- Hon wo katte moraemasuka.「本を買ってもらえませんか」
NHỮNG BIỂU HIỆN GIÁN TIẾP TRONG ĐỀ NGHỊ VÀ TỪ CHỐI CỦA TIẾNG NHẬT
3.3. Đặc trƣng của gián tiếp trong tiếng Nhật
Khác với xã hội bình đẳng, đề cao cá thể của châu Âu, xã hội Nhật mang tính tôn ti, đề cao cộng đồng. Phù hợp với một xã hội như thế, lịch sự cũng như các phương tiện của nó phải có những đặc trưng khác biệt, như nhận xét của Matsumoto [48]: ở đây lịch sự là nhận thức quan hệ, do đó các biểu hiện của lịch sự chính là sự thể hiện đặc trưng xã hội. Nghĩa là, trong xã hội Nhật, khi người ta giao tiếp, người ta phải xác định vai của mình là trên hay dưới, và người ta thể hiện nhận thức này bằng các phương tiện lịch sự trong đó có gián tiếp. Chẳng hạn, khi một người vận dụng các phương tiện tôn cao đối tác có nghĩa là người đó chính thức công nhận đối tác là người trên của mình. Khi người đó vận dụng các phương tiện hạ thấp mình thì cũng có nghĩa là anh ta tự công nhận mình là bề dưới. Vậy, có thể nói lịch sự trong tiếng Nhật, cho dù thể hiện bằng phương thức nào đi chăng nữa thì cũng không thể đi ra ngoài đặc trưng đó. Qui tắc xã hội buộc người giao tiếp phải ứng xử trong phạm vi cho phép của nó. Mà như thế, khi vận dụng các phương thức, các chiến lược lịch sự nói chung, gián tiếp nói riêng, người giao tiếp không có nhiều quyền tự do lựa chọn như trong tiếng Anh. Nói cách khác, cho dù bề mặt ngôn ngữ, gián tiếp là tránh áp đặt, nhưng thực ra họ không cần và không thể áp đặt, vì qui tắc xã hội đã được mặc định và áp đặt đối với tất cả mọi người giao tiếp, khiến họ phải tuân theo nó. Có nghĩa
là trong xã hội Nhật cả bên nói lẫn bên nghe đều phải hành động theo quy tắc mà xã hội đã đặt ra chứ không phải là theo sự lựa chọn của riêng mình. Đó cũng chính là lý do chúng tôi đồng tình với Matsumoto ở quan điểm không coi biểu hiện của lịch sự tiếng Nhật là âm tính vốn có bản chất là tôn trọng quyền tự do hành động của đối phương.
Chính vì thế, gián tiếp trong tiếng Nhật mang những đặc trưng rất khác biệt so với tiếng Anh, là ngôn ngữ cơ sở để xây dựng thuyết lịch sự.