- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, đạo đức và phẩm chất của Thẩm phán, Hội thẩm; và phẩm chất của Thẩm phán, Hội thẩm;
- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tổng kết thực tiễn;
- Tăng cường hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm lập pháp hình sự về miễn, giảm hình phạt. về miễn, giảm hình phạt.
KẾT LUẬN CHUNG
Tóm lại, nghiên cứu nội dung Luận án tiến sĩ luật học: “Miễn, giảm
hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam”, NCS. đưa ra những kết luận
chung mang tính tổng kết như sau:
1. Luận án đã phân tích, đánh giá chọn lọc quan điểm, nội dung trong các nhóm công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước, từ đó nhận xét, đánh giá tổng quan và đưa ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
2. Trên cơ sở hệ thống hóa và phân tích lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam từ Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay cho thấy, việc miễn, giảm hình phạt là một quyết định đặc biệt của Tòa án, thể hiện tính nhân đạo sâu sắc trong quá trình xét xử, nhằm không áp dụng hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt đối với chủ thể đã thực hiện tội phạm khi có đủ những điều kiện do luật định. Qua đó, tạo ra sự linh hoạt, mềm dẻo của chính sách hình sự với các yêu cầu, đòi hỏi đạt được hiệu quả của hình phạt trong thực tiễn.
3. Việc quy định trong PLHS và áp dụng miễn, giảm hình phạt trong hoạt động xét xử của Tòa án có ý nghĩa quan trọng không những góp phần bảo đảm pháp chế trong Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý để đạt được mục đích của hình phạt, cũng như các biện pháp cưỡng chế về hình sự khác, qua đó, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giáo dục, cải tạo người, pháp nhân thương mại phạm tội, mà còn còn phản ánh xu hướng nhân đạo hóa và tiết kiệm tối đa các biện pháp cưỡng chế về hình sự.
4. Luận án đã đánh giá, làm sáng tỏ nội dung và điều kiện, cũng như hậu quả pháp lý của các trường hợp miễn, giảm hình phạt. Cùng với đó, so sánh với những quy định tương tự về miễn, giảm hình phạt trong BLHS của các quốc gia trên thế giới tiêu biểu, có điều kiện chính trị, xã hội, thể chế tương đồng hay là quốc gia có nền pháp luật tiến bộ như: Nga, Trung Hoa, Nhật Bản, Pháp và Đức. Thông qua nội dung này, NCS. đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và đặc biệt là các kết luận mang tính so sánh, điểm tiến bộ và phù hợp với thực tiễn xét xử, thực tiễn xã hội của Việt Nam có thể tính đến việc tham khảo, tiếp thu trong quá trình hoàn thiện quy định về miễn, giảm hình phạt trong BLHS năm 2015 trong thời gian tới.
5. Thực tiễn xét xử và việc áp dụng miễn, giảm hình phạt của TAND các cấp trong giai đoạn 2010 - 2020 cho thấy, về cơ bản Tòa án các cấp đã áp dụng đúng, chính xác, có căn cứ pháp luật đối với các trường hợp miễn, giảm hình phạt theo quy định của BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, kết quả đạt được, thực tiễn xét xử cũng cho thấy, việc áp dụng miễn, giảm hình phạt tại TAND các cấp vẫn còn có một số sai lầm, thiếu sót đã làm giảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, cũng như giáo dục, cải tạo người phạm tội và nguyên tắc công bằng. Trên cơ sở này, NCS. đã chỉ ra các nguyên nhân cơ bản, từ đó, kiến nghị phương hướng hoàn thiện các quy định về miễn hình phạt và giảm hình phạt trong BLHS năm 2015 đối với các đối tượng - người, pháp nhân thương mại và người dưới 18 tuổi phạm tội; đặc biệt là kiến nghị xây dựng hướng dẫn cụ thể về cách tính mức hình phạt áp dụng đối với trường hợp giảm hình phạt để bảo đảm thực hiện đúng, chính xác và công bằng trong các quyết định về miễn, giảm của Tòa án. Cùng với đó, NCS. cũng đề xuất các giải pháp khác bảo đảm áp dụng quy định về miễn, giảm hình phạt trong BLHS năm 2015, qua đó, bảo đảm hiệu lực của luật hình sự trong thực tiễn và chính sách hình sự thực thi hiệu quả.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Trần Thị Quỳnh (2018), Miễn hình phạt trong BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017 và một số vấn đề đặt ra, Tạp chí TAND, số 2(1), tr.33-40.
2. Trần Thị Quỳnh (2020), Giảm hình phạt theo quy định của BLHS năm 2015 và một số vấn đề đặt ra, Tạp chí Khoa học, Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 2, tr.45-57.
3. Trần Thị Quỳnh (2020), Quy định tương tự về miễn, giảm hình phạt trong BLHS một số nước trên thế giới, Tạp chí TAND, số 14 (8), tr.27-40.