- Ngƣời tƣ vấn pháp lý (Legal adviser): là công ty luật đƣợc lựa chọn để tƣ vấn cho các bên tham gia vào đợt phát hành trái phiếu Có thể có nhiều ngƣời tƣ vấn
5. Những sai lầm của doanh nghiệp khi gặp nhà đầu tƣ mạo hiểm 1 Muốn làm cách mạng
Các startup luôn mong muốn làm cuộc cách mạng mới, tạo ra các sản phẩm mới, mô hình mới tốt hơn, thay thế các mô hình hiện có. Tuy nhiên nếu bạn quá kỳ vọng vào điều này và luôn tự tin thái quá sẽ gây tác dụng ngƣợc.
Trên thực tế vẫn có những công ty khởi nghiệp có tính cách mạng nhƣ vậy, "hạ bệ" đƣợc cả các đế chế nhƣ Myspace, Yahoo, Nokia, Microsoft, thay đổi cả thế giới.
Nếu bạn có niềm tin sắt đá là đó chính là mình, thì rất nên theo đuổi mô hình đó. Tuy nhiên, khả năng lớn là các nhà đầu tƣ dày kinh nghiệm không ai tin bạn nếu bạn luôn tuyên bố rằng: "Mô hình, công nghệ của tôi tốt hơn Google, tốt hơn Facebook, hoặc chƣa có ai làm trên đời này". Vậy sao không thử thực dụng một chút, trình bày mô hình nào tin đƣợc, gọi đƣợc vốn, triển khai thành công, rồi hãy theo đuổi giấc mơ của mình cũng chƣa muộn?
Đó cũng là lý do, mặc dù có vẻ không đƣợc "hào hùng" lắm, nhƣng phần đông các nhà đầu tƣ trong lĩnh vực Internet và Mobile khuyên các startup nên "học tập", "sao chép" (clone) các mô hình đã thành công ở các thị trƣờng lớn hơn. Khi đã có trong tay doanh nghiệp hàng trăm triệu "đô", bạn có thể thể hiện bản lĩnh với những sản phẩm đột phá, chƣa ai làm với khả năng thành công cao hơn.
5.2. Mô tả vòng vèo.
Các startup rất tâm huyết vào sản phẩm của mình, họ luôn hào hứng mô tả các tính năng của sản phẩm của mình, đôi khi quá hào hứng dẫn tới mô tả sản phẩm vòng
5Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn - http://www.action.vn/khoi-nghiep/thong-tin-ho-tro-khoi-nghiep/148-6-sai-lam-khi-lan-dau-gap-nha-dau-tu-mao-hiem. lan-dau-gap-nha-dau-tu-mao-hiem.
120
vèo, không nêu đƣợc đặc điểm nổi trội, không chú trọng hoặc bỏ sót các yếu tố thuyết phục nhà đầu tƣ.
Trong khi bạn đang mải mê mô tả "Sản phẩm của tôi có tính năng tuyệt vời nhƣ thế này thế này, ngƣời dùng họ thích cái này nhƣng không thích cái kia vì thế này, giao diện thế này nhƣng trong hoàn cảnh đó họ sẽ hay dùng chức năng kia..." thì có thể có nhiều nhà đầu tƣ không đủ kiên nhẫn để lắng nghe bạn.
Nếu bạn là một ngƣời nổi tiếng, đã thành công trong lĩnh vực này nhƣ anh Lê Hồng Minh của VNG hay anh Nguyễn Ngọc Điệp của Vatgia, hiện nay bạn tiếp tục một sản phẩm mới thì vấn đề rất đơn giản, nhà đầu tƣ sẽ chăm chú lắng nghe bạn.
Nếu bạn là một founder mới toanh, hoặc mới bƣớc đầu thành công, bạn sẽ gặp câu hỏi "Tóm lại sản phẩm của bạn là gì, bán bao nhiêu một cái?" Còn bây giờ, cách tốt nhất để gây chú ý trong lần gặp đầu tiên là: "Tôi làm mô hình giống nhƣ Salesforce".
5.3. Dò đá qua sông.
Bạn tin tƣởng vào thành công hiện tại của mình, bạn muốn tiếp tục huy động vốn mà chƣa có định hƣớng mới rõ ràng. Nếu bạn trình bày với nhà đầu tƣ rằng "Công ty tôi đang kiếm tiền tốt từ gia công phần mềm, dịch vụ làm web, nội dung giá trị gia tăng trên di động... Tôi cứ gọi vốn để phát triển tiếp, rồi vừa làm vừa tìm hƣớng đi." thì chắc chắn rằng bạn sẽ không thành công.
Các quỹ đầu tƣ mạo hiểm chấp nhận rủi ro cao, và muốn đầu tƣ vào các công ty có khả năng tăng trƣởng doanh thu, lợi nhuận, định giá doanh nghiệp gấp hàng chục, hàng trăm lần hiện nay. Họ cần nhìn thấy hƣớng đi rõ ràng, ý tƣởng sản phẩm, mô hình kinh doanh, mô hình tài chính cụ thể, có thể phản biện, bảo vệ đƣợc. Kể cả nếu bạn đã gây đƣợc ấn tƣợng về năng lực, những thành công trƣớc đây, hiệu quả kinh doanh hiện nay... thì họ cũng sẽ tiếp tục xúc tiến bàn việc đầu tƣ, nhƣng chỉ chốt khi đã thống nhất đƣợc mô hình cụ thể, đột phá.
5.4. Chạy theo "Mốt kinh điển".
Bạn muốn chạy theo những mô hình thành công, bạn muốn làm tƣơng tự nhƣ vậy. Bạn trình bày rằng với nhà đầu tƣ: "Tôi muốn làm mạng xã hội vì Facebook kiếm đƣợc rất nhiều tiền. Tôi muốn làm mô hình tƣơng tự nhƣ Groupon, Zynga, Amazon, Alibaba, Twitter, Weibo... vì họ rất thành công. "
Đúng là các mô hình này tiềm năng rất lớn, nhƣng ai cũng biết vậy, và từ các "ông lớn" đến các startup chắc chắn có hàng chục công ty đã làm, đang làm hoặc sắp làm. Nếu công ty của bạn cũng đƣợc liệt vào hàng "ông lớn", hoặc bạn đang nắm trong tay một thế mạnh khủng khiếp, hoặc bạn nằm trong số 3 công ty đầu tiên làm và có khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng rất nhanh, thì bạn may ra có cơ hội thành công. Tuy nhiên, hầu nhƣ không ai còn biết đến ngƣời đứng thứ 3 sau Yahoo và MSN, hay không ai nghĩ đến trang tìm kiếm thứ 3 sau Google và Bing, ngay cả mạng xã hội đứng thứ 2 sau Facebook là Google+ cũng mới chỉ nhem nhóm và cạnh tranh rất khó
121
khăn. Nguyên nhân là "hiệu ứng mạng" (network effect), có thể hiểu nôm na là càng nhiều ngƣời dùng Facebook, thì những ngƣời mới lại càng thích dùng Facebook, vì bạn bè của họ đều ở trên đó, nên ít ngƣời muốn dùng dịch vụ của đối thủ.
Chạy theo "mốt kinh điển", ai cũng biết là "ngon", trong lĩnh vực có hiệu ứng mạng cao, thì bạn phải nắm chắc vị thế top 3, thì mới có cơ hội muốn tồn tại lâu dài và tạo ra công ty định giá vài chục triệu USD.
5.5. Chạy theo "Mốt mới".
Nếu "Mốt kinh điển" ai cũng biết là ngon, thì "Mốt mới" ai cũng tƣởng là ngon. Đây là những mô hình đƣợc báo chí nhắc đến nhiều, nhƣng chƣa khẳng định đƣợc bằng định giá "tỷ đô" qua niêm yết, chuyển nhƣợng hoặc gọi vốn lớn trong đợt đầu tƣ thứ 4, thứ 5 (Series D, Series E...). Tức là bạn sẽ có rất nhiều đối thủ, mà bản thân "hình mẫu" ở nƣớc ngoài mà tất cả đang cố gắng "học tập" cũng chƣa chắc thành công. Các danh sách kiểu nhƣ "10 công ty triển vọng 2010", "10 công ty nên theo dõi 2011"... rất thú vị để tham khảo, nhƣng hầu hết thuộc loại "mốt mới" này.
Đáng nhớ nhất là Color chạy theo "mốt mới" chia sẻ ảnh do Instagramm khởi xƣớng, nhận khoản đầu tƣ "khủng" 40 triệu USD ngay vòng đầu, để rồi nhanh chóng xịt hơi. Ở nơi có văn hóa "thua keo này ta bày keo khác" mạnh mẽ nhƣ Silicon Valley, các founder của Color vẫn còn nhiều cơ hội làm lại, nhƣng ở các nơi khác thất bại ngoạn mục rồi đứng dậy sẽ khó hơn rất nhiều.
Kể cả những mô hình mới lên hàng "kinh điển" nhƣ Groupon, cũng khiến các nhà đầu tƣ dựng tóc gáy, vì mới từ chối giá mua 6 tỷ của Google năm ngoái, vài tháng trƣớc đây đạt định giá 25 tỷ USD và tƣởng chừng không gì cản nổi, nhƣng bây giờ đƣợc giới phân tích lo ngại chƣa chắc đã đạt 6 tỷ nếu niêm yết và đang gây ra nhiều tranh luận trái chiều.
5.6. Đa tình mà xin tiền cƣới vợ.
Nhiều founder sau khi tìm đƣợc mô hình tốt, say sƣa kể chuyện, nhà đầu tƣ nghe sƣớng bùi tai. Mấy hôm sau gặp lại thấy say sƣa kể mô hình khác. Nhà đầu tƣ muốn founder tập trung, hết mình hết sức, 5-7-10-20 năm ròng rã nếu cần, khó khăn chết lên chết xuống nếu cần, nhƣng phải gắn bó với 1 mô hình, 1 công ty. Hết sức rồi nếu thấy sai hƣớng thì mới đổi. Chƣa gì đã nhăm nhe 2-3 hƣớng khác nhau, rất mất lòng tin.