τ(G M, )= ∑min(Ti,mint ijk)
4.1.2. Hệ trợ giúp quyết định
Hệ trợ giúp quyết định ban đầu rất thô sơ, được phát triển từ các phần mềm bảng tính. Các Hệ trợ giúp quyết định sau đó sử dụng các mô hình tối ưu của việc nghiên cứu các hoạt động nghiệp vụ và khoa học quản lý (OR/MS), sử dụng các kỹ thuật như qui hoạch tuyến tính. Phân tích “What if” đã trở nên đặc biệt phù hợp với các mô hình OR. Sử dụng cách tương tác “fron_ends”, những người làm quyết định có thể khám phá ra các khả năng và những gợi ý tốt hơn là những phán đoán cảm tính trong việc ra quyết định.
Hệ trợ giúp quyết định trở nên tinh thông hơn khi sử dụng các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo. Những hệ thống này có thể được xem như những hệ thống dựa trên tri thức (Knowledege-Based Systems).
Với mục đích là làm như thế nào đó để có thể giúp nguời sử dụng thực hiện các phân tích nhằm đề xuất được các quyết định cần thiết, chúng ta có thể quan niệm rằng bất cứ loại hệ thống nào tuân thủ một mô hình tổ chức và xử lý
trợ giúp quyết đị
riêng biệt của nó mà có thể trợ giúp việc ra quyết định thì đều được xem là một
Hệ nh.
Các loại Hệ trợ giúp quyết định truyền thống như sử dụng bảng tính, tối ưu toán học, phân tích số hay mô hình mô phỏng sẽ vẫn tiếp tục phát huy được tác dụng trong việc giải quyết nhiều vấn đề. Tuy nhiên những người làm những công việc sử dụng tri thức trong doanh nghiệp ngày càng yêu cầu hệ thống phải biết nhiều hơn và phải làm được nhiều hơn trong việc truy xuất, tổng hợp và phân tích thông tin. Họ sẽ càng ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào hệ thống để có thể ra các quyết định nhanh chóng với độ tin cậy cao hơn. Đây là xu hướng phát triển của hệ thống thông tin nói chung và của Hệ trợ giúp quyết định nói riêng.