CHƯƠNG 3 KếT QUả Vμ THảO LUậN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố teo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của quần thể bò tót ở vườn quốc gia Cát Tiên nhằm phục vụ công tác bảo tồn (Trang 43 - 48)

- Cấu trúc tuổ

CHƯƠNG 3 KếT QUả Vμ THảO LUậN

3.1 Đặc điểm các dấu chân bò tót

Trong nghiên cứu sinh thái học bò tót, các đặc điểm dấu chân là những chỉ số th−ờng đ−ợc sử dụng. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các đặc điểm hình thái dấu chân và xác định một số hàm số t−ơng quan giữa các kích th−ớc dấu chân có thể phục vụ cho các nghiên cứu đánh giá đặc điểm sinh thái các quần thể bò tót ở VQG Cát Tiên nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

Đặc điểm hình thái dấu chân bò tót

Đặc điểm hình thái để phân biệt dấu chân bò tót với dấu chân các loài trâu bò khác nh− bò nhà (Bos taurus), trâu nhà (Bubalus arnee) là dấu chân bò tót tr−ởng thành có kích th−ớc lớn hơn hẳn. Dấu chân bò tót ở đầu móng có dạng tròn, to hơn các loài khác, trong khi dấu chân của trâu bò nhà có dạng tròn nhỏ, đều(xem phụ lục 3).

Bò tót có thân hình vạm vỡ, trọng l−ợng thân dồn phần lớn vào nửa phần trên của cơ thể, do vậy hai chân tr−ớc phải chịu phần trọng l−ợng lớn hơn hai chân sau. Kích th−ớc dấu chân của hai chân tr−ớc th−ờng to, tròn, trong khi kích th−ớc dấu chân của hai chân sau th−ờng nhỏ hơn, thon dài và hẹp. Nghĩa là kích th−ớc của dấu chân tr−ớc và dấu chân sau không bằng nhau kể cả chiều dài và chiều rộng. Kích th−ớc dấu chân lớn nhất và nhỏ nhất đ−ợc thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1 - Kích th−ớc dấu chân lớn nhất và nhỏ nhất của bò tót ở VQG Cát Tiên

Chiều dài/chiều rộng Kích th−ớc dấu chân lớn nhất (cm)

Kích th−ớc dấu chân nhỏ nhất (cm)

Chiều dài chân tr−ớc 13,5 7

Chiều dài chân sau 14,5 6

Chiều rộng chân tr−ớc 12,7 6

T−ơng quan kích th−ớc giữa chiều dài, chiều rộng của chân tr−ớc và chân sau

Từ những số liệu thu thập đ−ợc, chúng tôi đã xác định đ−ợc các hàm t−ơng quan kích th−ớc giữa chiều dài (chiều rộng) chân tr−ớc - chiều dài (chiều rộng) chân sau và ng−ợc lại bằng các hàm tuyến tính đồng biến một lớp (xem phụ lục 4). Các hàm có giá trị P < 0,05 là các hàm số có ý nghĩa về mặt thống kê toán học với độ tin cậy ở mức 95%.

- Chiều dài chân tr−ớc (D truoc) và chiều dài chân sau (D sau):

D tr−ớc = 2,91672 + 0,834624 x D sau R = 0,88 (3.1) - Chiều rộng chân tr−ớc (R truoc) và chiều rộng chân sau (R sau):

R tr−ớc = 2,88559 + 0,838736 x R sau R = 0,88 (3.2)- Chiều dài chân tr−ớc (D truoc) và chiều rộng chân tr−ớc (R truoc): - Chiều dài chân tr−ớc (D truoc) và chiều rộng chân tr−ớc (R truoc):

D tr−ớc = 1,17727 + 0,932672 x R tr−ớc R=0,88 (3.3) - Chiều dài chân sau (D sau) và chiều rộng chân sau (R sau):

D sau = 1,06116 + 0,970166 x R sau R = 0,94 (3.4)

T−ơng quan giữa diện tích và kích th−ớc các móng chân phải (hoặc trái) của chân tr−ớc (hoặc chân sau)

Các số liệu đo vẽ kích th−ớc và diện tích các móng chân thể hiện tại phụ lục 5. Kết quả tính với giá trị P < 0,05, là các hàm số có ý nghĩa về mặt thống kê toán học với độ tin cậy 95% (xem phụ lục 6). T−ơng quan giữa diện tích các móng với kích th−ớc các dấu chân tr−ớc và chân sau là các hàm số đồng biến. Nghĩa là diện tích móng phải (hoặc trái) của chân tr−ớc (hoặc chân sau) càng lớn thì chiều dài (hoặc chiều rộng) của các móng trái (hoặc móng phải) của chân sau (hoặc chân tr−ớc) càng lớn. Các hàm số t−ơng quan thể hiện nh− sau:

- Diện tích móng phải của chân tr−ớc (SPT) với chiều dài móng phải chân tr−ớc (DPT) và chiều rộng móng phải chân tr−ớc:

SPT = -33,0813 + 5,06836 x DPT + 3,52297 x RPT R = 0,96 (3.5) - Diện tích móng trái của chân tr−ớc (STT) với chiều dài móng trái chân tr−ớc (DTT) và chiều rộng móng trái chân tr−ớc (RTT):

- Diện tích móng phải của chân sau (SPS) với chiều dài móng phải chân sau (DPS) và chiều rộng móng phải chân sau (RPS):

SPS = -30,5301 + 3,28149 x DPS + 7,04912x RPS R = 0,94 (3.7) - Diện tích móng trái của chân sau (STS) với chiều dài móng trái chân sau (DTS) và chiều rộng móng trái chân sau (RTS).:

STS = -30,0119 + 5,31098 x DTS + 2,15005x RTS R = 0,88 (3.8)

3.2 Hiện trạng và đặc điểm quần thể bò tót ở VQG Cát Tiên 3.2.1 Số l−ợng cá thể và mật độ 3.2.1 Số l−ợng cá thể và mật độ

Số l−ợng cá thể

Kết quả đã xác định đ−ợc ở VQG Cát Tiên có 24 đàn với 111 cá thể (Bảng 3.2).

Bảng 3.2 - Ước tính số đàn và số cá thể bò tót ở VQG Cát Tiên Khu vực Số đàn Số cá thể Tỷ lệ % Nam Cát Tiên 19 90 81,09 Bàu Sấu 3 29 26,13 Núi T−ợng 2 7 6,31 Đà Kộ 2 15 13,52 Đà Lắk 2 9 8,11 Đăk Lua 4 12 10,81 Suối Ràng- Sa Mách 2 6 5,41 Đồi Đất Đỏ 4 12 10,81 Tây Cát Tiên 2 6 5,41

Đa Bông Cua 1 3 2,71

Đăng Hà 1 3 2,71

Cát Lộc 3 15 13,52

Tổng cộng 24 111 100

Kết quả này cũng phù hợp với kết quả phân tích ADN từ các mẫu phân bò tót do Viện Chăn nuôi (2008) thực hiện là có ít nhất 90 cá thể bò tót ở VQG Cát Tiên [17], [18].

Trong quá trình điều tra, chúng tôi không ghi nhận đ−ợc các chứng cứ về sự hiện diện của các loài bò rừng (Bos javanicus) và trâu rừng (Bubalus bubalis) ở VQG Cát Tiên.

Mật độ của bò tót

Kết quả điều tra giám sát cho thấy tổng diện tích vùng c− trú của bò tót ở VQG Cát Tiên là 620,29 km2. Nh− vậy, có thể tính đ−ợc mật độ của bò tót ở vùng c− trú của chúng thuộc VQG Cát Tiên hiện nay là:

111 cá thể / 620,29 km2 = 0,18cá thể/km2

Tổng diện tích hiện nay của VQG Cát Tiên là 713,50 km2, nh− vậy mật độ bình quân của bò tót trên toàn diện tích của VQG Cát Tiên:

111 cá thể / 713,50 km2 = 0,16 cá thể/km2

Các kết quả nghiên cứu trên cũng phù hợp với kết quả khảo sát gần đây của Nguyễn Mạnh Hà (2008) [25] và Nguyễn Văn Thanh (2009) [46]. Tr−ớc đây Đặng Huy Huỳnh (1986) −ớc đoán mật độ bò tót ở khu vực VQG Cát Tiên khoảng 2 cá thể/km2 [32]. Số liệu này cho thấy mật độ bò tót ở VQG Cát Tiên hiện nay đang có chiều h−ớng suy giảm.

3.2.2 Đặc điểm cấu trúc quần thể

Cấu trúc và kích th−ớc đàn

Kết quả giám sát cho thấy ở một số khu vực có sinh cảnh thuận lợi nh− Bàu Sấu, Núi T−ợng, Đắc Lua, Suối Ràng, Đồi Đất Đỏ, bò tót th−ờng xuất hiện với các đàn có đầy đủ cả con đực, con cái và con non ở các lứa tuổi khác nhau, trong đó tỷ lệ con tr−ởng thành th−ờng chiếm −u thế.

ở các khu vực còn lại, cấu trúc đàn th−ờng chỉ có con non và con tr−ởng thành, hoặc con sắp tr−ởng thànhvà con tr−ởng thành. Có thể đây là kết quả của sự phân chia thành các đàn nhỏ trong điều kiện sinh cảnh không thuận lợi hoặc có nhiều tác động. Trong 24 đàn đã khảo sát ở VQG Cát Tiên, tỷ lệ số đàn ít là 11/24 đàn (chiếm 45,83%); đàn trung bình là 12/24 đàn (50%) và đàn lớn là 1/24 đàn (4,16%) (đàn ở Bàu Sấu). Số cá thể trung bình của đàn là 4,6 cá thể/đàn; ít nhất là 2 cá thể và nhiều nhất là 15 cá thể (xem phụ lục 7).

Bò tót là có đặc điểm là hoạt động theo từng đàn [32]. Kích th−ớc đàn phụ thuộc vào các nhân tố nh− số l−ợng các đồng cỏ và có sẵn nguồn n−ớc [74]. ở khu vực Bàu Sấu, là nơi có sinh cảnh thuận lợi, tr−ớc đây có nhiều đàn bò tót lớn với trên

25 cá thể (2003). Tuy nhiên trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân tác động, các đàn có 15 - 20 cá thể có số lần xuất hiện thấp.

Bảng 3.3 thể hiện cấu trúc đàn ở các khu vực nghiên cứu.

Bảng 3.3 - Cấu trúc đàn bò tót ở các khu vực Khu vực Non sắp tr−ởng thành Tr−ởng thành Bàu Sấu 3 2 24 Núi T−ợng 3 1 3 Đà Cộ 2 - 13 Đà Lắc 1 - 8 Đắc Lua 2 1 9 Suối Ràng 1 1 4 Đồi Đất Đỏ 3 1 8

Đa Bông Cua - - 3

Đăng Hà - - 3

Cát Lộc 2 - 13

Tổng cộng 17 6 88

Cấu trúc tuổi của quần thể

Kết quả nghiên cứu cho thấy quần thể bò tót ở VQG Cát Tiên bao gồm 3 thế hệ, với tỷ lệ con non (16%), con sắp tr−ởng thành(6%), con tr−ởng thành chiếm đa số (78%). Nh− vậy, quần thể bò tót ở VQG Cát Tiên có cấu trúc tuổi của một quần thể đang phát triển (xem bảng 3.4, biểu đồ 3.1, phụ lục 8).

Bảng 3.4 - Cấu trúc tuổi quần thể bò tót xác định qua phân tích số đo dấu chân

Tuổi Kích th−ớc dấu chân Số l−ợng dấu chân Số l−ợng cá thể Tỷ lệ % Non (< 1 tuổi ) < 8cm 13 18 16 sắptr−ởng thành (1 - 2,5 tuổi) 8 - 9 cm 5 7 6 Tr−ởng thành (>2,5 tuổi) >9cm 63 86 78 Tổng cộng 81 111 100

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố teo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của quần thể bò tót ở vườn quốc gia Cát Tiên nhằm phục vụ công tác bảo tồn (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)