Phƣơng pháp gây mê, thông khí trong thì cắt nối khí quản

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu hiệu quả kiểm soát hô hấp của phương pháp thông khí ngắt quãng và thông khí dạng tia trong phẫu thuật tạo hình khí quản (Trang 111 - 114)

Kiểm soát đƣợc đƣờng thở, duy trì thông khí một cách thỏa đáng và đảm bảo trƣờng mổ rộng cho PTV là những vấn đề chính trong gây mê hồi sức ở những BN mổ tạo hình KQ [28],[44],[77].

Trong thì cắt nối tạo hình KQ, PTV phải thực hiện thao tác phẫu thuật trên chính đƣờng thở của BN. Để khỏi ảnh hƣởng đến phẫu thuật, nhiều tác giả sử dụng một số phƣơng pháp thông khí nhƣ TKNQ đầu trung tâm kết hợp đầu ngoại vi, thông khí dạng tia (HFJV), thông khí Oxy lƣu lƣợng cao (high-flow apneic oxygenation), ECMO, CPB…

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 41 BN đƣợc sử dụng TKDT, 44 BN đƣợc sử dụng TKNQ trong giai đoạn cắt nối KQ.

Ƣu điểm của TKDT, đó là kiểm soát hô hấp dễ dàng, đồng thời đem lại trƣờng mổ tuyệt vời cho PTV thao tác. Tuy nhiên, một vài nhƣợc điểm của phƣơng pháp này cũng đƣợc ghi nhận. Tình trạng toan hô hấp, chấn thƣơng phổi áp lực…cũng đƣợc ghi nhận trong một số báo cáo [106],[109],[120].

Từ 1981-1989, Giunta và cs báo cáo TKDT đƣợc sử dụng trên 300 BN để kiểm soát hô hấp trong các phẫu thuật, thủ thuật trên đƣờng hô hấp. TKDT với tần số 100 - 250 lần/phút, FiO2 35 - 50%; áp lực 150-250 kPa. Các BN đều đƣợc gây mê toàn thân. Trong 300 BN thì có: 228 BN soi và làm các thủ thuật vùng thanh quản; phẫu thuật tạo hình KQ trên 11 BN hẹp KQ sau đặt NKQ; 41 BN tạo hình KQ vùng carina. Trong nhóm phẫu thuật, BN đƣợc

thông khí giai đoạn cắt nối KQ bằng TKDT qua một catheter đặt vào khí phế quản. Thời gian TKDT dao động từ 20 phút đến 60 phút. Tất cả các BN đều trải qua phẫu thuật an toàn, không có trƣờng hợp nào tử vong liên quan đến gây mê [68].

Magnusson và cs (1997) báo cáo trên 17 BN phẫu thuật HKQ từ năm 1993 đến 1996, gồm 10 trẻem và 7 ngƣời lớn đƣợc dùng phƣơng pháp TKDT để phẫu thuật. Sau khi đƣợc khởi mê và thông khí giai đoạn đầu qua ống NKQ thông thƣờng đặt phía trên chỗ hẹp, trong thì cắt KQ, BN đƣợc luồn thêm một Catheter 14 Fr, 410 mm (ED:4,7), TKDT với tần số 150 lần/phút, áp lực 2-4 bars, thể tích thông khí phút 250 ml/kg/phút, giới hạn áp lực 30 mbar. Nhóm BN là trẻ em tần số 40-100 lần/phút, áp lực 0,5-2 bars [93].

Alagoz [24], Elbaz [52], Ellis RH [53] cũng báo cáo ca lâm sàng HKQ sau đặt ống NKQ, sử dụng TKDT trong giai đoạn cắt nối KQ an toàn, không có biến chứng nào đƣợc ghi nhận.

Năm 2000, tác giả Ihra và cs tổng kết tình hình ứng dụng TKDT tại Châu Âu và Bắc Mỹ. Thấy rằng qua nhiều nghiên cứu, TKDT với ƣu điểm thể tích thông khí rất nhỏ, hạn chế đƣợc chấn thƣơng phổi, đã đƣợc chứng minh có hiệu quả trong các trƣờng hợp: hỗ trợ thông khí trên các phẫu thuật, thủ thuật trên đƣờng thở; thông khí trong trƣờng hợp đặt NKQ khó…[76].

TKNQ đầu trung tâm kết hợp đầu ngoại vi cũng là sự lựa chọn của nhiều bác sỹ gây mê trong giai đoạn này. Với ƣu điểm đơn giản, không cần máy móc phức tạp, dễ sử dụng. Tuy nhiên, trƣờng mổ bị gián đoạn, BN phải ngừng thở ngắt quãng trong thời gian nối KQ.

Chúng tôi dùng phƣơng pháp TKNQ khi PTV cắt nối tạo hình KQ trên 41 BN. Sau khi KQ đã cắt rời, PTV phối hợp đặt vào đầu ngoại vi ống NKQ xoắn, nối qua hệ thống dây thở vô trùng ra ngoài. Trong thời kỳ này, BN ngừng thở ngắt quãng. Mỗi lần ngừng thở không quá 5 phút, duy trì SpO2

trên 90%. Sau 3-5 phút, BN đƣợc thở lại qua hệ thống máy thở với FiO2 100%, tần số 15-20 lần/phút.

Năm 1969, Geffin báo cáo trên 31 BN đƣợc phẫu thuật cắt nối tạo hình KQ tại bệnh viện Massachusetts trong 7 năm. Trong đó 12 BN hẹp do khối u (2 BN ở đoạn carina), 17 BN hẹp do MKQ. Kết quả có 2 BN tử vong, trong đó 1 BN tử vong do chảy máu trong quá trình mổ, khối u cạnh carina xâm lấn cả thùy phổi, ĐM phổi. TKNQ đƣợc sử dụng trong giai đoạn cắt nối KQ [59].

Weisberger và cs (1996) cũng ứng dụng TKNQ kiểm soát hô hấp trên 250 BN có chỉ định làm các thủ thuật trên đƣờng thở. Trong đó 65 BN cắt u nhú thanh quản [131].

Yoshitaka và cs (2005) báo cáo một BN 9 tuổi có khối u Schwannoma vùng KQ đoạn ngực làm hẹp 73% khẩu kính KQ. Phƣơng pháp TKNQ đầu ngoại vi kết hợp với đầu trung tâm, áp lực đƣờng thở 20-25 cmH2O. Sau mổ ổn định và BN đƣợc rút NKQ sau 16 giờ [138]. Wendi (2015) cũng báo cáo 1 trƣờng hợp hẹp KQ do u khí quản, TKNQ an toàn trong quá trình mổ [132].

Các tác giả Pinsonneault [107], Joynt GM [81], N.M.Lý [10] cũng đã áp dụng phƣơng pháp TKNQ để duy trì thông khí và nhận định đây là phƣơng pháp an toàn và tƣơng đối sinh lý. Tuy nhiên trƣờng mổ hẹp hơn, thời gian ngừng thở ngắn nên cản trở thao tác phẫu thuật và cần có sự phối hợp chặt chẽ của PTV trong mỗi thì mổ là hạn chế chính của phƣơng pháp này.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, biểu đồ 3.7 cho thấy: 70,7% PTV hài lòng với phƣơng pháp TKDT trong khi cắt nối tạo hình KQ, có tới 47,7% PTV không hài lòng với phƣơng pháp TKNQ. Sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05. Chủ yếu sự hài lòng đƣợc đánh giá qua trƣờng mổ rộng rãi, phẫu thuật không bị gián đoạn, việc kiểm soát vết mổ dễ dàng khi dùng TKDT.

Việc lựa chọn phƣơng pháp thông khí trong giai đoạn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhƣ đặc điểm phẫu thuật, vịtrí đoạn hẹp, sự phối hợp giữa PTV

và BS gây mê. Ngoài ra, trang thiết bị sẵn có và thói quen, trình độ của kíp gây mê, phẫu thuật cũng góp phần quan trọng trong sự lựa chọn này.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu hiệu quả kiểm soát hô hấp của phương pháp thông khí ngắt quãng và thông khí dạng tia trong phẫu thuật tạo hình khí quản (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)