Hiệu ứng phi nhiệt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu ứng phi nhiệt của bức xạ điện thoại di động và thiết bị phát (Trang 29)

Trong điều trị vi sóng không có nhiệt lượng, do công suất thấp, tần số cao, gần với tần số có sẵn trong trong tổ chức cơ thể, thông qua tác dụng cộng hưởng của hiệu ứng phi nhiệt của vi sóng, để cơ thể có được một năng lượng lớn có từ cộng hưởng, từ đó thúc đẩy chuyển hóa cơ bản và tuần hoàn máu, điều tiết hệ thần kinh, cải thiện chức năng miễn dịch, tăng cường tác dụng thực bào của bạch cầu, hạn chế vi khuẩn sinh trưởng, tăng tốc độ tái sinh tổ chức. Từ đó có tác dụng tiêu viêm, giảm phù nề, giảm đau.

1.4.9. Một số ảnh hƣởng lên cơ thể sống

Hầu hết các nghiên cứu về tác dụng của trị liệu sóng ngắn đều nhấn mạnh đến tác dụng thúc đẩy tuần hoàn của nó. Rentsch nói rằng tuần hoàn động mạch (nhất là các tiểu động mạch và mao mạch) đã giãn ra một cách đặc biệt khi đưa vào điều trị sóng ngắn. Điều này ngược với tác dụng của các dạng trị liệu nhiệt khác. Theo Thom thực nghiệm trên động vật cho thấy sau giai đoạn co lại ban đầu, tất cả các mạch, kể cả tĩnh mạch giãn ra một cách đáng kể. Ông cũng chỉ ra rằng sự giãn mạch chủ yếu là động mạch và sự tăng cường dẫn lưu bạch huyết, làm tăng khả năng tái hấp thụ của tổ chức. Barth và Kern cho thấy với liều cường độ thấp và thời gian dưới 10 phút làm thúc đẩy dòng máu rất đáng kể, với cường độ cao và thời gian dài hơn sẽ gây tác dụng ngược lại, ấy là co thắt mạch và và chậm đông máu lại đôi chút, thậm chí đi tới ứ trệ. Scott quan sát thấy sự tăng máu cho mô, nhưng cũng chỉ ra rằng sự tăng nhiệt trực tiếp tại chỗ không nên áp dụng cho trường hợp có thiếu hụt tuần hoàn động mạch. Sự tăng cường chuyển hóa do tăng nhiệt cần có nhiều oxy và chất dinh dưỡng hơn, trong khi thiếu hụt động mạch làm cho sự cung cấp các chất này không thể thực hiện được, vì thế có thể làm cho tình trạng hoại tử mới chớm của tổ chức tăng lên…Có thể nói điều trị sóng ngắn và vi sóng với mức tăng nhiệt trung bình có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn rõ rệt. Sự tăng nhiệt quá mức có thể gây ra tác dụng ngược lại (co thắt mạch, ứ trệ máu) vì thế mà người ta phối hợp với hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư.[3, 10]

b. Tác dụng trên máu

Qua thực nghiệm trên động vật Thom cho thấy việc điều trị sóng ngắn và vi sóng trước tiên gây ra hiện tượng giảm bạch cầu, ngay sau đó lại tăng bạch cầu (đặc biệt là các lympho bào), và vẫn còn kéo dài trong suốt 24 giờ sau đó. Những biến đổi tương tự cũng có thể được chứng minh trên cơ thể người và những biến đổi sau:

* Tăng khả năng di tản bạch cầu từ các mạch máu tới tổ chức xung quanh. * Tăng hiện tượng thực bào.

* Biên đổi mức đường máu.

Một biến đổi nổi bật nữa mà các tác giả Schliphake, Sattler và nhiều người khác đã quan sát thấy là: khi điều trị trực tiếp sóng ngắn trên các tuyến nội tiết, như tuyến yên, tuyến sinh dục và bụng trên trong vùng của tuyến tụy. Sau giai đoạn tăng đường máu kéo dài 35 phút, mức đường máu lại giảm xuống trong vài giờ cho tới khi đạt về vị trí ban đầu.

Sự thay đổi trên của máu cùng với tăng tuần hoàn cục bộ sẽ làm tăng cung cấp Oxy, chất dinh dưỡng, chuyển hóa thực bào… có tác dụng tăng dinh dưỡng, chống viêm, giảm đau và tăng khả năng sức đề kháng của cơ thể [3,10].

c. Tác dụng trên chuyển hóa

Phù hợp với các kết quả của Thom về việc kích thích tất cả các quá trình của cơ thể bằng điều trị sóng ngắn và vi sóng với liều trung bình, Rentsch đã báo cáo về sự hoạt hóa của quá trình chuyển hóa. Hiện tượng giãn mạch tại chỗ dẫn đến tăng cường cung cấp các chất dinh dưỡng, Oxy và gia tăng việc loại bỏ các sản phẩm chuyển hóa. Edel và Scott cũng nhắc tới “luật Van’t Hof ”, những biến đổi nhiệt độ sẽ tạo ra sự cân bằng về phản ứng hóa học để dẫn tới thay đổi theo chiều hướng làm mất tác dụng của sự biến đổi”, phù hợp với sự tăng hoạt tính tế bào. Điều trị tại chỗ các tuyến nội tiết dẫn tới sự hồi phục hoạt tính của chúng [3].

d. Tác dụng trên hệ thần kinh

Với hệ thần kinh trung ương chủ yếu tác dụng tại chỗ tuyến yên.

Với hệ thần khing ngoại biên: Thom nhận thấy sóng ngắn và vi sóng kích thích kích thích thần kinh vận động và ức chế sự dẫn truyền cảm giác đau.

Scott giải thích giảm đau còn do tăng tuần hoàn cục bộ, tăng thải trừ các chất chuyển hóa, tái hấp thụ các dịch tiết bị tích tụ, cho nên có thể loại trừ đau trong viêm, chấn thương. Mặt khác tăng nhiệt làm giãn và giảm trương lực cơ vân. Rentsch và Edel còn chỉ ra về tác dụng gián tiếp trên các cơ quan nội tạng thông qua các phản xạ da – nội tạng [3,10].

e. Tác dụng phụ

Scott nêu lên tăng nhiệt và giảm áp lực máu ảnh hưởng toàn thân, gây trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ …Thom đã theo dõi các tác hại do tích lũy của nhiều liều nhỏ kéo dài, đặc biệt ở kỹ thuật viên vận hành máy có thể xuất hiện một số triệu chứng như lo âu, mệt mỏi, đau đầu mất ngủ… cho nên cần có biện pháp hạn chế tác hại đó. Có tác giả còn băn khoăn về tác hại của vi sóng với tế bào sinh sản. Mặc dù chưa có chứng minh cụ thể nhưng khi mang thai hạn chế tiếp xúc với vi sóng.

Trong thực tế môi trường sống của chúng ta chịu ảnh hưởng rất nhiều bức xạ điện từ nhưng nhờ sự tiến bộ của khoa học các tác hại đó được phòng tránh phần nào và một phần do quá trình thích nghi dần của cơ thể [8].

1.5. Mục đích và nội dung của luận văn “Nghiên cứu hiệu ứng phi nhiệt của điện thoại di động và thiết bị phát wifi lên cơ thể” điện thoại di động và thiết bị phát wifi lên cơ thể”

Theo báo cáo của Hiệp hội di động toàn cầu GSMA, đến cuối năm 2013 toàn thế giới có khoảng 3,4 tỷ thuê bao di động và con số này còn tăng với mức khoảng 7% năm [17]. Ở nước ta, theo số liệu thống kê của bộ Thông Tin Và Truyền Thông, đến cuối năm 2013 trên phạm vi toàn quốc có khoảng gần 100 triệu thuê bao di động đang hoạt động (dải tần số từ 450 MHz đến 1800 MHz) [7]. Mật độ thuê bao di động ở Việt Nam đang ở mức hơn 1 thuê bao/người dân. Tỷ lệ này khá cao so với nhiều quốc gia có GDP tương đương với Việt Nam [1].

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, kéo theo sự phát của các thiết bị sử dụng internet không dây như điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop …dẫn đến số lượng của những thiết bị phát wifi cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Tại Bỉ, Pháp, Ấn Độ và những nước khác có trình độ kỹ thuật cao đều đã thông qua luật hoặc đưa ra lời cảnh báo về sự nguy hại của các thiết bị không dây. Tuy nhiên nhiều người dân vẫn phớt lờ và không để tâm đến mức độ nguy hại của những thiết bị di động đang sử dụng hàng ngày.

nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng bức xạ vi ba có khả năng gây ra ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh trung ương như gây ra hiện tượng choáng đầu, đau đầu nhẹ [4]. Nó làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh lý liên quan đến tim mạch, tăng nguy cơ của các bệnh thoái hóa thần kinh, bệnh Alzheimer, xơ cứng và teo cơ (ALS). Nó làm cho chức năng miễn dịch bị thay đổi như tăng phản ứng dị ứng và viêm, tăng nguy cơ sẩy thai…[8, 11,12, 18, 20]. Một số báo cáo cảnh báo về nguy cơ gia tăng ung thư vú ở cả nam giới và nữ giới. Không dừng lại ở đó, một số người còn phàn nàn vì tình trạng mất ngủ, hay cáu gắt, bực bội khi phải tiếp xúc trong thời gian dài với bức xạ vi ba phát ra từ điện thoại di động và các thiết bị phát wifi [5, 6, 14].

Đề tài luận văn cao học này có những nhiệm vụ như sau:

1) Tìm hiểu bản chất, cơ chế tương tác và ảnh hưởng của BXĐT không ion hóa, đặc biệt là các BXĐT HF lên cơ thể sống;

2) Khảo sát công suất BXĐT phát ra bởi các điện thoại di động và thiết bị phát wifi phổ biến trên thị trường. Khảo sát sự phụ thuộc vào thời gian, chủng loại điện thoại di động và thiết bi phát wifi đối với công suất BXĐT. Bước đầu đưa ra đánh giá về công suất của từng loại điện thoại di động và thiết bị phát wifi đang có trên thị trường.

3) Thử nghiệm bước đầu ảnh hưởng của BXĐT gây bởi điện thoại di động và thiết bị phát wifi lên cơ thể thỏ.

Hình 2.1: Hệ đo HI- 4455

Chƣơng II

CÁC PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

2.1. Thiết bị thực nghiệm

2.1.1. Hệ đo công suất và cƣờng độ điện trƣờng HI-4455 a. Mô tả máy HI-4455:

Máy đo công suất bức xạ vi ba là một loại đầu dò điện từ trường đẳng hướng, được thiết kế để đo điện trường lân cận các nguồn phát sóng radio của các trung tâm phát thanh và truyền hình hay các trạm BTS. Có thể ứng dụng trong kiểm tra và bảo vệ sức khỏe, đo sóng vô tuyến khi truyền hoặc thu nhận, kiểm tra EMI, đo đạc các trường gây ra bởi các thiết bị ISM.

Đầu dò máy có một vỏ bọc hình chỏm cầu hoặc hình chóp bọc lấy cảm biến. Cảm biến được gắn với Cassy qua dây dẫn. Từ Cassy ghép nối với máy tính tạo thành một hệ đo.

b. Nguyên lí‎ hoạt động

Đầu dò điện từ trường đẳng hướng HI- 4455 sử dụng một vi điều khiển để hoạt động và điều khiển. Đầu dò sử dụng nguồn độc lập là pin NiCd cung cấp điện áp 3,6 V

và có thể sử dụng trên 17 giờ.

Hệ HI-4455 đo cường độ điện trường theo hướng của 3 trục tọa độ nhờ có 3 ăng ten gắn bên trong đầu dò. Thiết bị tự động tính vectơ tổng cộng của ba vectơ này và gửi kết quả đến bộ phận hiển thị qua một dây cáp quang. Thiết bị đo HI- 4455 chỉ hiển thị kết quả tổng hợp từ 3 trục, không hiển thị kết quả trên từng trục.

Với mỗi trục tọa độ, đầu dò đo mức tín hiệu của tần số sóng và phát một tín hiệu tuyến tính ở lối ra. Véctơ tổng cộng của 3 kết quả này được truyền đến đầu ra của cáp quang.

Ngoài ra, ta có thể sử dụng máy tính để giao tiếp trực tiếp với đầu dò qua thông qua bộ chuyển đổi HI-4413 và cổng nối tiếp RS232.

c. Các thông số của HI-4455

Dải đo: 2-300 V/m

Các dải đo toàn thang: 10, 30, 100, 300 V/m Tần số đáp ứng: 200 kHz- 26 GHz + 1,5 dB 27 GHz – 40 GHz + 3,0 dB

Độ tuyến tính: +0,5 dB ( tràn thang): 2 bit thấp của bộ chuyển đổi A/D Tính đẳng hướng: +1,2 dB

Mức quá tải trung bình: 6 lần giá trị lớn nhất của mỗi thang. Môi trường hoạt động:

o Nhiệt độ: 10oC đến 40o

C (50oF đến 104o

F) o Độ ẩm: 5% đến 95%

Kết nối cáp quang theo chuẩn FSMA Pin: loại NiCd 3,6 VDC, 1400 mA-h.

Có thể sử dụng 17 giờ liên tiếp (nếu sạc đầy) Kích thước: chiều dài 432 mm

Đường kính đầu dò: 102 mm Khối lượng: 0,54 Kg

d. Cách sử dụng HI-4455

+ Hiển thị và ghi nhận kết quả đo bằng HI-4416

Nối đầu dò với bộ hiển thị HI-4416 qua cáp quang: nối giắc XMIT (màu trắng) của đầu dò với RECEIVE (màu trắng) của HI-4416 và RCV (màu vàng) của đầu dò với TRANSMIT (màu vàng) của HI-4416.

HI-4416 có một màn hình hiển thị LCD cùng với các phím lựa chọn chức năng.

Phím ON/OFF: đóng ngắt nguồn.

MODE SELECT: lựa chọn một trong bốn chế độ.

Mode 1:

RANGE: tương ứng với lựa chọn dải đo. Khi bấm phím RANGE sẽ thay đổi dải đo trên đầu dò theo một vòng trong từ 1 đến 4.

MAX: hiển thị giá trị lớn nhất đọc được trong khoảng thời gian đo. ZERO: gửi một lệnh không có tín hiệu đến đầu dò.

Mode 2:

BAT: hiển thị điện thế của pin. Bấm thêm một lần nữa sẽ hiển thị nhiệt độ phòng (đơn vị o

F).

UNITS: chuyển đổi đơn vị hiển thị V/m, mW/cm2, [V/m]2

CLEAR DATA: xóa lần lượt các kết quả đo đã lưu trong bộ nhớ.

LOG: Lưu kết quả đo vào bộ nhớ. Bộ nhớ có thể lưu được nhiều nhất 999 kết quả.

PREV: Hiểu thị giá trị và vị trí của kết quả đo được ở vị trí trước. NEXT: Hiểu thị giá trị và vị trí của kết quả đo được ở vị trí sau.

Mode 4:

X AXIS, Y AXIS, X AXIS: lựa chọn hiển thị kết quả đo được theo các trục x, y, z.

+ Hiển thị và ghi nhận kết quả đo qua máy vi tính

-Bước 1: Nối cáp quang từ đầu dò đến bộ chuyển đổi tín hiệu HI-4413. Trên đầu dò và cáp có các chỉ thị màu tương ứng, chú ‎ý luôn nối vàng với vàng và trắng với trắng.

-Bước 2: Nối HI-4413 với cổng RS-232 trên máy tính (có thể là Com 1, Com 2, Com 3, Com 4, Com 5).

-Bước 3: Bật đầu dò.(Nút ALARM)

-Bước 4: Kích đúp vào biểu tượng ProbeView II trên màn hình để chương trình hoạt động.

-Bước 5: Ngay sau khi khởi động, một hộp chức năng sẽ xuất hiện cho phép người dùng có thể lựa chọn cổng kết nối.

-Bước 6: Phần mềm sẽ liên tục tìm các đầu dò cho đến khi một đầu dò được xác định. Chương trình sẽ tự động kiểm tra để xác định loại đầu dò đang kết nối. Nếu HI-4413 được lựa chọn để kết nối với chương trình thì đèn LED sẽ sáng. Nếu chỉ có một đèn LED sáng thì chỉ thị này cho biết kết nối với cổng COM làm việc đúng nhưng đầu dò thì vẫn chưa được đáp ứng.

2.1.2. Máy đo công suất và cƣờng độ điện trƣờng BK-HF-01 a. Mô tả máy BK-HF-01

-Đầu dò

-Bộ khuếch đại và xử lý tín hiệu -Bộ chỉ thị b. Các thông số của BK–HF - 01 Dải đo: 1÷150 V/m Tần số đáp ứng: 200 kHz ÷ 30 GHz + 1,5 dB Kết nối Cassy Chế độ tức thời và trung bình + Thời gian đáp ứng: t = 0,001s

+ Giới hạn số liệu đo 16.000 sl / l ần đo Môi trường hoạt động:

Nhiệt độ: 5oC đến 45o

C; Độ ẩm: 5% đến 90%

c. Cách sử dụng BK–HF - 01

Nối đầu dò với bộ chuyển đổi‎ tín hiệu cassy và tử cassy nối với máy tính qua cổng COM

Phím ON/OFF: đóng ngắt nguồn nuôi Cassy. Bật máy tính, vào phần mềm lab-Cassy.

MAX: hiển thị giá trị lớn nhất đọc được trong khoảng thời gian đo. ZERO: gửi một lệnh không có tín hiệu đến đầu dò.

BAT: hiển thị điện thế của pin. Bấm thêm một lần nữa sẽ hiển thị nhiệt độ phòng. UNITS: chuyển đổi đơn vị hiển thị V/m, mW/cm2

, [V/m]2

CLEAR DATA: xóa lần lượt các kết quả đo đã lưu trong bộ nhớ.

LOG: Lưu kết quả đo vào bộ nhớ. Bộ nhớ có thể lưu được nhiều nhất 999 kết quả.

PREV: Hiểu thị giá trị và vị trí của kết quả đo được ở vị trí trước. NEXT: Hiểu thị giá trị và vị trí của kết quả đo được ở vị trí sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu ứng phi nhiệt của bức xạ điện thoại di động và thiết bị phát (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)