Tập đoàn kinh tế là một cơ cấu sở hữu được tổ chức thành hệ thống với quy mô lớn, vừa có chức năng sản xuất kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường khả năng tích tụ, tập trung cao nhất các nguồn lực (tài chính, lao động, công nghệ... ) để có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường nhằm tối đã hoá lợi nhuận thông qua hoạt động trên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau.
Ở Việt Nam, sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải có những tập đoàn kinh tế mạnh, giữ vai trò chủ đạo và điều tiết một số lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế để hạn chế sự thao túng và chi phối của nhiều công ty đa quốc gia và các tập đoàn kinh tế tư bản quốc tế xâm nhập vào Việt Nam.
Điều 149 Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp quy định: “Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có quy mô lớn có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con. Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp”. Khác với sự hình thành các tập đoàn kinh tế tư bản nước ngoài được hình thành trên cơ sở sáp nhập, mua bán, đầu tư vốn giữa các doanh nghiệp thì sự hình thành các tập đoàn kinh tế Việt Nam theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con là kết quả và là giải pháp để thực hiện chủ trương đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước mà cụ thể là việc chuyển đổi và tổ chức lại các Tổng công ty nhà nước của Chính phủ. Hiện nay, Chính phủ đã thí điểm thành lập một số tập đoàn kinh tế Nhà nước, trên cơ sở các Tổng công ty 91 như các tập đoàn Công nghiệp Cao su, Điện lực, Dầu khí, Than - Khoáng sản, Công nghiệp xây dựng, ...
Ở khu vực kinh tế dân doanh, các tập đoàn kinh tế cũng đã dần dần hình thành theo qui luật vốn có của nền kinh tế thị trường, như Hòa Phát, Nam Long, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) ... Vì thế, thực tế đang đòi hỏi một khung pháp lý đầy đủ, đúng đắn cho sự hình thành và phát triển của tập đoàn kinh tế nói chung và cho tập đoàn kinh tế Nhà nước nói riêng.
Về cơ sở kinh tế để xây dựng khung pháp lý: Kinh doanh là hoạt động
dịch vụ để tìm kiếm lợi nhuận tối đa. Chủ thể của hoạt động kinh doanh có thể là một cá nhân hay một tổ chức tùy vào đặc điểm và quy mô kinh doanh của mỗi ngành hàng. Chủ thể kinh doanh là một tổ chức được gọi là doanh nghiệp. Căn cứ vào chế độ sở hữu và bản chất kinh tế - xã hội, luật pháp phân loại doanh nghiệp dưới các tên gọi như: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp dân doanh, công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần ...
Một doanh nghiệp ăn nên làm ra, có nhiều vốn tích lũy từ lãi sau thuế, đều có khát vọng tiếp tục phát triển bằng tái đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận nhiều hơn nữa. Nhưng doanh nghiệp đó sẽ đầu tư vào đâu để tránh rủi ro, bởi khi doanh nghiệp đó có quy mô kinh doanh “quá tải” và quan liêu trong quản trị doanh nghiệp do lớn hơn khả năng quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp, chuỗi quản trị trực tuyến sẽ bị kéo dài, cuối cùng, hậu quả là lợi nhuận ít, thậm chí thua lỗ. Đồng thời, khi cung hàng hóa của doanh nghiệp đó sẽ vượt quá cầu của xã hội, dẫn đến giảm sút lợi nhuận hay thua lỗ.
Do đó, để khắc phục, hạn chế các nguy cơ trên, doanh nghiệp này sẽ sử dụng vốn tích lũy của mình để đầu tư sang các ngành hàng khác, ở các vùng lãnh thổ khác, do các doanh nghiệp khác kinh doanh bằng nhiều cách, như lập doanh nghiệp mới, mua lại doanh nghiệp đã có, mua cổ phiếu của các công ty cổ phần đại chúng đang niêm yết đến mức có quyền chi phối nó ... Đó là một quá trình dài của sự tích lũy tư bản. Cuối cùng, doanh nghiệp ban đầu sẽ trở thành chủ sở hữu vốn hay nắm tỷ lệ vốn chi phối trong vốn điều lệ ở nhiều doanh nghiệp khác. Rồi nó cũng thoát ly khỏi hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực sản xuất hàng hóa cụ thể, mà chỉ hoạt động đầu tư, trở thành công ty tài chính hay ngân hàng thương mại với tư cách là chủ sở hữu vốn chi phối trong vốn điều lệ của nhiều doanh nghiệp khác.
Khi đó và chỉ khi đó mà thôi, tập đoàn kinh tế mới hình thành và phát triển theo hướng vừa đa lĩnh vực ngành hàng kinh doanh, vươn ra thị trường
quốc gia và thế giới, vừa đa sở hữu. Trong đó, công ty mẹ thường cũng là một công ty cổ phần, hoạt động đầu tư vốn vào các doanh nghiệp con trên quy mô lớn. Doanh nghiệp con có thể tồn tại dưới loại hình công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty TNHH hay công ty TNHH một thành viên là công ty mẹ.
Như vậy, tập đoàn kinh tế là kết quả của quá trình tích tụ tư bản trong nền kinh tế thị trường. Nó không có “ngày sinh, tháng đẻ”, không có ai ra quyết định thành lập hay đăng ký thành lập như doanh nghiệp, do đó nó không phải là một thực thể pháp lý, nó vô hình, không có tư cách pháp nhân.
Vì vậy, xét về bản chất, tập đoàn kinh tế trước hết không phải là một nhóm công ty có quy mô lớn như Luật Doanh nghiệp 2005 xác định.
Về quan hệ của các doanh nghiệp trong tập đoàn: Nhóm doanh nghiệp
chỉ được gọi là tập đoàn kinh tế khi chúng có mối quan hệ sở hữu vốn đầu tư, trong đó có một doanh nghiệp nắm giữ tỉ lệ vốn điều lệ ở mức chi phối của các doanh nghiệp khác trong nhóm mà không nhất thiết giữa chúng phải có mối quan hệ thị trường và công nghệ. Doanh nghiệp nắm giữ tỉ lệ vốn điều lệ ở mức chi phối được gọi là doanh nghiệp mẹ, doanh nghiệp chịu sự chi phối vốn của doanh nghiệp mẹ gọi là doanh nghiệp con.
Chúng hoạt động dưới cùng “màu cờ sắc áo”, logo và thương hiệu chung, tạo ra hình ảnh tập đoàn kinh tế ấn tượng sâu đậm trong xã hội mà không cần có sự công nhận nào của Nhà nước. Chủ tịch hay tổng giám đốc công ty mẹ chính là người lãnh đạo cao nhất của tập đoàn; không có chức chủ tịch hội đồng quản trị hay tổng giám đốc tập đoàn chung chung không của một doanh nghiệp cụ thể nào, không chịu trách nhiệm cụ thể về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như trong tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam.
Trong tập đoàn kinh tế, cũng như trong nền kinh tế thị trường, quan hệ giữa các doanh nghiệp chỉ có thể là bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh, hoặc là quan hệ sở hữu vốn đầu tư, giữa một bên là chủ sở hữu vốn với tư cách là một
cá nhân (thể nhân) hay một tổ chức (doanh nghiệp, các đoàn thể, Nhà nước) và một bên là doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư đó để kinh doanh. Không có doanh nghiệp cấp trên, doanh nghiệp cấp dưới theo kiểu thứ bậc hành chính như trong một tổ chức.
Bởi vì tiêu chí cơ bản nhất xác định một tổ chức có là doanh nghiệp hay không là quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả kinh doanh.
Ở nước ta, do kết quả của quá trình sắp xếp, chuyển đổi từ các doanh nghiệp nhà nước nên các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam có thực trạng như sau:
- Về đối tượng : Tập đoàn kinh tế Việt Nam chủ yếu là tập đoàn kinh tế „‟quốc doanh‟‟ được hình thành bằng một quyết định hành chính của Chính phủ. Sự ra đời của tập đoàn không phải trên cơ sở tự nguyện hoặc bằng các quá trình đầu tư vốn, mua lại, hợp nhất ... mà hầu hết vốn điều lệ ở những công ty hay tập đoàn là vốn của nhà nước theo những mức khác nhau.
Về lĩnh vực hoạt động : Các tập đoàn kinh tế nhà nước ở nước ta được đầu tư, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, chủ yếu là các lĩnh vực quan trọng, then chốt, do đó, đang có xu hướng nắm giữ các vị thế độc quyền dẫn đến khả năng lạm dụng để tạo nên sự bất bình đẳng trong nền kinh tế. Ngoài ra, do được nhiều „‟ưu ái‟‟ về cơ chế, vốn.... nên các tập đoàn kinh tế nhà nước đã đầu tư dàn trải, đầu tư sang những ngành lĩnh vực không phải sở trường. Ngoài ra, trong tập đoàn có cơ chế kiểm soát tài chính chưa hiệu quả, năng lực điều hành hạn chế nên vậy không những không tham gia vào việc kiềm chế lạm phát như trong năm 2008 mà còn gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề cho nền kinh tế nước ta như trường hợp xảy ra tại Vinashin.
Về hình thức sở hữu : Tập đoàn kinh tế Việt Nam do hình thành trong quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước nên thường có tính chất đơn sở hữu tức là chỉ thuộc sở hữu nhà nước. Vì vậy, thực chất tập đoàn kinh tế đều là
doanh nghiệp nhà nước và tạo điều kiện cho các tập đoàn này không thoát khỏi cái bóng của Tổng công ty nhà nước trước đây - một mô hình đang đòi hỏi phải cải cách. Do đó không tránh khỏi tập quán điều hành theo kiểu mệnh lệnh hành chính, tâm lý lệ thuộc và xin – cho.
Về mô hình tổ chức: Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam là một tổ hợp các doanh nghiệp liên kết với nhau trong hoạt động kinh doanh gồm công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết theo cấu trúc „‟holding‟‟, trong đó, công ty mẹ là công ty do nhà nước sở hữu 100% vốn, các công ty con, công ty liên kết là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần có tư cách pháp nhân riêng, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Công ty mẹ - tập đoàn thực hiện cả hai chức năng là đầu tư tài chính và trực tiếp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận.
Về tên gọi của Tập đoàn cũng gây ra nhiều tranh cãi. Điều 38 Nghị định 102/2010/NĐ – CP ngày 01/10/2010 xác định tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm công ty có quy mô lớn có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con.
Điều này cũng khẳng định lại: "Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty thành lập tập đoàn tự thỏa thuận quyết định".
Điều 31 Luật Doanh nghiệp quy định: "Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:
Loại hình doanh nghiệp; Tên riêng.
Tuy nhiên Điều 38 Nghị định 102/2010/NĐ – CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp quy định: Cụm từ “tập đoàn” có thể sử dụng như một thành tố phụ trợ cấu thành tên riêng của công ty mẹ, phù hợp với các quy định từ Điều 31 đến Điều 34 của Luật Doanh nghiệp về đặt tên doanh nghiệp.
Và chính việc cho phép công ty mẹ được sử dụng cụm từ "tập đoàn" như một thành tố phụ trợ cấu thành tên riêng của công ty mẹ đã gây một số vấn đề sau:
Thứ nhất, nếu gọi công ty mẹ là tập đoàn thì toàn bộ tổ hợp bao gồm công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết sẽ gọi là gì ? Nếu cùng gọi là tập đoàn thì sẽ gây nhầm lẫn trong nhiều trường hợp. Nếu không muốn nhầm lẫn thì phải sử dụng thuật ngữ khác để chỉ tổ hợp này.
Thứ hai, công ty mẹ - tập đoàn có tư cách pháp nhân sẽ nằm trong tập đoàn không có tư cách pháp nhân, chỉ là chủ thể kinh tế. Điều này dẫn đến cách hiểu tập đoàn có tư cách pháp nhân.
Thứ ba, trong trường hợp các đối tác yêu cầu chứng minh năng lực tài chính, hợp tác kinh doanh, sự trùng lặp giữa tên công ty mẹ và tên cả tập đoàn có thể dẫn đến nhầm lẫn, gây hiểu nhầm cho các đối tác.
Thứ tư, nếu hiểu cụm từ công ty mẹ - tập đoàn là một tên riêng, là thương hiệu, trong đó thuật ngữ Tập đoàn là một danh từ cấu thành tên công ty mẹ thì sẽ phải giải thích thuật ngữ Tập đoàn dùng để chỉ một tổ hợp kinh tế, trong đó bao gồm cả công ty mẹ và các công ty con.
Thứ năm, nếu biểu tượng, lôgô... của công ty mẹ trùng với cả tập đoàn thì sẽ gặp khó khăn trong nhượng quyền, chia xẻ, hợp tác thương hiệu... Nếu có sự khác biệt thì lại phải giải thích với công chúng và nhà đầu tư.
Thứ sáu, về mặt lý thuyết đến một lúc nào đó, công ty mẹ - tập đoàn được thay thế bằng một công ty khác do không đủ năng lực hoặc vì lý do nào đó thì sẽ khó khăn khi xử lý thuật ngữ tập đoàn trong tên công ty, đó là : Nếu vẫn giữ nguyên thì sẽ gây ra nhầm lẫn và không phù hợp; nếu bỏ thuật ngữ, điều đó đồng nghĩa với thay thương hiệu, như vậy, vừa gây thiệt hại về kinh tế, vừa ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng.
Vì vậy tên gọi doanh nghiệp cần nhìn vào thực chất, hiệu quả, vào tổng các nguồn lực được sử dụng và các thành tích mà doanh nghiệp tạo ra hơn là gắn cho chúng những cái danh to tát và cùng với các quy định pháp lý không rõ ràng khiến tạo điều kiện cho sự lẫn lộn xảy ra, tác động tiêu cực đến sự phát triển của đất nước.
Ngoài ra, trên thực tế, Tập đoàn kinh tế Việt Nam hiện nay đang còn
rất nhiều bất cập như : Quyền tự sử dụng lãi sau thuế để đầu tư không cần được phép của chủ sở hữu là Nhà nước nên đã dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan; lời thì doanh nghiệp hưởng, (chỉ phải nộp thuế cho Nhà nước như doanh nghiệp dân doanh), lỗ thì Nhà nước chịu với tư cách là chủ sở hữu;
Từ những bất cập trên, tác giả luâ ̣n văn xin đưa ra một số giải pháp sau :
+ Thứ nhất, thúc đẩy nhanh quá trình đa dạng hoá sở hữu trong tập đoàn kinh tế nhà nước. Trong tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ cũng nên là công ty cổ phần và nhà nước chỉ cần nắm giữ 51% vốn điều lệ của công ty mẹ. Công ty mẹ là chủ sở hữu vốn ở mức chi phối trong vốn điều lệ của công ty con, nhà nước không trực tiếp đầu tư vốn vào công ty con .
+ Thứ hai, xác định rõ chủ sở hữu của Tập đoàn là ai ? Chính phủ hay