Những biện pháp bảo vệ quyền lợi ngƣời đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán tập trung ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Những đảm bảo pháp lý cho người đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam (Trang 26 - 31)

trƣờng chứng khoán tập trung ở Việt Nam

Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ trên TTCK là một đòi hỏi tất yếu và quan trọng. Điều này phải đƣợc xem xét, xây dựng dƣới quy mô của một thể chế có tính đồng bộ và toàn diện, từ các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về ngân hàng và các định chế tài chính, pháp luật về niêm yết và phát hành chứng khoán, pháp luật tƣ vấn đầu tƣ đến pháp luật hình sự, tổ chức toà án, thi hành án … Đƣợc thể hiện ở việc sử dụng phối hợp các biện pháp khác nhau gồm: các biện pháp pháp lý, biện pháp kinh tế tài chính, hành chính, tƣ pháp và các biện pháp khác. Những cơ sở pháp lý và các thiết chế này đều có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động của ngƣời đầu tƣ và có ảnh hƣởng khác nhau tới việc bảo vệ quyền lợi ngƣời đầu tƣ. Quan điểm phổ biến hiện nay là "để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tƣ trƣớc những thông tin sai sự thật, gây hiểu lầm hoặc có chủ ý lừa đảo và các giao dịch nội gián của ngƣời quản trị, cần tới nhiều thiết chế của nhà nƣớc và của thị trƣờng" [18, tr 340]. Trong đó, những đảm bảo về mặt pháp lý là những đảm bảo có

29

tính chất tạo cơ sở nền tảng, các biện pháp đảm bảo khác mang tính chất hỗ trợ.

Những bảo đảm pháp lý cho ngƣời đầu tƣ trên TTCK là những đảm bảo chủ yếu và quan trọng nhất. Sở dĩ có điều đó là vì pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực Nhà nƣớc, xuất phát từ quyền lực nhà nƣớc và đƣợc đảm bảo thi hành bằng cƣỡng chế nhà nƣớc.

Việc xây dựng các biện pháp pháp lý bảo đảm quyền lợi ngƣời đầu tƣ trên TTCK dựa trên những tổng hợp khác nhau. Có những nghiên cứu xây dựng nội dung bảo vệ ngƣời đầu tƣ trên TTCK tập trung bằng cách quy định cơ chế bảo vệ tƣơng ứng với các hành vi xâm hại từ các đối tƣợng lần lƣợt là các tổ chức phát hành, tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ kinh doanh chứng khoán, ngƣời đầu tƣ khác cho đến các tổ chức cung ứng dịch vụ thị trƣờng.

Theo chúng tôi, những đảm bảo pháp lý cho ngƣời đầu tƣ trên TTCK đƣợc hiểu là toàn bộ những quy phạm pháp luật quy định các vấn đề có liên quan đến lợi ích của ngƣời đầu tƣ, nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đầu tƣ trên TTCK và các biện pháp về tổ chức thực hiện các quy định đó trên thực tế. Các quy định này nằm rải rác trong các văn bản pháp luật liên quan, có thể đƣợc tập hợp lại thành các nội dung cơ bản gọi là quy chế hay quy định nhƣ sau:

- Quy chế công bố thông tin.

- Quy chế về các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho ngƣời đầu tƣ trên TTCK.

- Quy chế điều chỉnh xung đột lợi ích giữa một số chủ thể tham gia thị trƣờng và ngƣời đầu tƣ.

- Quy định về chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK ảnh hƣởng đến quyền lợi ngƣời đầu tƣ.

- Quy định về giải quyết tranh chấp để ngƣời đầu tƣ bảo vệ quyền lợi của mình.

30

- Quy định về quản lý thị trƣờng và bộ máy quản lý thị trƣờng để bảo vệ ngƣời đầu tƣ.

Lịch sử phát triển TTCK trên thế giới cũng đã phải trả một giá đắt khi để cho TTCK phát triển một cách tự phát mà thiếu vắng sự bảo đảm bằng các biện pháp pháp lý. Đó là sự sụp đổ của TTCK NEW YOCK, TTCK TOKYO cuối những năm 20 của thế kỷ XX và nó đã đƣa nền kinh tế của Mỹ, Nhật vào thời kỳ khủng khoảng toàn diện chƣa từng có trong lịch sử (1929-1933) và phải hàng chục năm sau các TTCK đó mới trở lại hoạt động bình thƣờng dƣới những quy định phù hợp của nhà nƣớc thông qua các đạo luật về chứng khoán và hoạt động bảo đảm thi hành các đạo luật về chứng khoán của cơ quan quản lý nhà nƣớc về TTCK. Sự can thiệp của nhà nƣớc trong việc thẩm định các tổ chức phát hành chứng khoán, đăng ký bán chứng khoán là chứng thực tin cậy để ngƣời đầu tƣ quyết định mua chứng khoán. Ngƣời đầu tƣ thực hiện việc mua bán chứng khoán qua các thông tin đã đƣợc Nhà nƣớc kiểm định, do đó pháp luật về chứng khoán và TTCK phải đƣợc quy định phù hợp để bảo vệ lợi ích cộng đồng ngƣời đầu tƣ.

Xuất phát từ vai trò quan trọng cũng nhƣ tính chất phức tạp của TTCK, để thiết lập trật tự cho TTCK, tạo khuôn khổ hoạt động cho các chủ thể tham gia thị trƣờng và để đảm bảo cho Nhà nƣớc quản lý và giám sát các hoạt động trên thị trƣờng hiệu quả, công bằng, lành mạnh, phòng và chống các hành vi tiêu cực nhƣ: lừa đảo, gian lận, lũng đoạn thị trƣờng và các hành vi khác gây thiệt hại cho nhà đầu tƣ. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngƣời đầu tƣ, dung hoà lợi ích của tất cả những chủ thể tham gia thị trƣờng, tận dụng và duy trì đƣợc các nguồn vốn để phát triển kinh tế. Nhà nƣớc phải ban hành một hệ thống quy phạm pháp luật đồng bộ điều chỉnh các hoạt động trên TTCK, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng các quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời đầu tƣ.

31

Ở Việt Nam, TTCK còn đang trong quá trình hình thành, phát triển, chính sự ra đời muộn của TTCK tập trung ở Việt Nam đem lại những khó khăn và thuận lợi sau:

- Việt Nam còn ít kinh nghiệm trong quản lý điều hành, thiếu những chuyên gia am hiểu sâu sắc để có thể đảm bảo cho sự vận hành và phát triển của TTCK. Năng lực trình độ của cán bộ quản lý, cán bộ hoạch định chính sách, nhân viên hành nghề chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển lâu dài của thị trƣờng.

- TTCK là một lĩnh vực còn mới mẻ, ngƣời dân ít hiểu biết về TTCK cộng với tâm lý e ngại không dám mạo hiểm, chỉ quen với hình thức tiết kiệm cổ điển là mua vàng hoặc gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng. Do vậy, TTCK chƣa thể thu hút nhân dân tham gia đầu tƣ, thậm chí cả các doanh nghiệp cũng chƣa quen với hình thức huy động vốn thông qua TTCK. Quy mô thị trƣờng còn nhỏ bé, đến hết tháng 8/2005, mới có 29 công ty có chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, với quy mô chỉ chiếm 0,6% GDP thì TTCK chƣa đóng góp đƣợc nhiều cho tăng trƣởng, phát triển kinh tế. Hệ thống giao dịch thứ cấp của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa mới hoạt động từ ngày 14/7/2005 [40].

- Do thói quen của ngƣời dân Việt Nam thƣờng không tin vào thƣơng nhân, thiếu niềm tin đối với các thiết chế ngân hàng, nên nếu có tích luỹ, họ thƣờng tích trữ vàng, mua ngoại tệ hay bất động sản. Nền kinh tế đang phát triển và xu hƣớng vẫn ở quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, chƣa có điều kiện cho các công ty đại chúng phổ biến và do đó trong một tƣơng lai gần TTCK sẽ còn ở mức độ hạn chế trong quy mô nền kinh tế Việt Nam.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật đầu tƣ cho TTCK, nhất là hệ thống công nghệ thông tin của các TTGDCK, công ty chứng khoán, ngân hàng lƣu ký còn ở trình độ thấp.

32

- Thực tế, theo cách tính của nhiều doanh nghiệp, chi phí bỏ ra để niêm yết trên TTCK không tiết kiệm hơn là bao so với việc đi vay và trả lãi cho ngân hàng. Hơn nữa, công ty niêm yết luôn bị đối thủ cạnh tranh khai thác triệt để các thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, bộ máy điều hành phải chịu sức ép từ phía cổ đông và thị trƣờng, phải dành nhiều thời gian cho việc tập hợp và cung cấp thông tin. Sau khi so sánh mặt đƣợc và không đƣợc, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đủ điều kiện đã kết luận: "Lên sàn làm gì cho mệt" [51].

Bên cạnh những khó khăn nhƣ trên, cũng có những thuận lợi nhất định, đó là dễ dàng học hỏi kinh nghiệm của các nƣớc trong việc xây dựng, tổ chức và điều hành TTCK. Từ những thành quả và sai lầm của một số nƣớc, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu giúp ích cho quá trình xây dựng một TTCK phát triển ở Việt Nam. Việc TTCK tập trung ở Việt Nam ra đời và hoạt động cũng không thể tránh khỏi khó khăn, vấp váp nhƣng một trong những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và phát triển TTCK là làm thế nào để có thể bảo vệ ngƣời đầu tƣ, giúp họ giảm thiểu đƣợc những rủi ro khi tham gia trên TTCK. Đây là một vấn đề cốt yếu trong quá trình xây dựng một TTCK Việt Nam hiệu quả.

Nhƣ vậy, ngƣời đầu tƣ trong TTCK có một vị trí và vai trò vô cùng to lớn. Không có ngƣời đầu tƣ thì cái "chợ" ấy cũng không thể tồn tại và hoạt động. Ngƣời đầu tƣ xuất hiện trong TTCK quyết định sự thành công hay thất bại của TTCK. Nhƣng khi tham gia thị trƣờng, đa số ngƣời đầu tƣ thực hiện đầu tƣ riêng rẽ, không phải là những nhà kinh doanh lành nghề, họ không biết và không buộc phải biết tất cả "ngón nghề" liên quan đến "luật chơi". Họ chỉ có thể hy vọng nhà phát hành, các đối tƣợng kinh doanh chuyên nghiệp là những ngƣời đáng tin cậy, luôn tính tới lợi ích của ngƣời đầu tƣ. Nhƣ vậy, rõ ràng chỉ có pháp luật mới quy định và đƣa ra những điều cấm nhằm bảo vệ quyền lợi cho ngƣời đầu tƣ [35, tr.80]. Chính vì vậy, bảo vệ quyền lợi ngƣời

33

đầu tƣ là một vấn đề cần đƣợc quan tâm cho TTCK trên thế giới nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng.

Một phần của tài liệu Những đảm bảo pháp lý cho người đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)