Nôịdung quản lý trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu Quản lý trường mầm non huỳnh cung xã tam hiệp, thanh trì, hà nội đạt chuẩn quốc gia (Trang 34)

Thông qua chức năng quản lý, chủ thể quản lý tác động có mục đích vào khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Các tác giả có nhiều quan điểm khác nhau về phân chia chức năng quản lý, nhưng hầu hết đều đề cập đến bốn chức năng chủ yếu sau: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.

1.4.1. Xây dưngp̣ kếhoacḥ quản lýcủa nhà trường

Kế hoạch là toàn bộ nói chung những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự, thời gian tiến hành.

Kế hoạch hóa là một nôịdung quản lý, là khâu đầu tiên trong một chu trình quản lý. Khi tiến hành các chức năng kế hoạch, người quản lý cần hoàn

thành nhiệm vụ là xác định đúng các mục tiêu cần để phát triển giáo dục,cần xác định mục tiêu (phương hướng) phát triển và định hướng thành tựu tương lai của tổ chức, đồng thời vạch ra những giải pháp, con đường, cách thức và quyết định được các biện pháp có tính khả thi để đạt được mục tiêu đó. Đây được coi là chức năng chỉ lối, dẫn đường cho tổ chức phát triển theo kế hoạch bởi vì thông qua kế hoạch hóa tổ chức có thể xác định, hình thành các mục tiêu.

Ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa đó là:

a) Xác định, hình thành các mục tiêu quản lý của nhà trường

b) Xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực của nhà trường để duy trì và nâng mức đaṭchuẩn quốc gia

c) Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết, cấp thiết, khả thi để đạt được việc duy trì và nâng mức đaṭchuẩn quốc gia.

Sản phẩm của chức năng kế hoạch hóa là kế hoạch, có ba loại kế hoạch: Kế hoạch chiến lược (tương ứng với loại kế hoạch dài hạn từ 3 năm đến 5 năm); Quy hoạch (kế hoạch gắn với một nội hoạt động, trên địa bàn và trường trong một thời gian cụ thể); Kế hoạch hành động (các loại kế hoạch năm học hay kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng…) Như vậy, kế hoạch hóa là việc đưa toàn bộ hoạt động quản lý vào công tác kế hoạch, trong đó chỉ rõ các mục tiêu, bước đi, biện pháp thực hiện và bảo đảm các nguồn lực để đạt tới mục tiêu của nhà trường là duy trì và nâng mức đạt chuẩn quốc gia.

1.4.2. Tổchức bô p̣máy vàphát triển đôị ngũCBGVNV

Tổ chức là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và các nguồn lực cho đôịngũ cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường một cách có hiệu quả. Đểđảm bảo đaṭtới mucC̣ tiêu làquản lýđaṭchuẩn quốc gia của nhà trường .

Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức

Khi nhà quản lý lập xong kế hoạch thì cần phải chuyển hóa kế hoạch, giải pháp thành hiện thực nhờ khâu tổ chức thực hiện. Lúc đó phải xây dựng các mối liên hệ giữa các thành viên, các bộ phận riêng rẽ gắn kết chặt chẽ với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh hoạt động nhịp nhàng như một cơ thể thống nhất để đạt được mục tiêu đã đề ra. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực, sẽ làm tăng động lực, khơi nguồn cho những sáng tạo, tiềm năng của thành viên và các bộ phận, thích ứng với mọi sự thay đổi để đi đến sự phát triển bền vững. Ngược lại, tổ chức không tốt sẽ triệt tiêu lại động lực, ngại sáng tạo, không phát huy được tiềm năng, không thích ứng với mọi sự thay đổi và dẫn đến kém phát triển.

Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn lực và nhân lực. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả và có kết quả.

1.4.3. Chỉ đạo, lãnh đạo, tạo động lực , khuyến khích, đôngp̣ viên CBGVNV nhà trường

Chỉ đạo là quá trình tác động và ảnh hưởng của chủ thể quản lý tới hành vi, thái độ của những người khác, nhằm biến những yêu cầu chung của tổ chức thành nhu cầu của mọi người, trên cơ sở đó mọi người tích cực, tự giác và chủ động để hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao. Nội dung chủ yếu của chức năng chỉ đạo là thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ, thường xuyên đôn đốc, động viên và kích thích mọi người thực

hiện những nhiệm vụ được phân công; giám sát và sửa chữa (hỗ trợ, giúp đỡ), thúc đẩy các hoạt động phát triển đạt tới mục tiêu của tổ chức.

Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành thì cần có sự chỉ đạo, lãnh đạo, dẫn dắt để thực hiện triển khai kế hoạch. Đây là quá trình tác động đến các thành viên của tổ chức, làm cho CBGVNV nhiệt tình, tự giác nỗ lực phấn đấu đạt các mục tiêu của tổ chức. Chức năng lãnh đạo của người quản lý bao gồm: Định hướng; tạo ảnh hưởng; giám sát; hướng dẫn. Như vậy chỉ đạo là quá trình tác động và tạo ảnh hưởng của chủ thể quản lý tới những người khác nhằm biến những yêu cầu chung của tổ chức, hệ thống giáo dục và nhà trường thành nhu cầu của mọi người, trên cơ sở đó mọi người tích cực, tự giác và mang hết khả năng để làm việc dưới sự hướng dẫn, giám sát của chủ thể quản lý.

1.4.4. Giám sát, kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện

Là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới các mục tiêu của tổ chức. Kiểm tra nhằm xem xét và đánh giá việc thực hiện các hoạt động, mục tiêu đề ra và tiến hành sửa chữa những sai phạm và điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với thực tiễn. Đồng thời cũng biết được những quyết định quản lý ban hành có phù hợp với thực tế chưa, từ đó điều chỉnh các hoạt động, khuyến khích, khen thưởng các cá nhân, nhóm, tập thể thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra, kịp thời điều chỉnh những, uốn nắn những sai lệch, sửa lại những chuẩn mực nếu cần.

Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Một kết quả hoạt động phải phù hợp với những chi phí bỏ ra, nếu không tương ứng thì phải tiến hành những hành động điều chỉnh, uốn nắn. Đó cũng là quá trình tự điều chỉnh, diễn ra có tính chu kỳ như sau:

- Người quản lý đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt so với chuẩn mực đã đặt ra.

- Người quản lý tiến hành điều chỉnh những sai lệch.

- Người quản lý hiệu chỉnh, sửa lại chuẩn mực nếu cần.

Các nội du ng quản lý trên đây có mối liên hê C̣thống nhất, mật thiết với nhau, ảnh hưởng qua lại nhau, làm tiền đề cho nhau, thống nhất với nhau tạo thành chu trình quản lý. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý nếu các chức năng trên hoạt động một cách độc lập, tách rời nhau, thiếu sự thông tin và liên kết sẽ làm giảm hiệu quả quản lý. Thông tin là điều kiện cần thiết, không thể thiếu được trong quá trình quản lý, người quản lý thành công là người quản lý vận dụng tốt các chức năng quản lý và cập nhật được nhiều thông tin chính xác, vì “Thông tin là một chức năng đặc biệt, chức năng trung tâm cùng với bốn chức năng quản lý đã nêu trên, nó là một trong những yêu cầu cốt lõi của hoạt động quản lý”. Có thể khẳng định: không có thông tin sẽ không có quản lý . Viện sĩ Berg (người Đức) đã nêu một định đề: “ Thông tin là thể nền của quản lý”, nhà Toán học Xô Viết (cũ) Kônmôgôrốp khẳng định : “Bản chất của hoạt động quản lý là sự vận động của thông tin”.

Nôịdung quản lýtrường mầm non đaṭchuẩn quốc gia vâṇ dungC̣ các chức năng đan xen vào nhau taọ sư C̣thống nhất , hỗ trợ, phối hợp, bổ sung cho nhau, tạo sự kết nối từ chu trình trước sang chu trình sau theo hướng phát triển.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng

1.5.1. Khách quan

- Do có sự thay đổi quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 thay thế Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008) dâñ đến yêu cầu vềtrinh̀ đô C̣quản lý của của CBQL phải có bằng trung cấp lý luận chính trị do vậy một số đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu này.

- Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của nhàtrường đa ̃đươcC̣ đầu tư nhưng chưa đồng bô C̣. Kinh phíhỗtrơ C̣xây dưngC̣ trường chuẩn quốc gia từ

29

nguồn ngân sach chưa đap ưng đươcC̣ đầy đu phai phối hơpC̣ xa hôịhoa gia

dục.

- Môṭsốlanh ̃ đaọ điạ phương, nhân dân, phụ huynh chưa nhiệt tình ủng hô C̣nhàtrường trong viêcC̣ xây dưngC̣ trường mầm non đaṭchuẩn quốc gia.

1.5.2. Chủ quan

Một số cán bộ quản lý , giáo viên nhân viên ng ại khó, chưa thật sự cố gắng xây dựng kế hoạch, tuyên truyền phu C̣huynh , nhân dân điạ phương ủng hô C̣nhàtrường trong công tác QL trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Tiểu kết chƣơng 1

Trường mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân; có vị trí, chức năng và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Trường mầm non trực tiếp đảm nhận việc giáo dục từ lúc trẻ mới 3 tháng tuổi cho tới khi chuẩn bị bước vào lớp 1 nhằm chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là nhằm mục đích làm cho hệ thống trường mầm non ngày càng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ toàn diện, phát huy có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện công bằng về điều kiện giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Quản lý trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là hoạt động mang tính khoa học và rất cần thiết đối với cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nếu làm tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao số lượng và chất lượng các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Thanh Trì, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong

huyện và đây cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các trường mầm non.

Muốn quản lý trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có hiệu quả thiết thực, các nhà quản lý giáo dục cần thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nội dung và phương pháp quản lý; đồng thời thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến việc kiểm tra từng tiêu chí, tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Những vấn đề lý luận về quản lý trường mầm non đạt chuẩn quốc gia sẽ là cơ sở quan trọng cho việc khảo sát thực trạng quản lý trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở chương tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Điều lệ trường Mầm non, được ban hành

kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 07/4/2008, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sửa đổi, bổ sung một số điều của

Điều lệ Trường mầm non, ban hành kèm theo Thông tư 44/2010/TT-

BGDĐT,ngày 30/12/2010, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), đã ban hành Quy chế công nhận

trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo Quyết định số 36/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày 16/7/2008.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Quy chế công nhận trường mầm non

đạt chuẩn quốc gia, được ban hành kèm theo Thông tư số02/2014/TT-

BGDĐT, ngày 08/02/2014, Hà Nội.

5. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 ban hành

kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

6 Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2012), Chiến

lược phát triển giáo dục 2011-2020 của Chính phủ, NXB Chính trịQuốc

gia, Hà Nội.

7 Đảng công ̣ sản ViêṭNam (2006), Văn kiêṇ đaịhôịtoàn quốc lần thứ X.

Nxb Chinh́ tri quốcC̣ gia, Hà Nội.

8 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứXI, NXB Chính trịQuốc gia, Hà Nội.

9 Đặng Thành Hƣng (2005), “Quan niệm vềchuẩn”, Tạp chí phát triển giáo dục số 2.

10 Đặng Thành Hƣng (2005), Chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục,

những vấn đề lý luận và thực tiễn, Viện chiến lược và chương trình giáo

dục, Hà Nội.

11 Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2010), Đại cương khoa

12 Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2015), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận

vàthưcg̣ tiên. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

13 Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

14 Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2003), bài giảng những

quanđiểm giáo dục hiện đại. Tài liệu cho lớp cao học quản lý giáo dục

Hà Nôị.

15. Nguyêñ Ngoc ̣ Quang (1989), Những khái niêṃ cơ bản vềlýluâṇ quản

lý giáo dục, trường cán bô C̣quản lýgiáo ducC̣ trung ương I, Hà Nội.

16. Mầm non Huỳnh Cung, Báo cáo số78/BC -MNHC ra ngày20/5/2016

vềcông tác quản lýxây dưngC̣ trường mầm non đaṭchuẩn quốc gia.

17. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và quản lý trường học, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội.

18. Trần Kiểm (2004), Môṭsốvấn đềlýluâṇ và thưcg̣ tiên- Khoa hocC̣ quản lý giáo dục. Nxb ĐaịhocC̣ quốc gia,Hà Nội.

19 Trần Kiểm (2007), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

20. Trang Web www.edu.vn

21. Trang Web www.hanoi.gov.vn

22. Trang Web tulieudayhoc.com

23. Quốc hôịnƣớc công ̣ hòa xãhôịchủnghiã ViêṭNam (2005), ban hành

luâṭgiáo ducC̣.

24. UBND huyêṇ Thanh Tri ̀ (2016), Quyết đinḥ 13274/QĐ - UBND ra ngày 30/12/2016 ban hành đềán “Tăng cường đầu tư cơ sởvâṭchất phát triển ngành GD&ĐT huyêṇ Thanh Trìgiai đoaṇ 2016 - 20121”

25 UBND xãTam Hiêp ̣, Báo cáo số 252/BC - UBND ra ngày 17/12/2014

tổng kết 5 năm (2010 - 2014)

Một phần của tài liệu Quản lý trường mầm non huỳnh cung xã tam hiệp, thanh trì, hà nội đạt chuẩn quốc gia (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w