II. Giải quyết vấn đề
3. Các phương pháp khởi động vào bài mới theo hướng phát triển năng lực học
3.5. Khởi động thông qua các câu tục ngữ, thành ngữ dân gian
Tục ngữ, thành ngữ dân gian là đúc kết của nhân dân lao động về kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất hay hiện tượng tự nhiên. Các câu thành ngữ tục ngữ thường có hai nghĩa, nghĩa đen và nghĩa bóng, nghĩa bóng thường được bình luận, phân tích trong văn học nhưng nghĩa đen thì phải dùng các môn khoa học khác như vật lý, hóa học, sinh học... để giải thích. Vì thế, với việc đưa các câu này vào phần khởi động của tiết học sẽ giúp học sinh có dịp hiểu rõ hơn về bản chất khoa học của chúng, cảm thấy môn học có nhiều điều thú vị và nhớ lâu hơn kiến thức đã biết.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Phân bón hóa học” - Hóa học lớp 11, GV có thể tiến hành hoạt động khởi động mở đầu như sau:
Mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của
HS
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Mục tiêu:
- Huy động các kiến thức thực tiễn của HS, kiến thức liên môn sinh- hóa. - Phát triển các năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
+ Dự kiến sản phẩm:
1.“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”
-Nhất nước: Nước là thành phần chính của cây trồng, nước tham gia vào mọi hoạt động sống như quang hợp; vận chuyển, trao đổi chất; định hình cơ thể... Không có nước cây không thể duy trì sự sống. -Nhì phân: Phân bón là thức ăn của cây, mỗi giai
- Tạo tâm thế thoải mái, hứng khởi khi bước vào bài mới.
+ Nội dung
Hãy nêu các câu thành ngữ, tục ngữ nói về vai trò của phân bón trong trồng trọt? Giải thích ý nghĩa các câu đó theo hiểu biết của em?
+ Phương thức: Hoạt động nhóm- tại lớp. - GV kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của nhóm HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. - GV mời một nhóm HS cử đại diện lên báo cáo kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung.
đoạn cây cần thành phần, tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. Phân bón không thể thiếu trong nông nghiệp hiện đại, đặc biệt với phương pháp trồng cây không cần đất.
-Tam cần: Cần cù, chăm chỉ trong lao động chân tay và trí óc, cần những nhà nông thông thái, chịu khó học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu kiến thức khoa học, kĩ thuật, có kiến thức về thị trường kinh tế nông nghiệp...
-Tứ giống: Giống có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Cần nghiên cứu tạo giống tốt, phù hợp với địa phương.
Đây là 4 yếu tố quan trọng để có một vụ mùa bội thu, năng suất cao.
2. “ Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”
Ý nghĩa của câu tục ngữ là lúa có được chăm bón mới trở nên tươi tốt cũng như việc áo quần bằng lụa là làm cho người mặc trở nên xinh đẹp hơn, sang hơn.
+ Đánh giá kết quả hoạt động:
- Về tinh thần hợp tác trong nhóm - Về kết quả đạt được.
- Về khả năng trình bày
+ GV đặt vấn đề vào bài mới: Có thể thấy, từ xưa cha ông ta đã thấy được vai trò của phân bón trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Ngày nay, phân bón hóa học là một trong những loại phân bón phổ biến nhất. Vậy phân bón hóa học là gì? Nó gồm những loại nào? Cách sử dụng ra sao? Chúng ta cùng
tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Ví dụ 2: Hoạt động khởi động mở đầu bài “ Lipit ” – Hóa học 12 Mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức hoạt
động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Mục tiêu:
- Huy động các kiến thức thực tiễn của HS. - Phát triển các năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Tạo tâm thế thoải mái, hứng khởi khi bước vào bài mới.
+ Nội dung:
Dân gian xưa khi nói về ngày tết có 2 câu đối: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
Vì sao thịt mỡ và dưa hành thường được ăn cùng với nhau?
+ Phương thức: hoạt động nhóm- tại lớp - GV kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của nhóm HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
- GV mời một nhóm HS cử đại diện lên báo cáo kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung.
+Dự kiến kết quả:
Thịt mỡ gây ngán, bánh chưng khó tiêu, dưa chua giúp cân bằng hương vị, tăng cường chất xơ và giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn.
+ Đánh giá kết quả hoạt động: GV đánh giá thông qua
- Tinh thần hợp tác - Kết quả đạt được. - Khả năng trình bày + GV đặt vấn đề vào bài mới:
Dưa chua chứa H+, thịt mỡ chứa chất béo, vậy chất béo là gì? Có thể giải thích 2 câu đối trên bằng kiến thức hóa học cụ thể hơn không? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học sau.
Giáo viên có thể bổ sung: Với 2 câu trên, người xưa đã lược tả cái tết cổ truyền giản dị, đủ cả vật chất lẫn tinh thần. Ngày nay, “cây nêu”, “câu đối đỏ” dường như không còn được thịnh hành, “tràng pháo” đã bị cấm từ lâu nhưng “thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh” chắc còn lưu truyền mãi và không thể thiếu trong mâm cỗ cúng gia tiên của mỗi gia đình người Việt. Và chúng ta
có thể thấy được nét đẹp văn hoá ẩm thực không chỉ là hài hoà về màu sắc mà còn là sự kết hợp tuyệt vời để bảo vệ sức khoẻ. Tuy nhiên, cũng không nên ăn quá nhiều bánh chưng, bánh tét với dưa hành, củ kiệu. Bởi vì lượng đạm và lượng muối trong 2 loại thực phẩm có thể sẽ gây hại cho sức khỏe như tăng tiết dịch vị axit dạ dày, dễ bị đầy bụng, ợ chua và khó tiêu…
Ví dụ 3: Hoạt động khởi động mở đầu bài “Hợp kim” Hóa học 12- hướng dẫn học sinh tự học:
Mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Mục tiêu:
- Huy động các kiến thức thực tiễn của HS
- Phát triển các năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày- diễn đạt ý kiến.
- Tạo tâm thế thoải mái, hứng khởi khi bước vào bài mới.
+ Nội dung:
Ca dao Việt Nam có câu:
“ Thật vàng chẳng phải thau đâu
Xin đừng thử lửa thêm đau lòng người”. Bằng các kiến thức hóa học, hãy cho biết “Thau” là gì? Tại sao lại dùng lửa để phân biệt “Vàng” và “Thau”?
+ Phương thức: theo nhóm- tại lớp - GV kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của nhóm HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
- GV mời một nhóm HS cử đại diện lên
+Dự kiến kết quả:
"Thau" ở đây chỉ hợp kim đồng thau . Người ta dùng lửa để phân biệt “Vàng” và “Thau” vì khi hơ qua lửa “Thau” sẽ bị biến màu do bị oxi hóa, còn “Vàng” thì không ( vàng không tác dụng với oxi cho dù ở nhiệt độ cao )
+ Đánh giá kết quả hoạt động: GV đánh giá thông qua
- Tinh thần hợp tác - Kết quả đạt được. - Khả năng trình bày
+ GV đặt vấn đề vào bài mới:
Hiện nay có rất nhiều hợp kim được chế tạo để sử dụng nhằm khắc phục những hạn chế của các kim loại riêng rẽ. Vậy hợp kim là gì, tính chất và ứng dụng của nó như thế nào các em hãy tìm hiểu trong
báo cáo kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung.
bài học “Hợp kim”
Ví dụ 4: Khi dạy bài “ Điều chế kim loại” tiết 1- Hóa học 12, GV có thể thực hiện hoạt động khởi động mở đầu như sau:
Mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập
của HS
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Mục tiêu:
-Hiểu rõ tầm quan trọng của vật liệu kim loại trong đời sống xã hội hiện đại.
- Giải thích được vấn đề thực tiễn bằng kiến thức hóa học. - Phát triển các năng lực hợp tác, thuyết trình
+ Nội dung:
1)Nếu không có vật liệu kim loại, thế giới sẽ như thế nào? 2)“Lửa thử vàng, gian nan thử
sức”
Em hãy giải thích phần chữ in nghiêng theo kiến thức hóa học?
+ Phương thức: theo nhóm- tại lớp
- GV kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của nhóm HS và có giải pháp hỗ trợ hợp
+Dự kiến kết quả:
1) Thế giới sẽ không có các thiết bị thông minh mang tính kết nối ( tv, điện thoại, máy tính…); không có những tòa nhà hiện đại; không có phương tiện giao thông tiên tiến ( xe đạp, ô tô, máy bay…).Chúng ta trở về cuộc sống của thời kỳ đồ đá!!!
2) Vàng có tính khử yếu nên không bị oxi hóa bởi không khí dù ở nhiệt độ cao dùng để kiểm tra vàng thật hay giả, có lẫn tạp chất không.
+ Đánh giá kết quả hoạt động: GV đánh giá thông qua
- Tinh thần hợp tác - Kết quả đạt được. - Khả năng trình bày
+ Giáo viên đặt vấn đề vào bài mới: Trong tự nhiên, đa số kim loại tồn tại trong tự nhiên ở dạng hợp chất, chỉ một số rất ít kim loại như vàng, platin,… tồn tại ở trạng thái tự do bởi có tính khử yếu. Vậy từ các hợp
lí.
- GV mời một nhóm HS cử đại diện lên báo cáo kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung.
chất của kim loại có thể điều chế kim loại bằng những cách nào? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
Ví dụ 5: Khởi động đầu bài 43 và bài 44 “ Hóa học với vấn đề phát triển kinh tế- xã hội”- Hóa học 12, GV có thể đưa ra hoạt động như sau:
Mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Mục tiêu:
- Tăng tương tác giữa các HS, huy động vốn kiến thức xã hội liên quan đến nội dung bài học.
- Phát triển các năng lực hợp tác, thuyết trình
- Tạo tâm thế thoải mái, hứng khởi trước khi học bài mới.
+ Nội dung:
“Ăn theo thuở, ở theo thời”có nghĩa là tùy vào hoàn cảnh hay thời đại mà chúng ta có những phương thức sinh hoạt và thích ứng khác nhau. Từ xưa đến nay, với sự phát triển của xã hội, sự ăn- cái mặc của con người đã thay đổi như thế nào ?
+ Phương thức: hoạt động nhóm- tại lớp - GV kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của nhóm HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
- GV mời một nhóm HS cử đại diện lên
+ Dự kiến sản phẩm:
Thời nguyên thủy : Ăn lông ở lổ Thời phong kiến, chiến tranh: Ăn đói- mặc rét.
Xã hội hiện đại: chuyển từ mong muốn “Ăn no- mặc ấm” sang “Ăn ngon, mặc đẹp” và thậm chí “Ăn sung- mặc sướng” !
+ Đánh giá kết quả hoạt động: GV đánh giá thông qua
- Tinh thần hợp tác - Kết quả đạt được. - Khả năng trình bày
+ Giáo viên đặt vấn đề vào bài mới:
Những thay đổi về sự ăn- cái mặc của nhân loại luôn phản ánh được sự phát triển của nền KT - XH của thế giới. Vậy hóa học đã góp phần như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội, với vấn đề nâng cao chất lượng
báo cáo kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung.
cuộc sống? Các em hãy cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Ví dụ 6: Khi mở đầu bài dạy “Hóa học với vấn đề môi trường”- Hóa học 12, giáo viên đưa ra hoạt động khởi động với trò chơi “Ai nhanh tay hơn” với nội dung như sau:
Mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Mục tiêu:
- Huy động kiến thức thực tiễn của HS - Phát triển năng lực tư duy của HS
- Tạo tâm thế thoải mái, hứng khởi trước khi học bài mới
+ Nội dung: Hãy trả lời các câu hỏi sau 1. Câu tục ngữ nói về vai trò môi trường đối với chất lượng cuộc sống?
2. Câu tục ngữ nói về việc lựa chọn môi trường sống?
3. Một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp môi trường giảm thiểu ô nhiễm?
4. Kể tên các loại ô nhiễm môi trường mà em biết?
+ Phương thức: hoạt động cá nhân- tại lớp GV nêu câu hỏi, ai giơ tay nhanh nhất sẽ được trả lời, trả lời đúng sẽ được thưởng 1 món quà, thời gian giới hạn của mỗi câu hỏi là 20 giây.
+ Dự kiến sản phẩm:
1. Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
2. Đất lở chim bay, đất lành chim đậu
3. Ý thức con người.
4. Ô nhiễm: đất, nước, không khí, tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt, tầm nhìn.
+ Đánh giá kết quả hoạt động:
HS hoạt động tích cực, sôi nổi. + GV đặt vấn đề vào bài mới:
Cùng với vấn nạn giao thông, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cần báo động ở Việt Nam. Vậy nguyên nhân, tác hại của nó là gì? Cách khắc phục ra sao? Chúng ta cùng nghiên cứu trong bài mới này.
Các câu chuyện kể về các nhà Hóa học, sự ra đời của các nguyên tố, nguyên nhân tên gọi của các nguyên tố, các phát minh khoa học luôn mang đến những thông tin thu hút sự cú ý của HS. Thông qua các câu chuyện kể , các em phần nào hiểu được niềm đam mê, sự tận tâm, nhẫn nại của các nhà khoa học lớn. Từ đó sẽ luôn không ngừng phấn đấu trong học tập vì “thiên tài là do 99% chăm chỉ và 1% thông minh” tạo nên.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Thành phần nguyên tử ”- Hóa học 10, GV có thể kể câu chuyện sau:
Số phận trớ trêu?!
Nhà bác học người Anh JJ. Thomson cũng giống như đa số các nhà bác học khác ở thế kỷ 19, tin tưởng mãnh liệt rằng nguyên tử là phần tử nhỏ bé nhất của vật chất, không thể phân chia được nữa. Có một lần người phụ tá hỏi ông: “Ông nghĩ gì về cấu tạo bên trong nguyên tử...”. Ông liền tức giận ngắt lời:“ Anh bạn trẻ ạ, nếu anh biết tiếng Latinh thì anh sẽ không hỏi như thế! Nguyên- tử dịch từ tiếng Latinh có nghĩa là không-chia-cắt-được, anh hiểu chứ?”. Nhưng chẳng bao lâu sau, chính JJ. Thomson đã đưa ra mô hình đầu tiên giải thích cấu tạo bên trong của nguyên tử.
Mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học
tập của HS
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Mục tiêu:
- Phát triển năng lực tổng hợp, xử lý thông tin
- Có niềm tin vào khoa học - tạo tâm thế thoải mái, hứng khởi khi bước vào bài mới.
+ Nội dung:
Em có suy ngẫm gì rút ra từ
+Dự kiến kết quả:
Kiến thức khoa học là vô tận, không ngừng khám phá sẽ tìm ra những chân trời chân lí mới, giúp cho khoa học ngày càng phát triển.
+ Đánh giá kết quả hoạt động:
Dựa vào mức độ tích cực quan sát, suy nghĩ, phát biểu của HS.
+ Giáo viên đặt vấn đề vào bài mới: Điều thú vị là sau đó, học trò của ông là E.Rutherford và
câu chuyện trên?
+ Phương thức: cá nhân - tại lớp
GV mời một số HS nêu ra suy nghĩ của mình.
học trò của E.Rutherford là J.Chadwick đã lần lượt tìm ra các thành phần còn lại của nguyên tử. Vậy thành phần nguyên tử được tìm ra như thế nào? Chúng có đặc điểm ra sao? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay để trả lời các câu hỏi đó.
Ví dụ 2: Khi giới thiệu chương 2 “ Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn ” và dạy học tiết 1 bài “ Bảng tuần hoàn các nguyên tố