Trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống các dõng bạch đàn lai ue35 và ue56 giữa eucalyptus urophylla và e. Exserta bằng phương pháp nuôi cấy mô (Trang 32 - 36)

Bạch đàn lai tự nhiên đã được phát hiện những năm 1950 giữa Eucalyptus pausiflora với E. dives (Fryor, 1950), trong những năm sau này các giống lai tự nhiên đã được phát hiện giữa E. camandulensisE. tereticornis với tên gọi là E. hybrid ở Ấn Độ (cuối những năm 1970) và giống lai giữa E. grandis với E. urophylla ở Brazil vào đầu những năm 1980. Giống lai tự nhiên cũng được phát hiện giữa E. obliqua với E. pulchella ở Tasmania (Potts, Reid, 1983). Nhờ chọn lọc và khảo nghiệm giống mà nhiều giống lai có năng suất cao đã được đưa vào sản xuất trên quy mô lớn.

Lai giống Bạch đàn đã được nhiều nước quan tâm từ cuối những năm 1960. Phương pháp lai giống Bạch đàn cũng được giới thiệu áp dụng trong các nước (Moncur, 1995). Nhiều tổ hợp lai khác loài mà E. grandisE. urophylla được dùng làm cây mẹ đã được tạo ra. Theo Martin (1989) thì đến năm 1989 đã có hơn 20 tổ hợp lai khác loài được tạo ra ở chi Bạch đàn, trong đó chủ yếu là nhóm E. grandisE. urophylla được dùng làm cây mẹ. Còn theo Shuxiong (1989) thì từ năm 1975 Viện nghiên cứu lâm nghiệp Quảng Tây (Trung Quốc) đã tạo được một số tổ hợp lai E. saligna x E. exserta, trong đó một số cá thể của cây lai có thể tích thân cây vượt E. exserta đến 82%.

Từ năm 1989 Viện lâm nghiệp nhiệt đới của Trung Quốc cũng tạo ra 204 cây lai (không phải tổ hợp lai) giữa E. urophylla với E. tereticornis, E. camaldulensis.

E. exserta, E. grandis, E. salignaE. pellita, trong đó một số cá thể cây lai E. urophylla x E. tereticornisE. urophylla x E. camaldulensis đã có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng so với bố mẹ của chúng, cây lai có thể tích vượt bố mẹ tương ứng là 120,7% và 89,4% (Xing & Wang, 1996; Shen Xihuan, 2000).

Các tổ hợp lai thuận nghịch giữa E. urophyllaE. grandis đã được tạo ra ở Trung Quốc (Wang & Yang, 1996, Rezede Gabriel & Rezende Marcos, 2000). Ở Brazin và Indonesia (Hardlyanto & Tridasa, 2000). Một loạt tổ hợp lai giữa các loài

E. alba, E. camaldulensis, E. microtheca, E. terericornis, E. polycarpa

E.torelliana cũng được tạo ở Ấn Độ trong các năm 1991 - 1999 (Paramathma, Surendran, 2000). Sau này nhiều giống lai khác loài giữa E. grandis E. urophylla, giữa E. urophyllaE. tereticornis, E. camaldulensis, E. exserta, E. grandis, E. salignaE. pellita đã được khảo nghiệm, từ đó đã chọn được những giống lai có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng so với bố mẹ và có tính chống chịu gió, được sử dụng cho các chương trình trồng rừng ở Trung Quốc (Bai Jiayu et al, 2003). Các giống lai trong loài Bạch đàn caman cũng đang được trồng có kết quả ở ThaiLand.

Nghiên cứu của Glori (1993) ở Philippin cho thấy trong các giống giữa các loài Bạch đàn E. pellita, E. degluptaE. urophylla sau 4 năm trồng các tổ hợp lai

E. deglupta x E. pellitaE. pellita x E. urophylla đều có thể tích thân cây cao hơn các loài cây bố mẹ. Lai thuận nghịch và tế bào chất có ảnh hưởng rất lớn đến ưu thế lai, vì thế có vai trò quan trọng trong chọn giống cây rừng.

Tuy vậy trong một số trưởng hợp cây lai F1 E. grandis x E. dunii sau 4 năm chỉ có thể tích thân cây 52 dm3/cây, còn thể tích thân cây của mẹ và bố tương ứng là 261 dm3/cây và 132 dm3/cây (de Asiss, 2000).

Chương trình cải thiện giống cho E. pellita dựa trên lai thuận nghịch cũng được thực hiện tại Pointe Noire ở Công Gô. Sinh trưởng của những cá thể tốt nhất của các tổ hợp lai xa khác loài đã vượt trội (superior) các xuất xứ của loài thuần (loài bố mẹ) (Harwood, 1998).

Nhờ sử dụng giống lai được đánh giá qua khảo nghiệm giống và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh (trong đó có bón phân Kali và vi lượng) mà ở Brazin

và Nam Phi đã tạo được các rừng trồng có năng suất 30-50 m3

/ha/năm (Stape, da Silva, 2007).

Điều đó cho thấy lai giống, khảo nghiệm giống và nhân giống là những khâu không thể thiếu khi phát triển các giống lai cho Keo lai và Bạch đàn lai. Đây là một hướng đi đang được các nhà lâm nghiệp ở nhiều nước trên thế giới áp dụng có kết quả để tạo ra các giống lai có năng suất cao (Lê Đình Khả, 2008).

Số lượng các loài Bạch đàn đã được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô ngày càng tăng, đến năm 1987 đã có trên 20 loài Bạch đàn khác nhau được nuôi cấy thành công. Các nhà khoa học Ấn Độ thành công trong việc tạo cấy mô từ các cây chội Bạch đàn Eucalyptus camandulensis, E. tereticornis, E. globulus, E. torelliana. Cây mô có nguồn gốc từ cây ưu việt sinh trưởng nhanh gấp 3 lần và đồng đều hơn là cây mọc từ hạt của cùng cây mẹ. Tại Australia, nhân giống nuôi cấy mô đã được áp dụng để nhân nhanh cho các cây được chọn cho tính chịu mặn trong đất và đang được sản xuất với quy mô lớn cho loài E. camandulensis.

Trung Quốc là một nước thành công trong việc tạo cây nuôi cấy mô cho các loài cây thân gỗ. Đến nay đã có hơn 100 loài cây thân gỗ được nuôi cấy như Dương, Bạch đàn, Tếch, Bao đồng (cây Hông). Là một trong những nước ứng dụng sớm và thành công nuôi cấy mô vào trồng rừng trên diện rộng. đến năm 1991 ở vùng Nam Trung Quốc, người ta đã tạo ra trên 1 triệu cây mô của các cây và các dòng lai được chọn lọc. Những cây mô này được dùng như là những cây đầu dòng để tạo cây hom tại các vườn ươm địa phương và dùng thẳng vào trồng rừng (Nguyễn Quang Thạch, 2000).

Hiện nay, nuôi cấy mô tế bào cũng là một biện pháp nhân giống được áp dụng nhiều ở các loài cây lá kim nhằm phục vụ cho các chương trình trồng rừng dòng vô tính. Một số loài Thông đã được nuôi cấy thành công đó là: Pinus nigra, P. caribaea, P. pinaster… Có tới 30 loài trong số loài cây lá kim được nghiên cứu nuôi cấy mô đã đạt được những thành công bước đầu, trong đó phải kể đến các loài Bách tán (Araucaria), Liễu sam (Cryptomeria japonica), Bách xanh (Nguyễn Quang Thạch, 2000)… Trong số 30 loài cây lá kim đã được nuôi cấy mô, có 4 loài được đưa vào sản xuất trên diện rộng đó là Cù tùng (Sequoia sempvirens) ở Pháp, Thông

P. radiate ở viện nghiên cứu lâm nghiệp New Dilan; Thông P. taera và Pseudotsuga menziesii ở Mỹ.

Darus H. Ahmas thuộc viện nghiên cứu lâm nghiệp Malaysia đã nuôi cấy mô tế bào cây keo tai tượng (Accasia mangium) bằng môi trường MS có bổ sung 3% Sucrose, 0,6% agar và 0,5 mg/l BAP cho giai đoạn nhân chồi. Những chồi có chiều cao >0,5cm được cấy vào môi trường tạo rễ và chất điều hoà sinh trưởng tốt nhất cho tạo rễ là IBA 1000 ppm với tỷ lệ ra rễ là 40% (O. L. Gamborg, G. C. Phillips, 1997).

Người ta cũng đã nhân giống thành công Phi lao bằng biện pháp nuôi cây mô và đã trồng so sánh với cây hạt trong nhà kính. Kỹ thuật này đang được áp dụng để tạo cây mô Phi lao sinh trưởng nhanh, kháng bệnh và cố định đạm cao cho trồng rừng (Nguyên Quang Thạch, 2000).

Các biện pháp nuôi cấy mô cũng đã được áp dụng cho cây Tếch (Tectona grandis). Gupta và các cộng sự (1979) đã mô tả sự hình thành cụm chồi từ phần cắt của cây non và từ mầm cây 100 tuổi, từ đó họ có thể tạo được 500 cây nuôi cấy mô từ một chồi ở cây trưởng thành và 3000 cây từ 1 cây non trong một năm. Kaosaard (1990) cho biết Thái Lan cũng phát triển thành công kỹ thuật nuôi cấy mô vào năm 1986 cho cây Tếch và cho phép tạo ra 500.000 chồi từ một chồi trong một năm (Ikemori, Y.K., 1987). Perhutani (Indonesia, 1991) đã thử nghiệm và nuôi cấy mô thành công đối với loài Tếch và một vài cây mô đã được đem trồng thử.

Nhân giống nuôi cấy mô tế bào đối với cây rừng đã thu được những thành công đáng kể, đây là một khâu quan trọng góp phần tăng năng suất rừng trồng trên thế giới trong những năm gần đây. Trong đó phải kể đến công nghệ nhân giống nuôi cấy mô cây Tếch, các dòng Bạch đàn chọn lọc ở Thái Lan, Trung Quốc, các loài Bạch đàn lai ở Brazin, Công Gô, Australia, cây Vân sam (Picea), Thông Radiata (Pinus radiata) ở New Zealand, Thông Caribê (Pinus caribaea) và Thông lai (P. caribaea x P. elliottii) ở Austraylia… (Dr. Phundan sigh, 2001).

W.Nitiwattanachai (Trindate, H. Ferreina, J. G. Pais, M. S. Aloni, R., 1990) đã nuôi cấy thành công cây Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Môi trường nhân

nhanh chồi là MS (1962) + 10 μM BAP + 0,5 μM IBA, môi trường sử dụng cho tạo rễ là White (1963) + 2 μM IBA + 1 μM NAA.

Cũng với cây Keo tai tượng, V.J. Hartney và cs thuộc (Division of Forest Research) đã sản xuất cây con thành công bằng nuôi cấy chồi in vitro. Môi trường nuôi cấy được sử dụng là WPM + 3% Sucrose + 0,8 % agar + 1 μM BAP + 1 μM NAA. Nhiệt độ trong quá trình nuôi cấy duy trì ở 250

C (± 40C), giai đoạn khử trùng mẫu để tạo vật liệu ban đầu tác giả đã sử dụng muối hypoclorite 4% và khử trùng trong thời gian 20 phút (sharma, J.K., 1994).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống các dõng bạch đàn lai ue35 và ue56 giữa eucalyptus urophylla và e. Exserta bằng phương pháp nuôi cấy mô (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)