CƠ CHẾ VÀ QUÁ TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT THEO HƢỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HS.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật (Trang 44 - 59)

- Chọn biến cố sau hiệu ứng:

CƠ CHẾ VÀ QUÁ TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT THEO HƢỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HS.

HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HS.

Hiện nay, trong dạy - học tích cực, để tổ chức các hoạt động học tập cho HS, người ta thường sử dụng các biện pháp như: sử dụng câu hỏi, bài tập; sử dụng phiếu học tập; sử dụng dạy học nêu và giải quyết vấn đề...

Tuy nhiên, để thiết kế được các câu hỏi, bài tập, tình huống học tập... đòi hỏi người GV phải có năng lực sư phạm tốt, biết cách khai thác nội dung SGK, phân chia các thành phần kiến thức cho phù hợp, loại kiến thức nào nên dùng câu hỏi, kiến thức nào nên dùng bài tập hay phiếu học tập, kiến thức nào có thể thiết kế thành tình huống học tập... Sau khi phân loại kiến thức phù hợp với các biện pháp rồi, GV lại phải làm thế nào để thiết kế các câu hỏi, bài tập, tình huống...? sử dụng trực tiếp nội dung SGK hay dựa trên một loại PTDH nào đó?

Nếu chỉ sử dụng SGK để thiết kế các câu hỏi, bài tập, tình huống dạy - học... thì chỉ mới phát triển được khả năng tìm ý của HS; còn bản chất kiến thức đó như thế nào HS khó có thể hiểu thấu. Mặt khác cũng hạn chế khả năng quan sát, nhận xét và phát triển các kỹ năng tư duy cho HS.

Vì vậy, sử dụng SGK kết hợp với một loại PTDH nào đó sẽ khắc phục được những khó khăn trong việc thiết kế các câu hỏi, bài tập, phiếu học tập của GV. Khi GV sử dụng PTDH để tổ chức hoạt động học tập cho HS, có thể cùng lúc phát triển ở các em nhiều kỹ năng như: quan sát, nhận xét, phân tích,

tổng hợp, so sánh... Lúc này, PTDH lại đóng vai trò là nguồn tri thức chủ yếu, còn SGK được dùng với tư cách là để đối chiếu, xác nhận, chính xác hóa lại những kiến thức HS rút ra từ việc trả lời các câu hỏi, bài tập, phiếu học tập... thông qua việc sử dụng PTDH của GV.

Thật vậy, việc kết hợp sử dụng PTDH và SGK để thiết kế các hoạt động học tập phát huy rất tốt tính tích cực học tập của HS, HS hoàn toàn chủ động tìm kiếm, khám phá kiến thức, còn GV chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động của HS; giờ học diễn ra theo đúng tính chất dạy - học lấy HS làm trung tâm.

Với các tư liệu đẹp, phong phú, chú thích rõ ràng, dễ quan sát; các đoạn phim hoạt hình hay Video mô tả chi tiết các cơ chế và quá trình sinh lí thực vật. Chương trình mô phỏng cung cấp cho GV các PTDH hữu hiệu để có thể dễ dàng thiết kế và tổ chức các hoạt động khám phá cho HS.

Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ minh họa cho việc sử dụng các chương trình mô phỏng để thiết kế các hoạt động học tập theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS. (Đây chỉ là những ví dụ có tính chất minh họa, GV có thể dựa theo đó để thiết kế các hoạt động tương tự trong giáo án của mình hoặc có thể có những cách tổ chức khác là tuỳ thuộc vào dụng ý sư phạm của mỗi người đối với mỗi bài học cụ thể).

Ví dụ 1: Dạy bài 23:

Vận động hƣớng động (trang 97)

Để minh họa cho các loại vận động hướng động, SGK đưa các hình 23.1; 23.2a; 23. 2b; 23.3; 23.4. Các hình này tuy mô tả được các loại vận động hướng động, thế nhưng chúng là các hình tĩnh nên chưa thể hiện được hết tính động, cũng như các cơ chế vận động hướng động. Do vậy chúng tôi đã sưu tầm và thiết kế để bổ sung thêm một số đoạn phim sau kết hợp với một số hình ảnh trong SGK:

- Đoạn phim 1: Hướng đất dương - Đoạn phim 2: Hướng đất âm - Đoạn phim 3: Hướng sáng dương

Sau khi đã có đầy đủ các tư liệu, chúng tôi tiến hành tổ chức hoạt động học tập cho HS như sau:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm vận động hướng động

* Thao tác 1:

- GV phát phiếu học tập số 1 với nội dung như sau:

Điều kiện chiếu sáng Phản ứng sinh trưởng của cây non Chiếu sáng từ một phía

Trong tối hoàn toàn Chiếu sáng từ mọi phía

- GV chiếu H1 mô phỏng quá trình sống của cây với các điều kiện chiếu sáng khác nhau.

H1: Cây với các điều kiện chiếu sáng khác nhau - Yêu cầu HS quan sát và hoàn thành phiếu học tập số 1

* Thao tác 2 :

- HS hoàn thành phiếu học tập. * Thao tác 3:

- GV gọi một vài HS trình bày kết quả. - GV nhận xét và chiếu đáp án đúng.

thân cây như thế nào?

- HS: không đồng đều: một phía sinh trưởng chậm hơn phía kia. * Thao tác 4:

- GV nhấn mạnh đó là quá trình hướng động.

(?) Thế nào là hướng động? Có mấy loại hướng động?

- HS: + Hướng động là phản ứng sinh trưởng không đồng đều tại 2 phía cơ quan của cây đối với kích thích từ một hướng của tác nhân ngoại cảnh.

+ Có 2 loại hướng động: hướng động dương và hướng động âm

* Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại vận động hướng động

* Thao tác 1:

- GV phát phiếu học tập số 2 với nội dung: Các kiểu

hướng động

Khái niệm Tác nhân Cơ chế chung Vai trò

Hướng đất Hướng sáng Hướng nước Hướng hóa

- GV chiếu lần lượt các đoạn phim 1, 2, 3 và các hình 2, 3 mô phỏng các loại hướng động.

Phim số 1: Hướng đất dương

Phim số 2: Hướng đất âm

Phim số 3: Hướng sáng dương

Hình số 3: Hướng hóa

- Yêu cầu HS quan sát các đoạn phim và hình ảnh để hoàn thành phiếu học tập số 2.

* Thao tác 2:- HS sau khi quan sát sẽ hoàn thành phiếu học tập. * Thao tác 3: - GV gọi một vài HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét và chiếu đáp án đúng. - HS ghi vào vở nội dung bài học.

* Hoạt động 3 : Củng cố, hoàn thiện kiến thức

* Thao tác 1: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

(?) Thế nào là hướng động? Có những loại hướng động nào? (?) Cơ chế chung của các loại hướng động?

(?) Vai trò của các hướng động trong đời sống của thực vật? * Thao tác 2: HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi của GV.

* Thao tác 3: GV nhận xét, chốt lại kiến thức của bài học và dặn dò về nhà.

Ví dụ 2:Dạy bài 34:

Sự sinh trƣởng và phát triển ở thực vật

Để minh họa cho chu kì sinh trưởng và phát triển ở cây một năm, SGK đưa các hình 34.1 và hình 34.2 để minh họa đặc điểm để so sánh giữa cây một lá mầm và cây hai lá mầm. Chúng tôi đã thiết kế hình ảnh động để mô phỏng chu kì sinh trưởng và phát triển của cây một năm cũng như đã sưu tầm thêm

các hình ảnh như sau:

- Đoạn phim 1: Chu kì sinh trưởng và phát triển của cây một năm - H1: Chu kì sinh trưởng và phát triển của cây một năm

- H2: Sinh trưởng sơ cấp của thân ; H3: Mô phân sinh ngọn

- H4: Sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp của cây thân gỗ ; H5: Giải phẩu khúc gỗ Sau khi đã có đầy đủ các tư liệu, chúng tôi tiến hành tổ chức hoạt động học tập cho HS như sau:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng và phát triển

* Thao tác 1: - GV chiếu H1 mô phỏng chu kì sinh trưởng và phát triển của cây một năm.

H1: Chu kì sinh trưởng và phát triển của cây một năm.

- Yêu cầu HS quan sát hình kết hợp với thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi sau:

(?) Cho biết giai đoạn nào là sinh trưởng và giai đoạn nào là phát triển? (?) Thế nào là sinh trưởng và thế nào là phát triển?

(?) Trong giai đoạn sinh trưởng có xảy ra phát triển không? Và ngược lại? (?) Tốc độ của quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra như thế nào?

* Thao tác 2: - HS quan sát hình, nghiên cứu SGK trả lời :

+ Sinh trưởng là quá trình tăng không thuận nghịch kích thước cơ thể thực vật do tăng số lượng và kích thước tế bào.

+ Phát triển là quá trình bao gồm sự sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái

+ Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình liên tiếp xen kẽ nhau + Tốc độ của quá trình sinh trưởng và phát triển không giống nhau * Thao tác 3:

- GV tiếp tục chiếu phim mô phỏng chu kì sinh trưởng và phát triển của cây một năm, yêu cầu HS quan sát và cho biết:

(?) Các giai đoạn trong chu kì, trình bày đặc điểm của từng giai đoạn?

(?) Nắm bắt các giai đoạn trong chu kì sinh trưởng, phát triển của cây một năm ta ứng dụng vào thực tế như thế nào? Cho ví dụ?

- HS sau khi quan sát phim sẽ trả lời:

+ Các giai đoạn trong chu kì sinh trưởng và phát triển của cây một năm: Nảy mầm, mọc lá, sinh trưởng mạnh, ra hoa, tạo quả, quả chín.

+ Nắm bắt các giai đoạn để có thể kết thúc ở một giai đoạn nào đó của chu kì tuỳ theo mục đích yêu cầu sử dụngtrong đời sống hay công nghệ hay để giống...

* Hoạt động 2: Sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp

* Thao tác 1: - GVchiếu H2, H3 mô phỏng quá trình sinh trưởng sơ cấp của thân.

H3: Mô phân sinh ngọn

- Yêu cầu HS quan sát hình và chỉ rõ vị trí, kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp của thân rồi rút ra kết luận chung về sinh trưởng sơ cấp của cây là gì? * Thao tác 2: - HS: Sinh trưởng sơ cấp của cây là sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và của rễ do hoạt động phân bào nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ

* Thao tác 3:

- GV chiếu H4, H5 mô phỏng quá trình sinh trưởng sơ cấp, thứ cấp của thân và giải phẩu khúc gỗ.

H5: Giải phẩu khúc gỗ - Yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau: (?) Thế nào là sinh trưởng thứ cấp?

(?) Nhóm thực vật một lá mầm hay hai lá mầm có sinh trưởng thứ cấp? (?) Kết quả của kiểu sinh trưởng đó là gì?

(?) Các tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây gỗ được sinh ra từ đâu? * Thao tác 4:

- Sau khi quan sát HS trả lời:

+ Sinh trưởng thứ cấp làm cho cây lớn về chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh bên tạo ra

+ Nhóm thực vật hai lá mầm có kiểu sinh trưởng thứ cấp + Quá trình này tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và libe thứ cấp

+ Hoạt động của tầng phát sinh vỏ tạo ra: vỏ cây (bao gồm: libe thứ cấp, tầng sinh bần và bần)

* Hoạt động 3: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển

- GV: yêu cầu HS Nghiên cứu SGK kết hợp với kiến thức trong thực tế hãy cho biết các yếu tố bên trong và bên ngoài nào ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây?

- HS:

+ Yếu tố bên trong:

 Hoocmon thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng của cây + Yếu tố bên ngoài

 Độ ẩm  Nhiệt độ  Ánh sáng  Phân bón

* Hoạt động 4 : Củng cố, hoàn thiện kiến thức

* Thao tác 1: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

(?) Thế nào là sinh trưởng và phát triển? Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển?

(?) Nắm bắt chu kì sinh trưởng và phát triển của cây để làm gì? (?) Thế nào là sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp?

(?) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển? * Thao tác 2: HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi của GV.

* Thao tác 3: GV nhận xét, chốt lại kiến thức của bài học và dặn dò về nhà.

Ví dụ 3:Dạy bài:

Sinh sản hữu tính ở thực vật (Trang 163)

Để minh họa cho chu kì phát triển từ hạt đến hạt ở thực vật bậc cao, SGK đưa các hình 42.1 và hình 43.2 ; tuy nhiên đây chỉ là hình ảnh tĩnh không mô phỏng được bản chất bên trong của quá trình. Thế nên chúng tôi đã thiết kế hình ảnh động để mô phỏng chu trình sống của thực vật hạt kín như sau:

- Đoạn phim 1: Chu trình sống của thực vật hạt kín.

Sau khi đã có đầy đủ các tư liệu, chúng tôi tiến hành tổ chức hoạt động học tập cho HS như sau:

* Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm sinh sản hữu tính

* Thao tác 1:

P: Cừu đực x Cừu cái  Giảm phân GP: Giao tử đực (n) ; Giao tử cái (n)

 Thụ tinh

F1: Cừu con (2n)

(?) Đây có phải là hình thức sinh sản vô tính không? Giải thích? - HS: Không phải sinh sản vô tính

* Thao tác 2:

- GV: Đây là hình thức sinh sản hữu tính. (?) Thế nào là sinh sản hữu tính?

- HS: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực (n) và giao tử cái (n) thành hợp tử (2n) thông qua thụ tinh.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật bậc cao * Thao tác 1:

- GV chiếu phim về chu trình sống của thực vật hạt kín (bên dưới). - Yêu cầu HS quan sát và hoàn thành phiếu học tập (bên dưới): * Thao tác 2:

- HS quan sát phim và hoàn thành phiếu học tập

- GV yêu cầu một vài em trình bày kết quả, sau đó nhận xét và đưa ra đáp án.

* Thao tác 3:

- GV yêu cầu HS xem kết quả ở phiếu học tập kết hợp với thông tin ở SGK trình bày nội dung bài học vào vở theo hệ thống câu hỏi sau:

(?) Thế nào là sự thụ phấn và sự thụ tinh? (Hình thành hạt phấn? Hình thành túi phôi? Thụ phấn? Nảy mầm của hạt? Thụ tinh?)

(?) Sự tạo quả và kết hạt diễn ra như thế nào? (?) Sự chín của quả và hạt?

* Thao tác 4: HS sau khi quan sát phim, hoàn thành phiếu học tập sẽ trả lời: 1. Sự thụ phấn và thụ tinh:

- Hình thành hạt phấn:

+ Từ mỗi 1 tế bào mẹ trong bao phấn (2n) giảm phân cho 4 tiểu bào tử đơn bội (n).

+ Mỗi tế bào con (n) nguyên phân  Hạt phấn (n) : - Tế bào ống phấn (n) - Tế bào sinh sản (n) + Tế bào sinh sản (n) nguyên phân  Hai giao tử đực (tinh trùng)

- Hình thành túi phôi:

+ Từ mỗi 1 tế bào mẹ của noãn (2n) giảm phân : -3 tế bào dưới (tiêu biến) -1 tế bào (sống sót)

+ 1 tế bào sống nguyên phân 3 lần liên tiếp  cấu trúc gồm 7 tế bào và 8 nhân gọi là túi phôi chứa: noãn cầu đơn bội (tế bào trứng), nhân phụ (2n), 2 tế bào kèm, 3 tế bào đối cực.

- Thụ phấn:

+ Định nghĩa: Thụ phấn là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến đầu nhụy của hoa cùng loài

+ Hình thức: Tự thụ phấn và giao phấn + Tác nhân: Gió hoặc côn trùng

Hạt/ Quả Hoa

(...) (...)

Tế bào mẹ hạt phấn (...) (...) (...)

(...) 4 đại bào tử đơn bội (3 tế bào tiêu biến) Nguyên phân 1 lần (...)

Hạt phấn Túi phôi

Tế bào sinh sản

(...)

Tế bào ống phấn

Nhân lưỡng bội Trợ bào Tế bào đối cực (...) (...) (n) (2n) Sau thụ phấn (...) Ống phấn (...) Hợp tử (...) Nội nhũ Phôi Bao phấn Noãn

- Nảy mầm của hạt phấn:

Hạt phấn rơi vào đầu nhụy nảy mầm mọc ra một ống phấn. Ống phấn theo vòi nhụy đi vào bầu nhụy, hai giao tử đực được ống phấn mang tới noãn - Thụ tinh:

+ Thụ tinh là sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo hợp tử + Ống phấn qua lỗ noãn vào túi phôi

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật (Trang 44 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)