Các nghiên cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu hiệu quả kiểm soát hô hấp của phương pháp thông khí ngắt quãng và thông khí dạng tia trong phẫu thuật tạo hình khí quản (Trang 38 - 40)

Ngay từ những ngày đầu trong phẫu thuật về KQ, ngƣời gây mê hồi sức đã phải đối đầu với thử thách lớn nhất, đó là làm thế nào để đảm bảo thông khí cho BN trong suốt quá trình phẫu thuật. Kiểm soát đƣợc đƣờng thở, duy trì thông khí một cách thỏa đáng và đảm bảo trƣờng mổ rộng cho PTV là những vấn đề chính trong gây mê hồi sức ở những BN mổ tạo hình KQ [44],[70]. Đặc biệt là những BN khó thở không thể nằm đƣợc, việc khởi mê phải tiến hành ở tƣ thế ngồi. Chính vì vậy, luôn luôn đòi hỏi phải có một kế hoạch cụ thể về gây mê hồi sức trƣớc từng ca mổ, nhất là sự phối hợp giữa PTV và bác sỹ gây mê [10].

Tại Việt Nam, phẫu thuật cắt nối KQ mới đƣợc triển khai trong vài năm gần đây tại những bệnh viện chuyên sâu. Tại một số bệnh viện nhƣ bệnh viện

Việt Đức, bệnh viện TWQĐ 108, viện Tai Mũi Họng Trung Ƣơng, viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Chợ Rẫy…một số phƣơng pháp điều trị HKQ đã đƣợc nghiên cứu và áp dụng thành công, đem lại những kết quả khả quan cho ngƣời bệnh. Đó là phƣơng pháp can thiệp nội soi để đánh giá tình trạng và mức độ tổn thƣơng, kết hợp với các biện pháp nong hoặc dùng laser CO2 để giải quyết đoạn hẹp, phẫu thuật mở nong, phƣơng pháp cắt nối KQ tận tận, cắt nối sụn nhẫn – khí quản. Hầu hết đều ứng dụng TKNQ trong giai đoạn tạo hình KQ. Riêng đối với trẻ nhỏ vẫn phải dùng CPB hỗ trợ. Năm 2007, Quách Thị Cần báo cáo kết quả điều trị trên 57 BN hẹp KQ tại viện Tai Mũi Họng Trung Ƣơng. Trong số 57 BN hẹp KQ, có 11 BN đƣợc phẫu thuật cắt nối KQ tận-tận, dùng TKNQ. Kết quả cho thấy: 7/11 BN đƣợc rút ống thở an toàn; 2/11 BN không rút đƣợc ống thở do đoạn hẹp dài trên 4,5 cm, 2/11 BN tử vong do tắc ống thở không kịp xử lý. Tác giả đƣa ra nhận xét phẫu thuật cắt nối KQ là một phƣơng pháp khó, tỷ lệ biến chứng cao, không nên để lƣu ống NKQ sau mổ quá 48 giờ; việc chăm sóc hậu phẫu là vô cùng quan trọng đề phòng bít tắc đƣờng thở; cần đào tạo một kíp chuyên nghiệp từ phẫu thuật, gây mê và chăm sóc sau mổ mới giảm đƣợc tai biến, tăng tỷ lệ thành công trong phẫu thuật này [4].

Từ năm 2007 đến 2010, Vũ Hữu Vĩnh và cộng sự (cs) báo cáo 26 trƣờng hợp cắt nối KQ do hẹp KQ kết hợp rò khí thực quản dƣới gây mê toàn thể tại bệnh viện Chợ Rẫy, kết hợp TKNQ. Kết quả cho thấy 19 trƣờng hợp cho kết quả tốt, 1 BN bị khàn tiếng, 1 BN bị hẹp KQ lại phải mở KQ, 1 BN đứt rời KQ sau mổ ngày thứ 3, 1 BN tử vong do đoạn KQ mất lớn kéo dài xuống tận carina, thở máy kéo dài và tử vong tại ICU [15].

Tác giả Trần Phan Chung Thùy và Trần Anh Bích (2011) báo cáo 27 trƣờng hợp hẹp KQ, 17 trƣờng hợp cắt nối khí – khí quản, 10 trƣờng hợp nối sụn nhẫn – khí quản tại khoa Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh trong 2 năm (2009 – 2011), dùng TKNQ, thấytỷ lệ rút ống thở đƣợc là 92.6% [14].

Nhóm tác giả Nguyễn Trần Việt Tánh (2015) đã báo cáo tổng kết 25 bệnh nhi mắc bệnh hẹp KQ bẩm sinh, đƣợc phẫu thuật tạo hình KQ, tuổi trung bình là 8,8 tháng (3-22 tháng). 25 bệnh nhi này đƣợc phẫu thuật dƣới gây mê toàn thể hỗ trợ CPB. Thời gian chạy CPB trung bình là 122,4 phút. Quá trình mổ diễn ra an toàn cả về phẫu thuật và gây mê hồi sức. Sau mổ có 3 trƣờng hợp tử vong, chiếm tỉ lệ 12% [12].

Năm 2007, tác giả Nguyễn Minh Lý đã báo cáo 58 BN mổ cắt nối KQ tận tận dƣới gây mê toàn thể kết hợp phƣơng pháp TKNQ, kết quả cho thấy 52/58 BN đƣợc rút ống NKQ an toàn tại phòng mổ, không có biến chứng nặng nào đƣợc ghi nhận [10].

Năm 2000, tác giả Nguyễn Quốc Kính và cs đã báo cáo 2 ca lâm sàng mổ cắt nối tạo hình KQ, sử dụng TKDT tần số bình thƣờng. Kết quả 2 BN đều đƣợc phẫu thuậtvà rút ống NKQ an toàn [9].

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu hiệu quả kiểm soát hô hấp của phương pháp thông khí ngắt quãng và thông khí dạng tia trong phẫu thuật tạo hình khí quản (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)