Hiện đại hóa trong kết cấu

Một phần của tài liệu Đóng góp của tự lực văn đoàn qua hai tiểu thuyết đoạn tuyệt của nhất linh và nửa chừng xuân của khái hưng.pdf (Trang 82 - 88)

2. 3.1 Nhân vật trí thức Tây học

3.1.2. Hiện đại hóa trong kết cấu

Kết cấu là “Toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm” [19, 156]. Thuật ngữ kết cấu thể hiện một nội dung rộng rãi, phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Bố cục là một phương diện của kết cấu. Ngoài bố cục, kết cấu còn bao gồm: tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm; tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện… sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật” [19, 157].

ở truyện cổ, kết cấu thường được xây dựng theo công thức: gặp gỡ – ly biệt - đoàn tụ với kết thúc có hậu, các nhân vật được sống trong hạnh phúc viên mãn. Vì thế, cốt truyện không phát triển theo lô gic mà thường theo ý

muốn chủ quan của tác giả. Truyện thường kể theo trình tự thời gian tự nhiên và kết cấu song tuyến nhân vật với hàng loạt các sự kiện và hành động của nhân vật. Do vậy, tác phẩm luôn bị gò theo những mô típ quen thuộc theo kiểu: chính – tà, thiện - ác, tài tử – giai nhân…

Đến đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam đã có những thay đổi lớn lao, văn học lúc này đã chuyển từ phạm trù văn học trung đại sang văn học hiện đại, chịu nhiều ảnh hưởng của văn học phương Tây, kết cấu thời gian và kết cấu chương hồi truyền thống giờ đây được thay thế bằng kết cấu tâm lý mới mẻ và hiện đại.

Trước những năm 30, tiểu thuyết Nho phong của Nhất Linh về cơ bản vẫn theo thi pháp văn học trung đại, các sự kiện trong tác phẩm diễn ra theo trật tự thời gian một chiều. Chuyện tình giữa nàng Lê Nương và chàng Dương Văn được xây dựng theo kết cấu quen thuộc: gặp gỡ, tai biến rồi đoàn tụ. Nhìn chung, về mặt kết cấu, Nho phong vẫn mang đậm dấu ấn của truyện thơ truyền thống và dấu vết của tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đại. Đến những sáng tác ở giai đoạn sau với các tiểu thuyết như: Đoạn tuyệt, Lạnh lùng…, tác phẩm của Nhất Linh đã có kết cấu mang màu sắc đa tuyến với sự đan xen nhiều vấn đề có tính tư tưởng xã hội. Đoạn tuyệt có hai câu chuyện lồng vào nhau, chuyện lồng trong chuyện. Một chuyện là mối tình sâu sắc giữa Loan và Dũng, còn chuyện kia là xung đột gay gắt giữa hai phe cũ – mới, là mâu thuẫn không thể hòa giải giữa mẹ chồng với nàng dâu. Kết cấu trong Đoạn tuyệt là sự tương ứng, đan xen giữa tiểu thuyết và luận đề, là sự đan xen giữa hiện thực nghiệt ngã, bế tắc của Loan trong gia đình chồng với niềm mơ ước khát khao cháy bỏng được sống một cuộc đời tự do hạnh phúc. Đan xen giữa không gian tù túng, chật hẹp đầy hận thù trong gia đình với không gian bao la, khoáng đạt trên con đường hoạt động của Dũng. Đan xen giữa một mối tình thơ mộng đẹp đẽ với một người chồng ngu độn mà cả đời

chỉ có một chí hướng “trẻ nhờ cha mẹ, già cậy con”. Đan xen giữa cảnh chửi bới đánh đập, vô tình vô nghĩa trong gia đình chồng với sự cảm thông và yêu thương chân thành của vợ chồng cô giáo Thảo dành cho Loan… Sự đan xen giữa các yếu tố, chi tiết nghệ thuật trong Đoạn tuyệt đã từng bước dẫn dắt độc giả đến với luận đề mà nhà văn muốn trình bày. Kết cấu đan xen còn được nhà văn sử dụng nhằm làm nổi bật ý đồ nghệ thuật của mình. Xây dựng hai hệ thống nhân vật đối lập nhau gay gắt trong suy nghĩ và cách sống, Nhất Linh đã thể hiện quan điểm của mình về vấn đề cũ – mới. Theo ông, cái mới sẽ đem lại hạnh phúc cho con người; cái cũ giờ đã lạc hậu, không còn hợp thời. Thay cho kiểu kết cấu chương hồi trong truyện cổ, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã sử dụng kết cấu theo quy luật tâm lý. Kiểu kết cấu hiện đại này đã làm thay đổi toàn bộ thi pháp tiểu thuyết của lớp nhà văn đi trước. Kết cấu trong Đoạn tuyệtNửa chừng xuân chủ yếu phát triển theo diễn biến tâm trạng nhân vật nên khá tự do, linh hoạt. Giáo sư Hà Minh Đức trong lời giới thiệu tác phẩm Nửa chừng xuân đã nhận xét: “Viết Nửa chừng xuân, Khái Hững đã có những đóng góp về nghệ thuật tiểu thuyết. So với những tiểu thuyết được viết ra khoảng năm sáu năm về trước, nghệ thuật tiểu thuyết trong

Nửa chừng xuân đã có những bước tiến vượt bậc. Tác phẩm có kết cấu chặt,

tổ chức cốt truyện có nhiều tình huống éo le, giàu kịch tính được sắp xếp chặt chẽ hợp lý. Các chương xen kẽ nhau theo trình tự không gian thời gian hợp lý, không liên kết theo kiểu chương hồi” [25, 16].

Hiện thực cuộc sống là vấn đề được các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn quan tâm hướng tới nên không gian trong các tác phẩm thường là không gian của cuộc sống đời thường. Không gian gia đình chật hẹp, tù túng trong

Đoạn tuyệt qua cảm nhận của Loan như một “nấm mồ” chôn cất cuộc đời cô:

“Loan nhắm mắt lại, rùng mình nghĩ đến rằng nơi đó là nơi chôn cái đời ngây thơ trong sạch của nàng: ở trong cái động tiên nhỏ ấy, lát nữa… Vẻ trang

hoàng lộng lẫy càng làm rõ vẻ chua cay của sự hiến thân vô nghĩa lý” [41, 67]. Đối lập với không gian ngột ngạt, tù túng trong gia đình nhà chồng là không gian khoáng đạt thênh thang mà Loan luôn hình dung ra Dũng đang sống trong đó. Một không gian rộng lớn luôn mở ra trong trí tưởng tượng của Loan, thể hiện niềm khát khao tự do luôn cháy bỏng trong tâm can nhân vật: “Loan thẫn thờ ngước mắt nhìn lên cao; qua mấy cành bàng điểm lộc non, da trời xanh trong nhẹ vờn mấy làn mây trắng. Nàng nghĩ đến bao nhiêu sự sung sướng nó đợi nàng ở những nơi đâu đâu, mà nàng không bao giờ đi tới, bị những dây vô hình rất chặt nó giữ nàng ở lại đây, không tài nào thoát ly được” [41, 65]. Hay một không gian phố phường nhộn nhịp với hình ảnh những thiếu nữ ngây thơ, vui tươi khiến Loan cũng vui lây rồi “bất chợt đưa tay lên sửa lại mái tóc”. Một không gian ấm cúng trong gia đình Độ khiến cho Dũng nghĩ tới cuộc đời gió bụi, lênh đênh mà chạnh thương thân mình.

Không gian bên ngoài đã phản chiếu không gian tâm trạng trong tâm hồn nhân vật. Ra đi trong tâm trạng vấn vương người cũ, nỗi buồn của Dũng thấm đẫm vào ánh trăng mùa xuân một cảm giác lạnh lẽo, u buồn: “Dũng ngồi khoanh tay yên lặng nhìn mặt trăng mùa xuân lạnh lẽo chạy sau những giải rừng lù mù đen, nối tiếp nhau ở chân trời” [41, 70]. Hay một không gian thê lương, ảm đạm hiện về trong tâm hồn Huy trong đêm cụ Tú Lãm ra đi: “Bên ngoài, gió vẫn thổi vù vù, hạt mưa lốp bốp trên mái ngói. Văng vẳng ở xóm xa tiếng chó sủa đêm” [25, 26]. Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, nỗi buồn của con người thấm vào cảnh vật, nhìn đâu cũng thấy không gian mịt mùng, vô định như chính thân phận mình đang nổi trôi giữa dòng đời: “Mai tỳ tay lên bao cửa nhìn xuống con sông sâu thẳm, nước đỏ lờ đờ, điểm hạt mưa xuân lấm tấm. Chiếc buồm trắng con, xen lẫn vào bọn buồm nâu sắc thẫm, to bản cột cao, rồi theo dòng nước, theo chiều gió trôi đi như lướt trong cảnh rộng

bao la, mà biến vào đám xa mờ mịt. Mai thở dài lo sợ vẩn vơ cho số phận chiếc thuyền con lại trạnh nghĩ vẩn vơ đến phận mình” [25, 43]. Khi tâm trạng vui tươi, phấn khởi thì cảnh vật, không gian cũng như bừng lên sức sống vui tươi đón chào niềm hạnh phúc của con người: “Tia vàng ánh sáng mặt trời xuyên qua khe cửa, Lộc tưởng tượng ngoài kia cảnh vật đương tưng bừng đón chào một ngày quang đãng” [25, 263]. Khái Hưng thật tài tình khi miêu tả tâm trạng xao động của Mai sau lần đầu gặp Lộc. Vẻ hồn nhiên, trong sáng của một cô gái đang ở vào độ tuổi mộng mơ, đang hy vọng đón chờ một tương lai tươi sáng và ngập chìm trong niềm hạnh phúc hân hoan: “Hai bên đường, lá ngô trước gió rung động, lao xao. Cô cũng thấy người cô rung động. Cái rung động, cái cảm giác của sự sung sướng hồn nhiên của tuổi thanh xuân chứa chan hi vọng như cái khí lực bồng bột chứa trong cây, phát ra các búp non trên cành tơ mơn mởn” [25, 52].

Do kết cấu tâm lý nên mạch truyện trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn không theo trình tự thời gian tuyến tính mà phát triển theo “dòng ý thức”, theo tâm trạng của nhân vật. Không chỉ sống trong thời gian hiện tại, các nhân vật trong tiểu thuyết Đoạn tuyệtNửa chừng xuân thường hồi tưởng lại cuộc đời của họ trong quá khứ với cả niềm vui hòa lẫn trong nỗi buồn. Những hồi tưởng ấy giúp người đọc thấu hiểu và cảm thông sâu sắc với hoàn cảnh của nhân vật: “Mai chỉ cố làm ra vẻ can đảm được đến thế. Trí Mai ôn lại cuộc đời quá khứ thì thốt nhiên lòng Mai tủi cực, thổn thức” [25, 225]. Câu hỏi trong hiện tại đã đưa Huy quay trở lại miền ký ức đau thương: “Câu hỏi của chị như gợi sự đau đớn ở trong lòng Huy, như vẽ ra một bức tranh bi thảm. Hồi đó về cuối thu. Cụ Tú Lãm nằm ở giường bệnh, người gầy xọp chỉ còn nắm xương da bọc… [25, 25]. Diễn biến tâm lý trong Đoạn tuyệtNửa

chừng xuân diễn ra phức tạp và tinh tế hơn rất nhiều so với tiểu thuyết truyền

theo quy luật tâm lý chứ không theo trình tự thời gian như tiểu thuyết chương hồi. Diễn biến tâm lý của các nhân vật trong Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt… đã phức tạp, tinh tế hơn nhiều so với những nét tâm lý còn đơn giản trong Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Đoạn tuyệt đã nghiêng hẳn về khuynh hướng hiện đại và chịu nhiều ảnh hưởng của lối viết phương Tây” [41, 17 – 18].

Thời gian trong tác phẩm của Nhất Linh và Khái Hưng không phải thời gian cơ học mà là thời gian tâm lý diễn tiến theo cảm xúc, tâm trạng nhân vật. Gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách, Lộc và Mai hạnh phúc tới mức tưởng như thời gian ngừng trôi: “Hạnh phúc như bao bọc, âu yếm hai tâm hồn khoáng đạt, đã siêu thoát ra ngoài vòng tư tưởng nặng nề, u ám” [25, 262]. Bước chân về nhà chồng trong tâm trạng chán chường, thất vọng, Loan cảm giác “Khắc giờ đằng đẵng như niên”, thời gian như dịch chuyển một cách chậm chạp, nặng nề: “Đồng hồ ngoài nhà tuy mới điểm tám tiếng mà vì ở nhà quê nên hình như đã khuya lắm” [41, 69].

Kết cấu tâm lý cũng cho phép tác phẩm có cách mở đầu và kết thúc rất hiện đại: “Tác phẩm mở đầu bằng cảm giác. Kết thúc cũng bằng cảm giác làm cho người đọc cùng thể nghiệm cảm giác với nhân vật” [61, 58]. Mở đầu Nửa

chừng xuân là hình ảnh Mai đang “ngơ ngác” bên ngoài trường Bảo hộ mong

tìm gặp em. Trong Đoạn tuyệt là sự xuất hiện của bốn nhân vật: Loan, Dũng và vợ chồng Thảo Lâm. Mỗi người một lý lẽ, một quan điểm, họ thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ của mình về gia đình, xã hội, về sự đối lập gay gắt giữa hai tư tưởng cũ – mới. Cách mở đầu tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng rất tự nhiên, dễ dàng dẫn dắt người đọc đi vào số phận, cuộc đời nhân vật để cùng chia sẻ và đồng cảm với nỗi đau riêng của từng nhân vật.

Truyện cổ thường khép lại bằng một kết thúc có hậu với cảnh đại đoàn viên. Kết thúc đó thường đem đến cho độc giả sự thoải mái về mặt tinh thần bởi sự thắng thế của cái thiện đối với cái ác, chính nghĩa đối với gian tà. Khác

với truyện cổ, kết thúc trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là lối kết thúc mở, giúp cho người đọc có nhiều liên tưởng phong phú, đa dạng, mở ra nhiều hướng cho sự phát triển cuộc đời, số phận nhân vật. Nửa chừng xuân khép lại trong cảnh chia tay giữa Mai và Lộc, tác phẩm đã đến hồi kết thúc nhưng dường như câu chuyện vẫn còn bỏ ngỏ, khuyến khích sự phát triển ý tưởng của mỗi người đọc. Liệu đây có phải là cuộc chia ly mãi mãi hay chỉ là tạm thời? Liệu Mai và Lộc có trở về bên nhau tiếp tục tình yêu say đắm còn dang dở?... Rất nhiều câu hỏi vẫn được đặt ra khi câu chuyện đã kết thúc nhưng tác giả lại để người đọc tự đưa ra kết luận theo suy nghĩ riêng của mỗi người.

Còn Đoạn tuyệt lại kết thúc trong niềm hạnh phúc ngập tràn của Loan: “Hiện

giờ có một người sung sướng. Người đó đương đi ngoài mưa gió, quên cả mưa ướt, gió lạnh” [41, 200]. Cuộc đời đầy sóng gió với bao nỗi đắng cay oan nghiệt của Loan cuối cùng cũng được hé mở một tia sáng tươi mới, hứa hẹn một tương lai tươi sáng. Cuốn tiểu thuyết đã khép lại nhưng số phận, cuộc đời nhân vật vẫn ám ảnh, day dứt mãi trong tâm tư người đọc. Đó chính là hiệu quả mà lối kết cấu mở trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã đem đến cho văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX.

Một phần của tài liệu Đóng góp của tự lực văn đoàn qua hai tiểu thuyết đoạn tuyệt của nhất linh và nửa chừng xuân của khái hưng.pdf (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)