp tết Nguyên đán.

- Tẩm (tiếng lóng): Chỉ cách ăn mặc hoặc giao tiếp vụng về, không hợp thời.

* Về hình ảnh: Học sinh dân tộc miền núi khó hình dung ra được những

hình ảnh sau:

- Bàn ăn trải khăn trắng, trên bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản, từng người ngồi đúng chỗ quy định tại phòng ăn của gia

đình Bà Hiền cho người đọc thấy một gia đình có nền nếp, có khuôn phép trong tổ chức bữa ăn gia đình, gợi cảm giác sạch sẽ, ngon miệng khi vào bữa ăn.

- Bà cụ Hiền lau đánh bát thủy tiên men đỏ vào dịp tết cho ta biết Bà là một người Hà Nội biết nâng niu, trân trọng nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, cũng ở bà cụ Hiền, ta thấy toát lên vẻ đẹp lịch lãm trong thú chơi hoa tao nhã của người Hà Nội xưa và còn lưu giữ đến hôm nay.

- Cây si cổ thụ bị bão đánh đổ, nhờ sự nỗ lực của chính quyền thành phố, nó được sống lại, trổ lá non là hình ảnh đẹp biểu tượng nét đẹp cổ kính của thủ đô Hà Nội, cây si sống lại biểu tượng cho sự trường tồn, sự hồi sinh của nét đẹp văn hóa Hà Thành còn mãi với thời gian và lịch sử.

- Bà Hiền - hạt bụi vàng của Hà Nội: một hình ảnh nhỏ bé, giản dị, khiêm nhường. Đấy là cách so sánh độc đáo, mới mẻ của Nguyễn Khải nhưng cũng phù hợp với quy luật tự nhiên: Nhiều hạt bụi vàng hợp lại thành những ánh vàng chói sáng để văn hóa đất Thăng Long rạng rỡ đến muôn đời.

2. Nội dung bài dạy

2.1 Giới thiệu sơ lược về nhà văn Nguyễn Khải

Qua việc chuẩn bị bài ở nhà kết hợp với việc đọc phần Tiểu dẫn trong Sách giáo khoa, học sinh nêu lên những hiểu biết của mình về nhà văn Nguyễn Khải. Từ những điều học sinh trình bày, GV khái quát những nội dung chính như sau:

- Nguyễn Khải sinh năm 1930 tại Hà Nội, nhưng chủ yếu sống ở Hưng Yên. Ông thuộc thế hệ nhà văn trường thành từ cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp (1946 -1954).

- Từ những năm 1959 - 1960 ông đã nổi tiếng với các tác phẩm viết về nông thôn Việt Nam trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới: Xung đột

- Đến thời chống Mĩ cứu nước (1965 - 1975), Nguyễn Khải cho ra đời hàng loạt tác phẩm viết về bội đội ta đánh Mĩ: Họ sống và chiến đấu (1966),

Hòa Vang (1967), Đường trong mây (1970), Chiến sĩ (1973)...

- Sau năm 1975, Nhà văn thường viết về tâm hồn, tư tưởng con người trước những biến động phức tạp của đời sống: Cha và con và...(1979), Gặp

gỡ cuối năm(1982), Thời gian của người(1985), Một người Hà Nội (1990),

Hà Nội trong mắt tôi (Tập truyện ngắn 1995), Sống ở đời (2003), Đi tìm cái

tôi đã mất (Tuỳ bút chính trị 2006)...

- Ông mất ngày 15- 1- 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh, thọ 78 tuổi. - Nguyễn Khải được coi là một cây bút trí tuệ, thông minh sắc sảo. Những truyện ngắn, truyện vừa của ông có sức hấp dẫn đặc biệt ở màu sắc trí tuệ, ở tính thời sự nhạy bén của các sự kiện và ở những vấn đề khái quát có ý nghĩa triết học về đạo đức và nhân sinh. Ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

2.2 Tóm tắt văn bản

GV yêu cầu học sinh tóm tắt văn bản theo nội dung từng đoạn. Sau đó, giáo viên tóm lược văn bản theo cấu trúc 7 đoạn của tác phẩm:

Đoạn 1: Giới thiệu về gia đình Bà Hiền qua cái nhìn của đứa cháu là bộ đội từ kháng chiến trở về Hà Nội năm 1955 - nhân vật Tôi.

Đoạn 2: Giới thiệu gốc gác, họ hàng và cuộc sống của Bà Hiền thời Pháp thuộc.

Đoạn 3: Chuyện kể về Hà Nội năm đầu vừa giải phóng (1955), Hà Nội được giải phóng nhưng người dân vốn sống ở Hà Nội chưa thật vui. Họ đang tìm cách thích ứng với chế độ mới.

Đoạn 4: Kể chuyện Bà Hiền vào những năm sau hoà bình lập lại.

Đoạn 5: Kể về đầu óc thực tế của Bà Hiền và việc bà đồng ý cho người con trai đầu tình nguyện đi đánh Mĩ.

Đoạn 6: Tháng 12 - năm 1975, bà Hiền tổ chức liên hoan mừng con trai từ chiến trận trở về. Dũng kể lại những chuyện chiến đấu.

Đoạn 7: Nói chuyện về Hà Nội những năm 90 của thế kỉ trước, khi đất nước đã bước vào thời kì đổi mới.

2.3 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình tượng nhân vật Bà Hiền 2.3.1 Bà Hiền thời son trẻ

Gợi dẫn 2: Ở đoạn 2 của tác phẩm, người kể chuyện cho biết thời con gái bà Hiền là một cô gái đẹp, thông minh được bố mẹ cho phép mở phòng tiếp khách văn chương. Vậy mà cô gái đó đã chọn chồng như thế nào? Chi tiết đó nói lên tính cách gì ở bà? Là những người đang trưởng thành, các em học được điều gì ở Bà Hiền?

Yêu cầu:

Trong đoạn 2 của tác phẩm (SGK lược bỏ), người kể chuyện cho biết Bà Hiền xuất thân trong một gia đình giàu có lương thiện ở Hà Nội. Bà là người con gái xinh đẹp, thông minh, giao tiếp rộng rãi với giới văn nghệ sĩ. Vậy mà

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải.pdf (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)