Các NLKH thành phần được “lượng giá” theo 3 mức độ: Mức 1 (9-10 điểm); Mức 2 (7 đến 8 điểm); Mức 3 (5 đến 6 điểm).
Mức độ NLKH của học sinh được diễn giải thông qua 4 đồ thị: Đồ thị hình 1 biểu diễn mức NLKH trong học kiến thức mới (hiện tượng nhiệt điện); Đồ thị hình 2 biểu diễn mức NLKH của học sinh học thực hành bài 1 (đo hệ số nhiệt điện động); Đồ thị hình 3 biểu diễn mức NLKH của học sinh học thực hành bài 2 (khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điôt bán dẫn); Đồ thị hình 4 biểu diễn mức NLKH của học sinh giải bài tập thí nghiệm ở nhà (xem hình 4.1)
Hình 4.2 là đồ thị biểu diễn mức độ NLKH của học sinh học thực nghiệm theo các NLKH thành phần.
+ Thành phần NLKH thứ 1
Kết quả đánh giá cho thấy thành phần NLKH thứ 1 phát triển tương đối tốt.
+ Theo dõi học sinh học qua hai vòng thực nghiệm chúng tôi nhận thấy, việc nêu giả thuyết/ dự đoán có khoa học; rút ra hệ quả có thể kiểm tra
được bằng thí nghiệm và đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra hệ quả, học sinh gặp nhiều khó khăn nhất là đối với học sinh nữ.
+ Thành phần NLKH thứ 3 phát triển đều và tốt hơn hai thành phần NLKH 1 và 2.
Sau đợt học thực nghiệm mức độ NLKH của học sinh đạt từ mức 3 đến mức 2. Điều này, bước đầu khẳng định sự đúng đắn của giả thuyết khoa học: “Nếu xây dựng được các thí nghiệm và sử dụng
chúng để thiết kế tiến trình dạy học phù hợp với lí luận phát triển năng lực khi dạy học một số kiến thức về dòng điện trong các môi trường”, (Vật lí 11) thì NLKH của học sinh THPT sẽ được nâng cao.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Một số kết quả đạt đƣợc của luận án 1. Một số kết quả đạt đƣợc của luận án
Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã giải quyết được các vấn đề sau đây:
* Về mặt lí luận
+ Xây dựng được ba thành tố NLKH của học sinh THPT trong dạy học Vật lý có sử dụng thí nghiệm.
+ Xây dựng được 3nguyên tắc thiết kế, chế tạo, hoàn thiện thí nghiệm và 6 biện pháp sử dụng thí nghiệm phát triển NLKH cho học sinh ở trường THPT.
+ Xây dựng được bộ công cụ đánh giá mức độ phát triển NLKH của học sinh trong tiến trình dạy học Vật lí có sử dụng thí nghiệm.
* Về mặt thực tiễn:
+ Xây dựng và đưa vào sử dụng ba bộ thí nghiệm trong dạy học kiến thức về “Dòng điện trong kim loại và chất bán dẫn” (Vật lí11) phù hợp với tiến trình dạy học phát triển NLKH cho học sinh THPT.
+ Xây dựng được bốn tiến trình dạy học kiến thức về “Dòng điện
trong kim loại và chất bán dẫn” (Vật lí 11) đã được dạy thực nghiệm ở
trường THPT và đánh được mức độ phát triển NLKH của học sinh.
+ Xây dựng được bộ công cụ đánh giá sự phát triển NLKH của
học sinh trong và sau khi học kiến thức về “Dòng điện trong kim loại
và chất bán dẫn” (Vật lí 11) THPT.
+ Bằng những linh kiện bán dẫn phổ biến, rẻ tiền đã thiết kế và chế tạo được thiết bị thu thập và xử lí số liệu thí nghiệm với các phép đo tín hiệu nhỏ (mV), có độ chính xác cao, phù hợp với dạy học Vật lí ở trường THPT.