Do công việc chuyên môn nhiều đồng thời phải kiêm nhiệm thêm các chuyên môn nghiệp vụ tƣơng đƣơng vì vậy mà cán bộ phụ trách giữa các bộ phận có liên quan chƣa thực hiện rõ nét chuyên môn của mình.
Việc chấm điểm tín dụng cũng nhƣ xếp hạng tín dụng nội bộ chƣa thực sự có bộ tiêu chí chuẩn theo chuẩn của NHNN cũng nhƣ theo quy định của thông lệ Quốc tế do vậy mà Agribank vừa làm vừa bổ xung, chỉnh sửa thêm bớt các tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế.
Agribank chƣa đủ hạ tầng đồng bộ để thu thập và đánh giá các thông tin của khách hàng vay vốn cũng nhƣ lĩnh vực, đối tƣợng đầu tƣ của khách hàng vay vốn.
Đôi lúc Agribank nói chung phải tuyển những cán bộ mang tính chất ngoại giao nên chất lƣợng nhân sự thực sự không đƣợc đồng đều, tính chuyên nghiệp chƣa cao, trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo khác với đòi hỏi của công việc chuyên môn.
Do Agribank vẫn là doanh nghiệp 100% vốn của Nhà nƣớc việc sử dụng các công cụ để quản lý rủi ro và hạn chế rủi ro đôi lúc gặp phải nhiều rào cản, tính tự chủ và tự quyết bị hạn chế phần nào.
Kết luận chƣơng 3
Thực tiễn hoạt động tín dụng tại Agribank Thanh Hà Hải Dƣơng trong thời gian qua cho thấy luôn luôn tiềm ẩn rủi ro. Do đó, để tăng trƣởng tín dụng luôn đi kèm với quản lý chất lƣợng tín dụng thì yêu cầu cấp bách đặt ra là phải quản lý chặt chẽ khoản cho vay và giảm bớt tỷ lệ tổn thất tín dụng, đảm bảo hoạt động tíndụng đƣợc hiệu quả. Chi nhánh cần có những biện pháp linh hoạt, thích hợp hơn nữa nhằm quản lý rủi ro tín dụng đối với các khách hàng, hạn chế tối đa rủi ro phát sinh, góp phần phát triển tín dụng bền vững.
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG