a. Nêu mặt tích cực, hạn chế của 3 tổ chức Cộng sản
b. Yêu cầu khách quan phải thống nhất 3 tổ chức cộng sản…
c. Quốc tế cộng sản chỉ đạo, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việth Nam 3.2.1930.
d. Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt ( Cương lĩnh chính trị đúng đắn của Đảng)
Ý nghĩa sự ra đời Đảng cộng sản:….
Kết luận:
- Khái quát công lao nổi bật của Nguyễn Ái Quốc từ 1920- 1930
- Lớn nhất là: Sáng lập và soạn thảo cương lĩnh chính trị đúng đắn của Đảng, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo giải phóng dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
- Đảng sẽ đưa cách mạng đến thắng lợi, tên tuổi của Người gắn liền với Đảng, sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Câu 15: Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam ( 1926- 1927)
* Phong trào công nhân:
- Trong 2 năm 1926- 1927 nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên chức, học sinh học nghề đã nổ ra. Lớn nhất là các cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi NĐ, công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm, Phú Riềng và công nhân đồn điền cà phê Ray- na ( Thái nguyên)
- Phong trào nổ ra từ bắc tới nam mang tính thống nhất trong toàn quốc, tiêu biểu là bãi công của công nhân nhà máy xi măng ( Hải Phòng), sợi Nam Định…
- Các cuộc đấu tranh mang tính chất chính trị vượt ra khỏi phạm vi 1 xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương
* Phong trào nông dân, TTS và các tầng lớp yêu nước khác: cũng phát
triển, kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước.
* Điểm mới:
Các cuộc đấu tranh của công nhân mang tính chất chính trị, vượt ra khỏi phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương, mang tính thống nhất trong toàn quốc, điều này cho thấy trình độ giác ngộ của công nhân đã nâng lên rõ rệt.
Phong trào nông dân, TTS và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác phát triển kết thành 1 làn sóng cách mạng DTDC khắp cả nước, trong đó giai cấp công nhân đã trở thành 1 lực lượng chính trị độc lập biểu hiện ở đấu tranh mang tính thống nhất, trình độ giác ngộ của công nhân được nâng lên rõ rệt. Các tổ chức cách mạng nối tiếp nhau ra đời
Câu 16. Sự ra đời và hoạt động của Tân Việt cách mạng Đảng 7- 1928
- Tân việt cách mạng Đảng thành lập ở trong nước, trong phong trào yêu nước dân chủ đầu những năm 20 của thế kỷ XX. Lúc đầu là tổ chức của những người yêu nước trong hội Phục Việt ( 14.7.1925), sau nhiều lần đổi tên cuối cùng lấy tên là Tân Việt cách mạng đảng ( 14.7.1928).
- Thành phần: Là những trí thức trẻ, và những thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
- Hoạt động:
+ Chủ yếu ở Trung kỳ
+ Chủ trương: Lãnh đạo công nhân, nông dân, binh lính trong nước và liên lạc với các dân tộc trên TG đánh đổ đế quốc, thiết lập xã hội bình đẳng bác ái…
+ Ra đời và hoạt động trong điều kiện HVNCM TN phát triển mạnh lý luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lê Nin đã ảnh hưởng lớn, cuốn hút nhiều đảng viên trẻ, tiên tiến đi theo.
+ Nội bộ Tân Việt cách mạng dảng ngày càng phân hoá sâu sắc thành 2 khuynh hướng rõ rệt: Tư sản và vô sản. Cuối cùng khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế
+ 1 số đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã chuyển sang HVNCMTN, tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập 1 chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác- Lê Nin.
* Nhận xét: So với HVNCMTN, Tân việt cách mạng đảng còn nhiều hạn chế song cũng là một tổ chức cách mạng mới của những trí thức thẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
Câu 17: Hoàn cảnh lịch sử, quá trình thành lập của 3 tổ chức cộng sản cuối năm 1929.
* Hoàn cảnh:
Cuối năm 1928, đầu năm 1929, phong trào dân tộc, dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nông đi theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu phải có một chính đảng của giai cấp vô sản để kịp thời đưa cách mạng Việt Nam tiến lên những bước mới.
Lúc này Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo nên trong nội bộ của Hội diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt xung quanh vấn đề thành lập Đảng. Hoàn cảnh đó dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929.
* Quá trình thành lập:
- Tháng 3.1929, 1 số hội viên tiên tiến của HVNCMTN ở Bắc kỳ đã họp ở số nhà 5D phố Hàm Long ( Hà Nội) để lập ra chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm 7 đảng viên ( Trịnh Đình Cửu, Ngô Gia Tự, Trần Văn Cung, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Đức Cảnh, Dương Hạc Đính, Kim Tôn). Chi bộ đã mở rộng cuộc vận động thành lập một Đảng cộng sản thay thế cho HVNCMTN.
- Tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của HVNCMTN ( Từ ngày 1 đến ngày 9.5.1929 tại Hương Cảng- Trug Quốc), đoàn đại biểu bắc kỳ đặt vấn đề phải thành lập ĐCS thay thế HVNCMTN nhưng không được chấp nhận, đoàn đại biểu Bắc kỳ bèn bỏ ĐH ra về rồi kêu gọi công nhân, nông dân, các tầng lớp nhân dân cách mạng nước ta ủng hộ chủ trương thành lập Đảng cộng sản
- Ngày 17.6.1929 đại biểu các tổ chức cơ sở đảng cs ở miền Bắc họp đại hội quyết định thành lập Đông dương cộng sản Đảng( Tại số nhà 312 phố Khâm Thiên- HN) thông qua tuyên ngôn, điều lệ của đảng, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận và cử ra BCH Trung ương của Đảng.
- Các hội viên tiên tiến của HVNCMTN ở Trung Quốc và ở Nam kỳ quyết định thành lập An nam cộng sản Đảng.( 8.1929) Tờ báo Đỏ là cơ quan ngô luận của Đảng.
- Tháng 9.1929, các đảng viên tiên tiến của đảng Tân Việt cũng tách ra thành lập Đông dương cộng sản Liên đoàn
* Hạn chế: Ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh
hưởng của nhau. Yêu cầu đặt ra cho cách mạng là phải thống nhất 3 tổ chức thành 1 đảng duy nhất.
+ Thể hiện bước nhảy vọt của cách mạng chứng tỏ chủ nghĩa Mác- Lê Nin đã thu hút được đông đảo những người Việt Nam thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau
+ Chứng tỏ xu hướng cách mạng vô sản đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta. + Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân cũng nhận thức được xứ mệnh của mình là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
+ Chứng tỏ các điều kiện thành lập đảng ở Việt Nam đã chin muồi.
+ Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 18. Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng. * Hoàn cảnh:
Cuối năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh trong đó giai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng tiên phong.
Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản là 1 xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam vừa ra đời các tổ chức cộng sản đã nhanh chóng xây dựng cơ sở đảng ở nhiều địa phương, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân
- Ba tổ chức lại hoạt động riêng rẽ tranh giành ảnh hưởng của nhau, vì vậy yêu cầu bức thiết củẩncchs mạng Việt Mam lúc này là phải thống nhất 3 tổ chức thành một đảng duy nhất.
- Được sự uỷ nhiệm của Quốc tế cộng sản Nguyễn Ái Quốc đã về Hương Cảng ( TQ) triệu tập Hôị nghị thống nhất các tổ chức Cộng sản thành 1 đảng duy nhất.
* Nội dung HN:
- Hội nghị họp từ ngày 6/1/1930 Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã họp tại Cửu Long- Hương Cảng – Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản đã chủ trì Hội nghị.
- Nguyễn Ái Quốc phân tích tình hình, phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức CS và đề nghị các tổ chức ccộng sản đoàn kết, thống nhất thành 1 Đảng duy nhất.
- Hội nghị đã tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập 1 đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.
- Hội nghị đã thông qua CCVT, SLVT, ĐLVT do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam
và đề nghị “ từ nay anh chị em chúng ta cần phải gia nhập Đảng, ủng hộ đảng và đi theo đảng để đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp, phong kiến Việt Nam và giai cấp Tư sản phản cách mạng, làm cho nước VN được độc lập…”
24.2.1930 ĐDCĐ gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam. Như vậy, chỉ trong 1 thời gian ngắn, cả ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã được hợp nhất thàh 1 Đảng thống nhất : Đảng cộng sản Việt Nam.
* Ý nghĩa của Hội nghị:
Hội nghị hợp nhất đảng có ý nghĩa như 1 Đại hội thành lập Đảng, CCVT, SLVT, ĐLVT được HN thông qua là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Câu 19: Trình bày luận cương chính trị năm 1930. * Hoàn cảnh:
- Để tăng cường sự thành lập của Đảng đối với phong trào cách mạng Việt Nam, BCH TW lâm thời của Đảng đã họp Hội nghị lần I tại Hương Cảng- Trung Quốc tháng 10- 1930.
- Hội nghị quyết định đổi tên Đảng là Đông Dương Cộng sản Đảng
- Bầu BCH TW chính thức và cử đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư, thông qua luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo.
* ND:
- Cách mạng Việt Nam phát triển qua 2 giai đoạn là cách mạng tư sản mạng dân quyền và cách mạng XHCN.
- Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ phong kiến, đế quốc - Lực lượng củẩncchs mạng là vô sản và nông dân.
- Phương phápậcchs mạng: Tập hợp quần chúng đấu tranh khi tình thế cách mạng xuất hiện thì phát động quần chúng vũ trang bạo động giành chính quyền.
- Điều cốt yếu cho thắng lợi củaậcchs mạng là phải có 1 đảng cộng sản lãnh đạo, Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, đội tiên phong của giai cấp vô sản lấy chủ nghĩa Mác Lê Nin làm nền tảng tư tưởng.
* Hạn chế: Luận cương chưa nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ
chống đế quốc giành độc lập dân tộc, nặng về đấu tranh giai cấp chưa thấy rõ khả năng cách mạng của các tầng lớp khác ngoài công nông
Câu 20: Ý nghĩa lịch sử của sự thành lập Đảng:
Đảng cộng sản ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở VN trong thời đại mới ( từ sau cách mạng tháng 10 Nga)
Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng cách mạng tiên tiến của thời đại với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Sự ra đời của Đảng chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành và đủ khả năng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Từ đây, giai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng chính trị độc lập, thống nhất trong cả nước. Thông qua chính đảng của mình, giai cấp công nhân có sứ mệnh lãnh đạo toàn thể dân tộc và nhân dân vượt qua mọi thác ghềnh hiểm trở để đưa con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến vinh quang. Sự ra đời của Đảng ngày 3/2/1930 đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng đường lối cứu nước ở Việt Nam trong mấy chục năm qua. Đây là khâu chuẩn bị quan trọng đầu tiên, cho 1 thời kỳ vùng dậy oanh liệt nhất và bước nhảy vọt vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc.
Với sự ra đời của Đảng, cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới và dân tộc Việt Nam từ đây sẽ từng bước tiến lên hội nhập vào phong trào cách mạng thế giới.
Đảng CS VN ra đời là sự chuẩn bị tất yếu, đầu tiên, có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của dân tộc VN.
Câu 21: Những cống hiến của NAQ đối với CMVN trong thời gian từ 1911 đến 1930
- Đến với chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ( kết hợp độc lập dân tộc với CNXH, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng)
- Chuẩn bị về chính trị tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập đảng cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930
- Xác định đường lối đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 22: Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng VN.
Từ năm 1919 tới năm 1929, sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về nước, tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức để chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
Tới năm 1928-1929, dưới tác động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, phong trào yêu nước theo xu hướng vô sản phát triển mạnh mẽ. Yêu cầu cấp thiết là phải có một chính đảng của giai cấp vô sản để lãnh đạo phong trào. Đáp ứng yêu cầu đó, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929, nhưng ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng, gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải hợp nhất ba tổ chức cộng sản này thành một chính đảng duy nhất.
Trước tình hình đó, với vai trò là đặc phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc về Hương Cảng (Trung Quốc) triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930)
Câu 23. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng.
+ Trực tiếp tổ chức và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng – Trung Quốc.
+ Phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức cộng sản trong nước, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất.
+ Viết và thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt. Đây được coi là cương lĩnh đầu tiên của Đảng.
+ Đề ra kế hoạch để các tổ chức cộng sản về nước xúc tiến việc hợp nhất và đi đến thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
C. KẾT LUẬN
Không được giáo dục Lịch sử chu đáo, thế hệ trẻ của chúng ta sẽ mất gốc, thờ ơ với vận mệnh dân tộc. Môn học Lịch sử không chỉ trang bị kiến thức mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc ở người học. Cung cấp cho họ nền tảng văn hoá – điều rất cần thiết trong thời kỳ đất nước đang hội nhập sâu rộng với quốc tế. Chính vì vậy, vai trò của người giáo viên là vô cùng quan trọng, đặc biệt là vai trò trong việc tạo niềm đam mê, yêu thích môn học cho thế hệ trẻ.