quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay?
Là một công dân mang quốc tịch Việt Nam, mỗi cá nhân chúng ta phải đoàn kết và ra sức xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày một hoàn thiện hơn. Để làm được điều đó chúng ta cần phải thực hiện những công việc sau: Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước;Tích cực tham gia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền, giữ gìn trật tự…Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật; Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá các thế lực thù địch. Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc. Trong bất kì thời đại hòa bình hay chiến tranh thì chúng ta luôn phải xây dựng, ý thức củng cố, vững mạnh hơn nữa về Đoàn kết dân tộc, về kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền, nền độc lập, không chịu làm nô lệ.
Ngày nay khi đất nước đã hòa bình lặp lại, chúng ta được sống trong môi trường tốt hơn, mọi thứ đầy đủ và sung túc. Càng như vậy chúng ta càng phải thấm nhuần, biết ơn những người đã hi sinh đi trước để Bảo vệ Tổ quốc mang lại cuộc sống bình yên. Để cảm ơn những vị cha, anh, chị đã hi sinh thì chúng ta phải sống ý nghĩa và phải gia sức bảo vệ Tổ quốc. Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh riêng, nhưng hơn tất cả, sứ mệnh chung của chúng ta đặc biệt là giới trẻ thì trách nhiệm đối với đất nước là một sứ mệnh vô cùng quan trọng. Vậy trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước là gì? Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh.Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình
một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với mọi người vì điều đó không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng mà còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Là một sinh viên trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng không chỉ vì tương lai của mình mà còn để xây dựng đất nước giàu đẹp xứng đáng với những gì được hưởng.
IV/ Tổng kết:
Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới.
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam là công việc hoàn toàn mới mẻ, cần đến tính tích cực, chủ động và sáng tạo rất lớn của Đảng, tuyệt đối không thể rập khuôn theo các giá trị và mô hình xây dựng của các nước phương Tây với các mô hình và thể chế chính trị khác.
Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải bảo đảm nguyên lý của mối quan hệ giữa đảng cầm quyền và nhà nước pháp quyền. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là Đảng phải luôn đảm bảo được tính chính đáng trong cầm quyền của mình thể hiện uy tín, sự tin tưởng, sự cuốn hút của Đảng đối với nhân dân; tính hiệu quả trong lãnh đạo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đáp ứng yêu cầu, lợi ích của nhân dân.
Đồng thời, để tiến nhanh cùng với xu thế phát triển của xã hội hiện đại, sự cầm quyền của Đảng trong quan hệ với xây dựng nhà nước pháp quyền cần không ngừng được đổi mới: quyền lực chính trị của Đảng gắn liền với quyền lực nhà nước và quyền lực của nhân dân.
Để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, chúng ta cần quan tâm một số nội dung cơ bản sau đây:
Một là, cần tăng cường pháp chế XHCN trên các lĩnh vực: xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật và bảo vệ pháp luật. Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, hiện đại, khả thi, công khai, minh bạch, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế toàn diện. Chỉ đạo chặt chẽ quá trình chuẩn bị và thông qua các dự án luật, bảo đảm quán triệt
đường lối, quan điểm của Đảng, tổng kết thực tiễn, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa và kinh nghiệm lập pháp tiên tiến của nước ngoài; tập hợp trí tuệ của các nhà khoa học, các chuyên gia, ý kiến đóng góp của Nhân dân, đặc biệt là các đối tượng có liên quan đến việc thi hành pháp luật.
Các bộ luật, luật ban hành cần bảo đảm tính khả thi, dễ hiểu, phù hợp thực tiễn cuộc sống. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để Nhân dân hiểu và tự giác chấp hành. Tổ chức thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, đấu tranh chống các biểu hiện coi thường pháp luật, kỷ cương. Bên cạnh đó, cần đề cao tinh thần “thượng tôn pháp luật,” coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, kết hợp sức mạnh của pháp luật với sức mạnh đạo đức, văn hóa và dư luận xã hội.
Hai là, chủ động xây dựng và đề xuất các nguồn lực để thúc đẩy phát triển các giá trị của NNPQ XHCN có thể hình thành mạnh mẽ. Trước mắt, cần tập trung, tận dụng mọi thời cơ, vượt lên mọi khó khăn, thách thức, đưa đất nước đến gần hơn các giá trị của nhân loại, hội nhập toàn diện. Khuyến khích và đẩy mạnh xã hội học tập, nâng cao trình độ dân trí, tạo lập môi trường để rèn luyện ý thức và bản lĩnh của công dân. Tổ chức thực hiện các cơ chế, mở rộng dân chủ, đặc biệt là yêu cầu công khai, minh bạch và quyền được thông tin để người dân thực sự được sống, được tham gia vào đời sống chính trị, được biết và cho ý kiến về những quyết sách có liên quan. Có các cơ chế thúc đẩy kinh tế, văn hóa phát triển, vì đời sống vật chất, tinh thần của người dân có thực sự được cải thiện theo hướng đầy đủ và văn minh thì ý thức, niềm tin, thái độ và hành động của họ mới tốt lên được.
Ba là, giữ vững lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để tiếp thu có chọn lọc những giá trị phổ biến về xây dựng NNPQ trên thế giới. Việc học hỏi kinh nghiệm, chọn lọc, tiếp thu và phát triển một cách sáng tạo những tinh hoa, giá trị tiến bộ về NNPQ là một nhu cầu cần thiết khách quan. Tuy nhiên, học hỏi và vận dụng như thế nào cho có hiệu quả, thiết thực và phù hợp với điều kiện nước ta là điều không dễ dàng. Theo con đường này, vấn đề có tính quan điểm, phương hướng là không ngừng khẳng định, phát triển và làm sâu sắc hơn quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng NNPQ XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Những quan điểm, nội dung và phương thức cầm quyền cần được Đảng ta nhận thức sâu sắc và vận dụng sáng tạo vào công cuộc xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Bốn là, giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (khoản 1 Điều 4 Hiến pháp năm 2013). Nói cách khác, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cụ thể là bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, không thể được lãnh đạo bởi một lực lượng nào khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc xác định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước là một nét
đặc thù trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nói riêng và của bộ máy nhà nước các nước XHCN nói chung.
Cách mạng XHCN Việt Nam thể hiện đặc thù của bản chất, nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam và đó cũng là đặc điểm của mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền và NNPQ XHCN Việt Nam. Tuy nhiên, những vấn đề có tính bản chất, tính nguyên tắc, cả về nội dung, phương thức, cách thức của NNPQ, mối quan hệ giữa đảng cầm quyền và xây dựng NNPQ vẫn phải bảo đảm tính chung, tính phổ quát. Do đó, cần gắn kết chặt chẽ bản chất giai cấp của Nhà nước với tính dân tộc, tính Nhân dân, thể hiện sâu sắc ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, bởi lợi ích căn bản của giai cấp công nhân, của dân tộc và của Nhân dân là thống nhất.
Năm là, phải thiết lập được các giải pháp cơ bản trong xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam. Tập trung vào giải pháp có tính đột phá, đó là: nâng tầm vai trò của pháp luật trong NNPQ, NNPQ không vì Nhà nước mà vì con người (có quyền con người, pháp luật vì con người). Đó là tư tưởng cội nguồn về NNPQ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó Nhà nước phải được quản trị tốt, minh bạch và phòng, chống tham nhũng hiệu quả.
Xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam là công việc khó khăn, bền bỉ, cần đến tính tích cực, chủ động và sáng tạo rất lớn của Đảng và Nhà nước. Để hoàn thành mục tiêu hoàn thiện NNPQ XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn bộ hệ thống chính trị phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những tồn tại, yếu kém, vận dụng một cách sáng tạo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII vào cuộc sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] Hiến pháp Việt Nam năm 2013. [2] Luật tổ chức Tòa án 2014.
[3] Luật tổ chức Viện Kiểm sát 2014 [4] Luật cán bộ, công chức năm 2008. [5] Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001.
[6] Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2003. [7] Luật viên chức năm 2010.
[8] Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa X): Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 12/3/2009 về lãnh đạo thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.
[9] Chính phủ: Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.
[10] Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 17/NQ-TW ngày 01/8/2007 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước.
[11] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[12] Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khoá XII về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.
[13] Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 về công tác tổ chức thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.