- NT1: bón theo nông dân (2,2 kg N, 1,5 kg P2O5 và 0,3 kg K2O).cây
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN
KẾT LUẬN 5.1. Kết luận
Bón phân vô cơ cân đối kết hợp phân hữu cơ giúp tăng pH đất, chất hữu cơ trong đất, đạm hữu dụng, đạm hữu cơ dễ phân hủy, lân hữu dụng, kali trao đổi, các cation trao đổi, độ bão hòa base, độ bền cấu trúc đất, hiệu quả thể hiện rõ sau 3 vụ bón phân hữu cơ. Kết quả ghi nhận thời gian ra hoa trái vụ sớm hơn, tăng hiệu quả ra hoa trái vụ chôm chôm qua bón phân hữu cơ dài hạn. Hiệu quả cải thiện năng suất được thể hiện rõ sau ba vụ bón phân hữu cơ khác biệt ý nghĩa so với chỉ bón phân vô cơ. Năng suất trái ở vụ thứ sáu, các nghiệm thức có bón phân hữu cơ tăng (65 - 86%) và lợi nhuận tăng (70 - 94%) so với chỉ sử dụng phân vô cơ.
Kết quả thí nghiệm trong phòng cho thấy CO2 phát thải cao ở các nghiệm thức bón 140 mg và 200 mg phân N vô cơ kết hợp với 0,8 g hữu cơ
các nghiệm thức bón 140 mg và 200 mg phân N vô cơ, khác biệt có ý nghĩa so với bón 140 mg và 200 mg phân N vô cơ có kết hợp với 0,8 g hữu cơ bã bùn mía ở ẩm độ đất 40% so với 60%.
Trên đất vườn chôm chôm, bón phân hữu cơ kết hợp lượng phân vô cơ cân đối, sự phát thải khí CO2 tăng cao so với chỉ bón vô cơ theo tập quán của nông dân. Bón phân vô cơ, sự phát thải khí N2O cao có ý nghĩa so với bón các dạng phân hữu cơ kết hợp với vô cơ cân đối. Tổng lượng phát thải khí CO2 tương đương cao, khác biệt có ý nghĩa, khi chỉ sử dụng phân vô cơ, (78,42 kg CO2-eq.ha-1) so với nghiệm thức bón bã bùn mía (45,71 kg CO2- eq.ha-1), phân trùn quế (62,19 kg CO2-eq.ha-1) và bón cặn hầm ủ biogas (51,76 kg CO2-eq.ha-1). Sự phát thải CH4 không đáng kể trên đất liếp vườn chôm chôm, trong thí nghiệm trong phòng và điều kiện thực tế.
5.2 Đề xuất
1. Kỹ thuật canh tác của nông dân cần giảm lượng phân lân, giảm lượng đạm vô cơ và tăng lượng phân kali cho cây chôm chôm. Cần thiết bón phân hữu cơ với lượng 18 kg.cây-1
và vôi 7,5 kg.cây-1.năm-1 trên đất liếp vườn trồng chôm chôm lâu năm để cải thiện độ phì nhiêu đất, đạt hiệu quả cao trong kích thích ra hoa trái vụ và tăng năng suất trái.
2. Cần có nghiên cứu dài hạn hơn để khẳng định hiệu quả phân hữu cơ kết hợp với vô cơ cân đối trên vườn chôm chôm và vườn cây ăn trái khác trong cải thiện độ phì nhiêu đất liếp vườn và năng suất trái.
3. Cần nghiên cứu tiếp về biện pháp giảm sự phát thải khí nhà kính trên đất vườn trồng cây ăn trái, góp phần giảm tác động bất lợi đến môi trường.