a. Thành tựu.
Từ khi thành lập đến nay phòng đã tham gia ba lần Hội chợ tỉnh, đứng ra tổ chức hai lần Hội chợ của Huyện và phối hợp với các ban ngành tham gia tổ chức Lễ hội Tây Thiên các năm và đã được đánh giá rất cao.
Sau ba năm thành lập, tỷ trọng dịch vụ của toàn huyện đã tăng từ 20% năm 2004 lên 36% năm 2007, cơ cấu nền kinh tế đang có sự dịch chuyển mạnh, và trong tương lai gần khả năng dịch vụ của huyện có thể chiếm trên 50% tỷ trọng trong cơ cấu nền kinh tế.
Nhờ có sự quản lý sát sao của Phòng Thương mại – Du lịch mà hoạt động Thương mại – Du lịch của huyện được hoạt động đúng hướng, tình trạng gian lận Thương mại cũng dần được giảm bớt.
Đối với du lịch: Cũng nhờ có sự cố gắng của các cấp, ban, ngành và nhân dân mà hàng năm du lịch Tam Đảo đã thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan, du lịch. Năm 2004 lượng khách du lịch cả trong và ngoài nước đến với Tam Đảo là 729.172 lượt, đến năm 2007 đã tăng lên 914.000 lượt. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện về Du lịch - Dịch vụ tăng từ 34.02% (2004) lên 37.38% (2007).
Nhờ có sự tham mưu của phòng với Uỷ ban nhân dân huyện mà hiện nay chính sách thương mại của huyện đã được điều chỉnh ít nhiều để phù hợp với tiềm năng của huyện nhà.
Mặc dù Tam Đảo đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế đang diễn ra theo xu hướng giảm dần tỷ trọng nông nghệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Tuy vậy, cơ cấu kinh tế còn khá nặng về nông nghiệp, CN – TTCN – XD chiếm tỷ trọng nhỏ (10%). Trong cơ cấu giá trị sản xuất tính theo giá hiện hành, năm 2004 nông nghiệp chiếm 70,95%, CN – TT, công nghiệp chiếm 5,01; thương mại, dịch vụ và du lịch chiếm 24,53. Đến năm 2007, giá trị sản xuất nông nghiệp đã giảm xuống còn 61,15% (giảm 9,08% so với năm 2004); CN – TTCN – XD chiếm 7,74% (tăng 2,73% so với năm 2004); thương mại, dịch vụ và du lịch đã tăng lên chiếm 31,26% (tăng 6,73% so với năm 2004).
So với cơ cấu kinh tế của tủnh Vĩnh Phúc: Nông nghiệp huyện Tam Đảo cao hơn 35,25%; CN – TTCN – XD thấp hơn 37,66%; TM – DV – DL cao hơn 2,56%. So với cả nước thì nông nghiệp huyện Tam Đảo cao hơn
39,35%, CN –TTCN – XD thấp hơn 32,26%, TM – DV – DL thấp hơn 6,97%.
Bảng 2.6: So sánh cơ cấu kinh tế của huyện Tam Đảo so với tỉnh Vĩnh Phúc và cả nước. ĐVT: % Ngành sản xuất Huyện Tam Đảo (1) Tỉnh Vĩnh Phúc (2) Cả nước (3) So sánh với Tỉnh Vĩnh Phúc (1 – 2) Cả nước (1 – 3) 1. Nông nghiệp 61,15 25,90 21,80 + 35,25 + 39,35 2. CN – TTCN – XD 7,74 45,40 39,97 - 36,66 - 32,26 3. TM – DV – DL 31,26 28,70 38,23 + 2,56 - 6,97
Nguồn: Báo cáo tổng hợp rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001 – 2010 và định hướng đến năm 2020 và Nguyễn Quang Thái.
b. Nguyên nhân.
- Phòng luôn thực hiện nghiêm chỉnh quy định, hướng dẫn của các cơ quan cấp trên nhằm quản lý tốt hoạt động thương mại, du lịch trên địa bàn toàn huyện.
- Mặc dù mới thành lập, nhưng Phòng luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm là phải phát chú trọng triển thương mại du lịch vì chỉ như thế huyện tam Đảo mới sớm phát triển được, đời sống nhân dân trong huyện mới được nâng cao.
- Tuy trình độ của một số nhân viên còn chưa cao nhưng với tinh thần giúp đỡ nhau vì sự phát triển chung nên cũng không gặp nhiều khó khăn trong công việc.
- Phòng cung thường xuyên tổ chức những cuộc họp để thống kê tình hình công việc đã làm, kiểm điểm những sai sót và đề ra phương hướng cho thời gian tới.