Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong thủ tục giám đốc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện Kiểm sát trong thủ tục Giám đốc thẩm các vụ án hình sự (Trang 40 - 43)

thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Sau khi Cách mạng Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo giành thắng lợi, Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập ngày 01/10/1949. Hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nước Cộng hòa nhân dân Trung Hòa là cơ quan giám sát pháp luật, được thành lập theo địa giới hành chính nhưng độc lập với hệ thống cơ quan hành chính và cơ quan Tòa án, bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở địa phương và Viện kiểm sát chuyên ngành.

Theo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn giám đốc thẩm [21]: Viện kiểm sát nhân dân có quyền giám sát tính hợp pháp trong các phán quyết và quyết định của Tòa án nhân dân, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, nếu phát hiện có vi phạm. Cụ thể hóa quy định này, Điều 205 BLTTHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa nêu:

"Nếu Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát hiện thất những sai sót trong bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân các cấp, hoặc nếu Viện kiểm sát nhân dân cấp trên phát hiện thất những sai sót trong bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp dưới thì có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định đó đến Tòa án cùng cấp theo thủ tục giám đốc thẩm" [10].

Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa quy định có 3 nhóm chủ thể có quyền kháng cáo, quyền kháng nghị, quyền yêu cầu xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, bao gồm: (1) đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật hoặc người thân thích của đương sự có quyền kháng cáo yêu cầu xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm; (2) viện kiểm sát có quyền kháng nghị yêu cầu xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm; (3) tòa án có quyền yêu cầu xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm.

Về căn cứ để xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm gồm: (1) có chứng cứ mới khẳng định các tình tiết trong bản án, quyết định rõ ràng là sai; (2) chứng cứ làm cơ sở cho việc buộc tội và tuyên hình phạt là không đầy đủ và không đáng tin cậy hoặc những chứng cứ quan trọng để chứng minh các tình tiết trong vụ án mâu thuẫn với nhau; (3) việc áp dụng pháp luật khi ra bản án, quyết định rõ ràng là sai; (4) có căn cứ

cho rằng thẩm phán trong khi xét xử các vụ án có hành vi tham ô, hối lộ hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi cá nhân hoặc làm sai lệch pháp luật khi ra phán quyết; (5) có những sai sót rõ ràng trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Về thẩm quyền giám đốc thẩm.

- Ủy ban thẩm phán Tòa án đã ra bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật xét xử lại vụ án trong các trường hợp: có kháng cáo của đương sự; theo yêu cầu của Chánh án Tòa án cùng cấp; theo yêu cầu của Tòa án cấp trên hoặc Tòa án nhân dân tối cao;

- Tòa án nhân dân cấp trên xét xử lại vụ án của Tòa án nhân dân cấp dưới trong các trường hợp: theo kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp; thấy cần thiết phải lấy vụ án của Tòa án cấp dưới lên để xét xử lại;

- Tòa án nhân dân tối cao xét xử lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm trong các trường hợp: theo kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thấy cần thiết phải lấy vụ án của Tòa án cấp dưới lên để xét xử lại.

Qua xét xử giám đốc thẩm, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền: (1) bác kháng cáo hoặc kháng nghị; (2) sửa bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; (4) hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; (5) tuyên bị cáo vô tội.

Có thể nhận thấy, quan niệm về giám đốc thẩm của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hiện nay lại tương tự với quy định của nước ta tại Nghị định số 381-TTg ngày 20/10/1959 của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân. Theo quan niệm này, giám đốc thẩm không phải là thủ tục để Tòa án cấp trên xét lại bản án có hiệu lực của Tòa án cấp dưới có vi phạm pháp luật mà là thủ tục Tòa án cấp trên hoặc chính Tòa án đã ra bản án có vi phạm đó xét xử lại vụ án. Việc quyết định có xử lại vụ án đó hay không

thuộc thẩm quyền của Ủy ban thẩm phán của chính Tòa án đã ra bản án có sai lầm hoặc Tòa án cấp trên.

Điều này dẫn đến vai trò của Viện kiểm sát nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có nhiều điểm khác biệt so với pháp luật Việt Nam thực định, bởi lẽ:

- Theo quy định của pháp luật TTHS Trung Hoa thì Ủy ban thẩm phán Tòa án đã ra bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật xét xử lại vụ án khi có đơn kháng cáo của đương sự đã được thẩm tra thấy có căn cứ để xét xử lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Như vậy, trong trường hợp này, Viện kiểm sát tham phiên tòa giám đốc thẩm ngay cả khi chỉ có kháng cáo của đương sự.

- Đối với kháng nghị của Viện kiểm sát, Tòa án nhận kháng nghị phải thành lập Hội đồng xét xử để xét xử lại hoặc yêu cầu Tòa án cấp dưới xét xử lại. Tuy nhiên thành phần Hội đồng giám đốc thẩm và trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm tuân theo các quy định của BLTTHS về thủ tục xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm tùy theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị là bản án sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Điều này đồng nghĩa với việc khi Viện kiểm sát tham gia phiên tòa giám đốc thẩm không chỉ đơn thuần là việc phát biểu quan điểm bảo vệ kháng nghị mà Viện kiểm sát phiên tòa với vai trò thực hành quyền công tố và giám sát việc tuân theo pháp luật theo thủ tục sơ thẩm hoặc phúc thẩm.

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện Kiểm sát trong thủ tục Giám đốc thẩm các vụ án hình sự (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)