II. CÁC TIÊU THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT
2. Nhóm chỉ tiêu định lƣợng
2.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn
Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách hàng không trả đƣợc số tiền trong hợp đồng tín dụng và tiền lãi của số tiền đó. Đây là những khoản nợ có rủi ro cao và ngân hàng có khả năng mất vốn. Để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn trên cơ sở nợ quá hạn, ngƣời ta thƣờng thông qua tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ đầu tƣ rủi ro:
Đây là hai chỉ tiêu chủ yếu đánh giá chất lƣợng tín dụng của một ngân hàng. Chỉ tiêu nợ quá hạn phản ánh chất lƣợng khoản vay ngắn hạn còn chỉ tiêu tỷ lệ đầu tƣ rủi ro xem xét đến món vay phát sinh nợ quá hạn. Các tỷ lệ này càng nhỏ thì ngân hàng kinh doanh càng có hiệu quả.
Hai chỉ tiêu này đều chịu ảnh hƣởng của chính sách xoá nợ của ngân hàng, một ngân hàng có chính sách tốt là phải thiết lập quỹ dự phòng rủi ro đủ mạnh và thông báo định kỳ về những món vay không đủ khả năng thu hồi để tránh tình trạng trong một lúc ngân hàng phải thông báo con số nợ không có khả năng thu hồi quá lớn và làm giảm tài sản của ngân hàng một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu ngân hàng thực hiện xóa nợ quá nhanh thì hai tỷ lệ này sẽ ở mức thấp nhƣng không có ý nghĩa thực tiễn.
Ngoài ra ngƣời ta còn xem xét đến chỉ tiêu: Nợ khó đòi quá hạn/ Tổng dƣ nợ ngắn hạn. Khi nợ quá hạn tồn tại đến một thời điểm nào đó và có khả năng không thu hồi đƣợc thì khoản nợ này đƣợc coi là nợ khó đòi. Khi một
khoản nợ đƣợc coi là khó đòi thì đồng nghĩa với nó là ngân hàng khó có thể thu hồi đƣợc vốn. Tỷ lệ nợ khó đòi cao chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng kém hiệu quả và chất lƣợng của khoản vay là thấp.
2.2. Chỉ tiêu quản lý vốn
Đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá quản lý vốn của ngân hàng.
Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt.
Những khoản nợ quá hạn nếu khách hàng tiếp tục không trả đƣợc nợ thì ngân hàng thực hiện khoanh nợ và xóa nợ bằng quỹ dự phòng rủi ro. Khi món nợ đƣợc xoá thì các nỗ lực thu hồi vẫn tiếp tục nếu điều đó có ý nghĩa kinh tế. Xoá nợ đơn giản là một phƣơng pháp quản lý tài chính của ngân hàng chứ không phải là sự thừa nhận về mặt pháp lý rằng ngƣời vay không còn nợ ngân hàng nữa.
Tỷ lệ này cũng càng nhỏ thì càng tốt.
Tỷ lệ dự phòng đƣợc hình thành dựa trên tỷ lệ vỡ nợ trƣớc đây, tỷ lệ chỉ ra % dƣ nợ đƣợc dự đoán là không có khả năng thu hồi. Tỷ lệ dự phòng mất vốn trích lập theo quy định đại diện cho khoản trích lập mất vốn đƣợc xoá nợ một thời kỳ.
2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn
*Vòng quay vốn cho vay
Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vòng quay của tín dụng ngân hàng càng nhanh, điều này cũng chứng tỏ việc thu hồi nợ nhanh và đúng hạn. Do đó chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng càng tốt.
Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ phản ánh một cách tƣơng đối, nếu một ngân hàng thƣơng mại cho vay các doanh nghiệp sản xuất chiếm một tỷ trọng lớn dƣ nợ thì chỉ tiêu này sẽ không cao bằng ngân hàng thƣơng mại khác cho các doanh nghiệp thƣơng mại vay, nhƣng điều đó cũng không có nghĩa là chất lƣợng cho vay của ngân hàng thƣơng mại này lại kém hơn. Từ thực tế trên để có nhận xét tƣơng đối chính xác về hiệu quả cho vay, các tiêu thức tính toán cần phải đồng nhất, vòng quay vốn tính toán cho vay phải tính toán cho từng loại vay, thời hạn cho vay và đối tƣợng cho vay cụ thể (chẳng hạn cho vay trung dài hạn, cho vay ngắn hạn phân theo từng ngành nghề khác nhau: cho vay phục vụ sản xuất, cho vay thƣơng mại…)
*Chi phí cho vay ngắn hạn:
Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt, nó phản ánh hiệu quả của việc giải ngân vốn. Chi phí cho vay ngắn hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chi phí đầu vào (nhƣ chi phí trả lãi huy động vốn, chi phí bảo hiểm..) và chi phí đầu ra (chi phí trả lƣơng công nhân, chi phí quản lý…)
*Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng tận dụng nguồn vốn của ngân hàng. Chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã kinh doanh nguồn vốn của mình một cách có hiệu quả, và ngƣợc lại nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ còn có một lƣợng vốn ứ đọng chƣa đƣợc sử dụng hết.
2.4. Chỉ tiêu dư nợ, doanh số cho vay
Hai chỉ tiêu này cho biết cơ cấu dƣ nợ và cơ cấu doanh số cho vay của tín dụng ngắn hạn trong tổng dƣ nợ và tổng doanh số cho vay. Từ đó có thể so sánh hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn với các loại tín dụng trung và dài hạn.
2.5. Chỉ tiêu xử lý nợ
Sau khi vay vốn của ngân hàng, khách hàng thƣờng trả nợ bằng cách trích từ phần thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Tuy nhiên có nhiều trƣờng hợp do sử dụng vốn kém hiệu quả dẫn đến làm ăn thua lỗ, khách
hàng đi vay phải bán tài sản để trả nợ vay ngân hàng. Số tiền đó có thể đủ để trả nợ vay ngân hàng nhƣng cũng chỉ có thể chỉ đủ trả nợ một phần nợ vay. Hoặc trong nhiều trƣờng hợp khách hàng vay gán tài sản của mình để trừ nợ, hoặc ngân hàng bắt nợ…
Dù dƣới bất kỳ hình thức nào thì vẫn ảnh hƣởng tới chất lƣợng cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chất lƣợng cho vay của ngân hàng càng thấp.
2.6. Chỉ tiêu lợi nhuận
Chất lƣợng tín dụng đƣợc đánh giá thông qua phần lợi nhuận mà ngân hàng thu đƣợc từ hoạt động cho vay ngắn hạn.
Trong kinh doanh tín dụng phải thực hiện lãi suất dƣơng, có nghĩa là lãi suất đầu ra phải cao hơn lãi suất đầu vào cộng với chi phí nghiệp vụ ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Ngân hàng có thể tuỳ từng thời gian, điều kiện kinh doanh cụ thể để có chính sách khách hàng hợp lý, mở rộng đầu tƣ tín dụng, thu hút khách hàng nhƣng vẫn đảm bảo cho hoạt động tín dụng có hiệu quả cao nhất. Lợi nhuận do tín dụng mang lại chứng tỏ các khoản vay đã thu hồi đƣợc cả gốc và lãi, đảm bảo độ an toàn của đồng vốn cho vay.