MÔ ĐUN II CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH Tiết 25-26 Bài 6 THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH

Một phần của tài liệu Giao an tong hop (Trang 30 - 32)

C. Hoạt động luyện tập

MÔ ĐUN II CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH Tiết 25-26 Bài 6 THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH

Tiết 25-26. Bài 6. THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH 1. Mục tiêu bài học

Bài học này trang bị cho HS những kiến thức và năng lực sau:

• Biết được tác dụng và thực hiện được các thao tác chèn hoặc xoá hàng vả cột.

• Biết được tác dụng và thực hiện được các thao tác sao chép, di chuyển dữ liệu.

• Có khả năng chỉnh sửa được cấu trúc bảng tính nhờ các thao tác cơ bản: xoá, chèn cột (hoặc hàng) và sao chép dữ liệu trong bảng tính.

2. Phương tiện dạy học

• Tài liệu Hướng dẫn GV môn Tin học lớp 7 – Mô hình trường học mới. • Tài liệu Hướng dẫn học Tin học lớp 7 – Mô hình trường học mới. • Máy chiếu đa phương tiện để chiếu các hình ảnh có trong bài học; • Một số hình ảnh về nội dung của bài học (nếu cần).

3. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hoạt động của HS Khi HS học với tài liệuĐịnh hướng hoạt động của GVKhi HS kết thúc hoạt động A. Hoạt động khởi động

Ý tưởng sư phạm: HS được gợi động cơ thông qua một tình huống mà nhu cầu thay đổi cấu

trúc bảng là cỏ ý nghĩa thực tiễn

Kết quả mong đợi: HS có nhu cầu hiểu biết các thao tác cơ bản để làm việc với bảng

tính (trong phạm vi chủ đề này, các thao tác cơ bản bao gồm: chèn, xoá, hàng và cột; sao chép và di chuyển dữ liệu). HS liên hệ với phần mềm soạn thảo văn bản cho phép sửa cấu trúc bảng, cho phép sao chép, di chuyển đoạn văn bản và cách thực hiện những thao tác này trên Word

Hoạt động cặp đôi:

Cùng thảo luân để dự đoán các chức năng của chương trình bảng tính điện tử mà nó cho phép thực hiện được các yêu cầu quản lí hồ sơ của

lớp 7A.

GV có thể nhắc HS sử dụng đủng thuật ngữ dùng để mô tả thao tác cơ bản trên bảng tính. Khuyến khích HS liên hệ với các thao tác về bảng trong Word;

Khi cần gợi ý sát hơn, GV có thể thao tác mẫu cho HS xem nhưng không phát biểu thành lời những thao tác đó, để HS tự phát hiện tìm cách diễn đat. Có thể GV giúp HS tóm tắt lại các bước chính (sửa cấu trúc): Chỉ định vị trí cần thêm/xoá (hàng/cột);

GV yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét; khen ngợi những nhóm trả lời đầy đủ đươc môt câu hỏi hoăc làm tốt hơn.

GV có thể nhấn manh nhu cầu thay đổi cấu trúc bảng, nhu cầu sao chép và di chuyển dữ liệu nảy sinh từ thực tế và các phần mềm phải được thiết kế để đáp ứng nhu cầu đó. Những giao diện của các phần mềm

Ra lệnh thực hiện. Các bước chính sao chép, di chuyển dữ liệu:

Chỉ định đoạn dữ liệu cần di chuyển/sao chép và ra lệnh nhận biết (sao chép/chuyẻn vào bộ nhớ máy tính);

- Chỉ định vị trí mới và ra lệnh (lấy dữ liệu từ bộ nhớ máy tính ra đặt vào). Được thiết kế sao cho người sử dụng dễ tìm hiểu và thực hiện được các chức năng này

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Ý tưởng sư phạm: Trên cơ sở được gợi động cơ nhận thức từ hoạt động khởi động; HS lần

lượt đọc các hướng dẫn trong tài liệu để dần dần hiểu được và biết cách thực hiện các thao tác cơ bản để làm việc với bảng tính. Với mỗi thao tác, HS được củng cố kiến thức tại chỗ bằng cách trả lời một câu hỏi, hoặc một tinh huống đặt ra đòi hỏi vận dụng trực tiếp kiến thức đó.

Kết quả mong đợi: HS biết cách thực hiện các thao tác cơ bản trên bảng tính để thay đổi cấu

trúc bảng đáp ứng nhu cầu quản lí thông tin, dữ liệu trên bảng tính

Hoạt động cá nhân: + ở hoạt động 1: HS đọc nội

dung trong tài liệu để biết cách chèn thêm hoặc xoá cột và hàng của bảng tính.

+ Ở hoạt động 3: HS đọc nội dung trong tài liệu để biết cách sao chép dữ liệu.

Hoạt động cặp đôi:

+ Ở hoạt động 2, HS trao đổi để hiểu cách chèn thêm hàng mới trong Excel.

+ Ở hoạt động 4, HS thảo luận để tự rút ra quy tắc chung để sao chép dữ liệu. - Hoạt động nhóm: + ở hoạt động 5, HS trao đổi, thảo luận để tự suy luận ra cách di chuyển dữ liệu.

GV thường xuyên giám sát, hướng dẫn, gợi ý, giải đáp thắc mắc nảy sinh và khuyến khích HS thực hiện các nhiệm vụ học tập đặc biệt là các hoạt động 2, 4 vả 5.

Chú ý: GV làm mẫu cho HS một tình huống sao chép liên tục dữ liệu đến các vị trí đích khác nhau và sau đó có thể đề nghị một số HS lên thực hiện lai từ đầu.

GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thực hiện các yêu cầu trong các hoạt động sau:

+ Hoạt động 2: HS mô tả kết quả thao tác chèn thêm hàng); + Hoạt động 4: HS trình bày các bước để để sao chép dữ liệu;

+ Hoạt động 5: HS phát biểu các bước để di chuyển dữ liệu GV yêu cầu HS nhắc lại hoặc mô tả lại cách chèn, xoá cột; yêu cầu HS khác mô tả cụ thể chèn, xoả hàng (trong hoạt động 1) và cách sao chép dữ liệu (trong hoạt động 3).

C. Hoạt động luyện tập

Ỷ tưởng sư phạm: Hoạt động thực hành tạo điều kiện cho HS thử nghiệm lại các thao tác

cơ bản trên bảng tính vừa được tìm hiểu và nhân đó HS được rèn luyện thành thạo các thao tác mở, đóng và ghi tệp bảng tính.

Kết quả mong đợi: HS thực hiện được các thao tác cơ bản trên bảng tính để thay đổi cấu

trúc bảng đáp ứng nhu cầu quản lí thông tin, dữ liệu trên bảng tính.

+ Ở hoạt động 1, HS thay phiên nhau (quan sát hoặc thực hành) để đáp ứng các yêu cầu: tạo bảng tính; nhập dữ liệu; sao chép dữ liệu; vả ghi tệp.

+ Ở hoạt động 2, HS thay phiên nhau (quan sát, nhắc nhở bạn thực hành) để đáp ứng các tình huống: Xoá hàng; chèn hàng; xoá cột; chèn cột; và ghi tệp bảng tính.

hành và khi cần có thể nhắc HS đối chiếu từng yêu cầu cần thực hiện với cách thực hiện đã được tìm hiểu ở hoạt động hình thành kiến thức, để biết cách vận dụng đúng.

GV có thể thực hiện mẫu một số thao tác đối với nhóm làm chậm hoặc chưa hiểu rõ lí thuyết.

GV có thể cho phép nhóm làm nhanh nhất đi trợ giúp các nhóm chưa thực hiện xong.

quả thực hành, nhận xét, khen ngợi các nhóm làm nhanh và đúng.

D. Hoạt động vận dụng

Ý tưởng sư phạm: HS dựa vào kiến thức đã tìm hiểu và đã kiểm nghiệm đẻ nhận biết

được hoặc giải quyết được các tình huống đặt ra trong trong thực tế (liên quan đến giải pháp sử dụng các thao tác cơ bản trên bảng tính).

Kết quả mong đợi: HS hiểu và giải quyết được việc điều chỉnh cấu trúc bảng tính trong

những hoàn cảnh cụ thể của thực tế.

Hoạt động cặp đôi:

HS suy nghĩ và chỉ ra các thao tác để bổ sung các cột và các hàng cho bảng tính; Thảo luận để quyết định nên hay không nên đặt tên cột giống nhau; nên hay không dùng đơn vi tính khác nhau cho đơn giá của các mặt hàng.

GV khuyến khích HS quan sát, trao đổi thảo luận và đưa ra các ý kiến vả giải pháp.

GV yêu cầu đại diện nhỏm trả lời các yêu cầu rồi nhận xét và kết luân.

GV có thể bổ sung thêm một số yêu cầu để khích lệ các HS khá.

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

Ý tưởng sư phạm: Giúp HS có thẻ thực hiện nhanh các thao tác cơ bản trên bảng tính bằng cách

sử dụng nút phái chuột vả bảng chọn động.

Kết quả mong đợi: HS hiểu, hứng thú và thực hiện được các thao tác cơ bản trên bảng

tính sử dụng nút phải chuột và bảng chọn động. HS muốn tìm hiểu thêm những cách sử dụng tiện lợi khác của phần mềm; HS nhận thấy các phần mềm chuyên dụng luôn được thiết kế sao cho có nhiều cách sử dụng (cho cùng một chức năng) để thuận lợi cho người dùng.

Hoạt động chung cả lớp: HS lắng nghe GV giải thích tác dụng của bảng chọn động và xem GV minh hoa thưc hiên một thao tác sử dụng nút phải chuột và bảng chọn động. GV giâi thích tác dụng bảng chọn động vả minh hoạ thực hiện một thao tác sử dụng nút phải chuột và bảng chọn động. GV yêu cầu một số HS vận dụng và lần lượt trình bày ba thao tác xoá cột, xoá hàng, chèn hàng bằng cách sử dụng nút phải chuột và bảng chọn động.

Một phần của tài liệu Giao an tong hop (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w