Tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh và Khái Hưng

Một phần của tài liệu Đóng góp của tự lực văn đoàn qua hai tiểu thuyết đoạn tuyệt của nhất linh và nửa chừng xuân của khái hưng.pdf (Trang 28 - 34)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh và Khái Hưng

Tiểu thuyết luận đề thường không mở rộng diện phản ánh mà thường khái quát từ chiều cao với rất ít sự kiện và nhân vật. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đánh giá: lối tiểu thuyết luận đề là lối rất mới ở nước ta. Mà trong thể loại này thì tiểu thuyết của Nhất Linh là “những tiểu thuyết chiếm địa vị cao hơn cả”.

Bản thân nhà văn Nhất Linh cũng nhận xét: “Viết tiểu thuyết luận đề nghĩa là viết tiểu thuyết để nêu lên một lý thuyết, để tán dương tuyên truyền một cái gì đó mà tác giả cho là đẹp, để đả đảo một cái gì mà tác giả cho là xấu xa” [65, 147].

Các tác phẩm của Nhất Linh bao gồm: tiểu thuyết Nho phong (1926),

Người quay tơ (1927), Đời mưa gió (viết chung với Khái Hưng – 1934),

Gánh hàng hoa (viết chung với Khái Hưng – 1934), Đoạn tuyệt (1935), Lạnh

lùng (1936), Đôi bạn (1937), Bướm trắng (1939). Truyện ngắn: Anh phải sống (viết chung với Khái Hưng - 1933), Tối tăm (1936)…

Tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh thể hiện được những tư tưởng tiến bộ của lớp thanh niên trẻ có học thức, được tiếp xúc với văn minh phương Tây hiện đại. Nhà văn đã xây dựng nên những nhân vật lý tưởng đại diện cho những tư tưởng mới. Tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh luôn có hai tuyến nhân vật đối nghịch nhau gay gắt. Một bên đại diện cho những tư tưởng tiến bộ. Đó thường là những trí thức Tây học được học hành, được tiếp xúc với nền văn minh phương Tây hiện đại. Họ có ý thức sâu sắc về sự biến chuyển của thời đại, họ cảm nhận cuộc sống thật ngột ngạt, tù túng trong các ràng buộc của chế độ đại gia đình và hệ ý thức phong kiến cổ hủ. Vì thế họ khao khát có được cuộc sống tự do. Những người phụ nữ trong tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh luôn là những người phụ nữ được học hành, có sự hiểu biết. Họ khát khao một cuộc sống bình đẳng. Loan trong Đoạn tuyệt luôn có ước muốn “Mình phải tạo ra một hoàn cảnh mới hợp với quan niệm mới của mình”,

Loan luôn khẳng định rằng “Em có quyền tự lập thân em”. Trong suy nghĩ của Loan luôn có những ý tưởng đi ngược lại xã hội phong kiến.

Trong tác phẩm của ông thường xuất hiện mâu thuẫn giữa mẹ chồng với nàng dâu. Nhưng vượt lên trên mối xung đột cá nhân ấy là xung đột mang tính xã hội rộng lớn. Đó là sự xung đột khốc liệt giữa hai phe cũ – mới, giữa hai luồng tư tưởng trái ngược nhau của hai thế hệ. Sự xung đột giữa hai lối sống, hai quan niệm sống. Cha mẹ Dũng trong Đôi bạn muốn chàng trở thành địa chủ, nhưng chàng không thể chấp nhận cuộc sống ấy. Với Dũng một cuộc sống nhàn nhã, hưởng thụ dựa trên sự bóc lột người khác là điều chàng không thể làm được. Với Đoạn tuyệt đó là cuộc đấu tranh cho quyền sống, cho quyền tự do yêu đương của con người, chống lại gia đình phong kiến với những hủ tục lạc hậu vùi dập hạnh phúc cá nhân. Vì thế ngay từ khi mới ra đời, tác phẩm đã được đánh giá là “Một vòng hoa tráng lệ đặt lên đầu chủ nghĩa cá nhân”.

Tiếp sau đó là sự xuất hiện của Lạnh lùng, tác phẩm là sự tiếp nối mạch cảm hứng khẳng định quyền được sống, được yêu của người phụ nữ. Nhất Linh đã miêu tả một cuộc giằng xé dữ dội và quyết liệt trong tâm hồn của Nhung - một góa phụ trẻ luôn sống trong sự phân vân, giằng xé giữa việc giữ lấy danh tiếng hay lựa chọn tình yêu đích thực. Không chỉ có Nhung mà cả đại gia đình phong kiến đều giả dối để bảo vệ “tiếng thơm” của mình. Ngày giỗ chồng dù không thương nhớ gì nhiều nhưng nàng cũng tỏ vẻ “Cố ý lau qua loa để mọi người biết nàng mới khóc”. Ngay cả bà Án - mẹ chồng nàng cũng khóc nhưng bà “khóc chẳng qua vì cái khóc đối với bà rất hay lây chứ không vì thương con dâu hay vì nhằm ngày dỗ bà nhớ đến con”.

Khi viết Lạnh lùng, Nhất Linh đã nhằm thẳng vào đạo Khổng mà lên án. Vì cái bảng “Tiết hạnh khả phong”, Nhung không chỉ sống giả dối với mọi người mà nàng còn giả dối với chính lòng mình. Có lẽ đây là tấn bi kịch lớn

nhất của cuộc đời nàng. Hạnh phúc ở ngay trong tầm tay mà nàng không đủ can đảm “hái” lấy trái ngọt của hạnh phúc. Bởi những quy tắc đạo đức theo tư tưởng Khổng giáo đã trói buộc, đã bóp chết bao ước mơ và quyền được hưởng hạnh phúc chính đáng của con người nói chung và người phụ nữ nói riêng. Một người phụ nữ còn trẻ không yêu chồng mà vẫn phải hi sinh tuổi thanh xuân, hi sinh cả tình yêu hạnh phúc của mình để ở vậy thờ chồng, để giữ tiếng thơm cho gia đình. Đây là một điều vô lý, trái với lẽ tự nhiên. Nhung chính là một nạn nhân đáng thương của những luân lý khắt khe của xã hội phong kiến.

Qua tác phẩm, nhà văn đã lên tiếng tố cáo mạnh mẽ chế độ đại gia đình phong kiến với quyền uy lạnh lùng của cộng đồng đã ràng buộc, thúc ép mọi cá nhân phải sống theo khuôn phép đã quy định. Một xã hội mà không ai đếm xỉa và ý thức về cái được gọi là hạnh phúc riêng tư của người phụ nữ. Hạnh phúc cá nhân là thứ mà người ta không quen nhắc tới nên nó bị coi rẻ, con người phải sống cam chịu, héo mòn dần theo năm tháng cho tới khi mà “Cùng với hai hàm răng long, mái tóc bạc, cái phần thưởng quý hóa ấy sẽ đến để kết liễu đời nàng, đời một người đàn bà góa trẻ, ở vậy thờ chồng, giữ được vẹn toàn tiếng thơm”. [42, 268]. So với Khái Hưng, tính luận đề trong tiểu thuyết của Nhất Linh rõ ràng hơn, và sự đấu tranh của các nhân vật trong tác phẩm của ông cũng mạnh mẽ quyết liệt hơn: “Nhất Linh cho rằng cái khí giới ôn hòa của Khái Hưng chưa đủ hiệu lực để đánh đổ kẻ thù còn đang mạnh lắm. Ông chủ trương phải tuyên chiến đánh thẳng vào địch, hạ cho nó nằm xuống thì mới hòng cứu vãn được” [34, 723].

Tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng

Khái Hưng sáng tác ở nhiều thể loại: kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết. Kịch gồm: Tục lụy (1937), Đồng bệnh (1942). Truyện ngắn gồm: Dọc đường

gió bụi (1936), Tiếng suối reo (1937), Đợi chờ (1939), Đội mũ lệch (1941).

đình (1935), Trống mái (1936), Thoát ly (1936), Thừa tự (1940), Hạnh

(1940), Những ngày vui (1941), Đẹp (1941);

Chống lễ giáo phong kiến, giải phóng con người cá nhân là cảm hứng chủ đạo và cũng là cảm hứng dồi dào nhất trong suốt chặng đường sáng tạo nghệ thuật của Khái Hưng.

Với hai cuốn tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiênNửa chừng xuân, Khái Hưng đã trở thành người mở đầu cho những tiểu thuyết chống lễ giáo phong kiến của Tự lực văn đoàn. Nếu như trong Hồn bướm mơ tiên mới chỉ là sự hé mở về một cuộc chiến chống lại tư tưởng bảo thủ của chế độ đại gia đình phong kiến thì đến Nửa chừng xuân, ngòi bút của nhà văn đã trực diện tấn công vào những quy tắc nghiệt ngã mà chế độ đại gia đình đã kìm hãm cuộc sống hạnh phúc cá nhân của con người. Qua tác phẩm, Khái Hưng đã khẳng định quyền tự do kết hôn của thế hệ thanh niên tiến bộ có nhận thức mới về quyền sống cá nhân, về hạnh phúc lứa đôi.

ở các tiểu thuyết tiếp theo: Gia đình, Thoát ly, Thừa tự, Khái Hưng tiếp tục chĩa mũi nhọn vào thành trì của lễ giáo phong kiến. Mỗi tác phẩm, nhà văn đi sâu khai thác một khía cạnh, nhưng tất cả đều tập trung thể hiện tinh thần phản phong quyết liệt, mạnh mẽ. Trong tiểu thuyết Gia đình, tác giả đi vào mô tả sự rạn nứt của đại gia đình phong kiến do tác động của trào lưu xã hội tiến

bộ. ởThoát ly, nhà văn đã mô tả rất chân thật và sinh động sự vô nhân đạo của

chế độ đa thê, cảnh mẹ ghẻ áp bức, hành hạ con chồng. Thừa tự lại dựng lên một bức tranh với những mảng màu đen tối về cuộc sống gia đình quyền thế toàn những kẻ hám lợi, ghen ghét thù oán lẫn nhau. Vẫn dựa trên mạch cảm hứng phê phán chế độ đa thê, nhưng ngòi bút của Khái Hưng tập trung vào mối quan hệ giữa dì ghẻ – con chồng xoay quanh vấn đề thừa tự. Miếng mồi “thừa tự” được trưng ra gây nên mối bất hòa, sự thù hận giữa những người ruột thịt.

Trong tiểu thuyết luận đề, Khái Hưng không chỉ tấn công vào lễ giáo phong kiến, đòi giải phóng con người cá nhân, nhà văn còn gửi gắm vào đó ước mơ cải cách xã hội, mong muốn đem đến cuộc sống mới tốt đẹp hơn cho người dân quê nghèo khổ. Những nhân vật tân địa chủ trong tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng không chỉ có ý thức về quyền sống cá nhân, có lối sống mới, mà họ đặc biệt quan tâm đến đời sống của người nông dân. Họ gần gũi, giúp đỡ những người nghèo khổ, đói rách, ước muốn của họ là cải cách xã hội và cuộc sống của người dân quê. Ở tiểu thuyết Gia đình, Khái Hưng đã ca ngợi những địa chủ tân học có tấm lòng nhân ái đã làm nhà Ánh sáng, đào giếng, mở trường học mang đến một cuộc sống văn minh cho người nông dân. Tuy nhiên, tiểu thuyết luận đề theo hướng cải cách xã hội của Khái Hưng mang đậm màu sắc cải lương tư sản, thiên về dung hòa mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ. Đây chính là điểm hạn chế trong tiểu thuyết luận đề của ông.

Trong tác phẩm của mình, Khái Hưng tập trung thể hiện xung đột giữa mới và cũ. Lớp thanh niên thấm nhuần tư tưởng hiện đại của phương Tây, họ coi trọng tự do yêu đương, tự do kết hôn. Trong khi đó, các bậc phụ huynh đại diện cho gia đình truyền thống thì quan niệm lấy vợ là phải tìm nơi môn đăng hộ đối để sau này còn nhờ cậy để tiến thân và coi đó như một nấc thang danh vọng. Trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân, Khái Hưng đã đả phá mạnh mẽ quan niệm môn đăng hộ đối, những tập tục đã không còn hợp thời của chế độ phong kiến đang từng ngày từng giờ phong tỏa cuộc sống tự do của con người. Qua đó, ông tố cáo chế độ đại gia đình phong kiến hàng ngàn năm qua đã đặt quy tắc lên trên tự do, hạnh phúc của con người; đã đặt luân thường lên trên nhân đạo.

Đánh giá về tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng, các nhà nghiên cứu phê bình có những quan điểm khác nhau. Tuy nhiên đa số các ý kiến đều thiên về khen ngợi. Giáo sư Hà Minh Đức nhận xét: “Đến Thừa tự, Gia đình, Thoát ly,

Khái Hưng bộc lộ mặt mạnh của ngòi bút khi đi sâu vào cảnh ngộ của những gia đình giàu có, phát hiện ra những mâu thuẫn, những rạn nứt khó hàn gắn do tính chất lỗi thời của lễ giáo phong kiến và quyền lực của đồng tiền gây ra”.

Có thể nói rằng, văn chương của Tự lực văn đoàn nói chung và của Nhất Linh, Khái Hưng nói riêng đã tạo nên những giá trị mới cho văn học. Bởi nó đã tìm được hướng đi, có mục tiêu tranh đấu, lại mở ra những khát vọng và quyền sống cá nhân cho con người. Đây chính là điểm cách tân và cũng là đóng góp tích cực của Tự lực văn đoàn cho sự đổi mới của văn chương Việt Nam những năm 30 đầu thế kỉ XX.

Một phần của tài liệu Đóng góp của tự lực văn đoàn qua hai tiểu thuyết đoạn tuyệt của nhất linh và nửa chừng xuân của khái hưng.pdf (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)