Thử nghiệm xử lý amoni trong nước ao nuôi cá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến tính vật liệu zeolite thương mại ứng dụng xử lý amoni trong mẫu nước ao nuôi cá (Trang 41 - 43)

Hầu hết các ao nuôi cá tra hiện nay có nồng độ amoni vượt ngưỡng cho phép. Chúng tôi đã tiến hành lấy một số mẫu nước ao nuôi cá tra cuối vụ ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Kết quả phân tích nồng độ amoni của các mẫu được chỉ ra trong Bảng 3.7.

Bảng 3.7. Nồng độ amoni tại ao hồ và một số hộ nuôi cá tại TP Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

STT Địa chỉ Ký hiệu mẫu Nồng độ (mg/L)

1

Công viên Văn Miếu VM1 0,324 0,343

VM2 0,362 2 ấp Bình Hòa, Xã Bình Thạnh, BH1 0,513 0,541 BH2 0,569 3 ấp Bình Mỹ B, Xã Bình Thạnh BM1 0,391 0,398 BM1 0,404

Từ kết quả chỉ ra trong Bảng 3.7 cho thấy, nồng độ amoni cao hơn so với QCVN02-20:2014/BNNPTNT (nồng độ amonia < 0,3 mg/L). Với nồng độ các mẫu này khi thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng đến động thực vật, do vậy cần được xử lý trước khi thải ra môi trường. Mẫu Na-Zeo được đưa vào xử lý với lượng chất sử dụng 1,75 gam/L, tiến hành trong 60 phút, tốc độ khuấy 300 vòng/phút và kết quả khảo sát được chỉ ra trong Bảng 3.8.

Bảng 3.8. Kết quả xử lý amoni trong nước ao của vật liệu Na-Zeo.

STT Mẫu Co (mg/L) Ce (mg/L) Hiệu suất (%)

1 VM1 0,324 0,012 96,29

2 BH1 0,513 0,023 95,52

3 BM1 0,391 0,021 94,43

Từ kết quả trong Bảng 3.8 cho thấy, sau khi xử lý 60 phút, hiệu suất xử lý đạt hơn 94% trong 3 mẫu thử nghiệm và thấp hơn QCVN 02-20:2014/BNNPTNT về chỉ tiêu amonia trong nước ao nuôi. Tuy nhiên, dung lượng xử lý amoni trong nước ao thấp hơn trong nước tổng hợp là do trong nước ao còn nhiều ion khác cạnh tranh hấp phụ lên các tâm hoạt động của vật liệu Na-Zeo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến tính vật liệu zeolite thương mại ứng dụng xử lý amoni trong mẫu nước ao nuôi cá (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)