Tác giả dựa trên các cơ sở lý thuyết về các yếu tố làm hài lòng nhân viên và nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về sự thỏa mãn công việc cũng nhƣ tìm hiểu các yếu tố để thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên từ đó tìm ra các yếu tố làm hài lòng nhân viên tại Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ Thƣơng mại Môi trƣờng Xanh nhằm xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu của đề tài. Sau đó, tác giả sẽ xem xét chi tiết cách thiết lập bảng câu hỏi, chọn mẫu, chọn công cụ thu thập thông tin và quá trình thu thập thông tin và xử lý số liệu thống kê.
2.2.1.1. Cơ sở thiết lập bảng câu hỏi nghiên cứu các yếu tố hài lòng nhân viên tại Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ Thƣơng mại Môi trƣờng Xanh
Dựa trên các cơ sở lý thuyết về các yếu tố làm hài lòng nhân viên và nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về sự hài lòng trong công việc cũng nhƣ tìm hiểu các yếu tố để thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên.
Tác giả xây dựng nội dung của bảng câu hỏi, bảng hỏi phục vụ cho việc phỏng vấn phi cấu trúc, thảo luận với các chuyên gia là các giảng viên, các nhà quản lý của Công ty, một số cán bộ công nhân viên tại các phòng ban và phân xƣởng . Việc phỏng vấn và thảo luận đƣợc thực hiện độc lập đối .trong khoảng thời gian từ 1giờ đến 1giờ 30 phút. Buổi phỏng vấn nhằm phân tích làm rõ những nhân tố có ảnh hƣởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp, qua đó góp phần hoàn thiện cơ sở lí luận, mô hình và bảng hỏi cho nghiên cứu định lƣợng. Việc làm hài lòng cho nhân viên trong công việc tại Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ Thƣơng mại Môi trƣờng Xanh phụ thuộc vào các yếu tố sau: Bản chất công việc, chính sách đào tạo, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lƣơng, môi trƣờng làm việc
2.2.1.2. Xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu
- Bảng câu hỏi và quá trình thu thập thông tin:
+ Bƣớc 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết và nghiên cứu liên quan trƣớc đây để tạo nên bảng câu hỏi ban đầu.
32
+ Bƣớc 2: Bảng câu hỏi ban đầu đƣợc tham khảo ý kiến của giáo viên hƣớng dẫn và một số đối tƣợng khảo sát để điều chỉnh cho phù hợp.
+ Bƣớc 3: Bảng câu hỏi đƣợc hoàn chỉnh và gửi đi khảo sát chính thức. Cuối cùng, dữ liệu thông tin thu thập đƣợc lƣu vào tập tin và dùng phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS để xử lý và phân tích số liệu.
- Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu:
Nội dung bảng câu hỏi gồm 7 yếu tố đƣợc mô tả trong 31 câu hỏi. Với mỗi câu hỏi sẽ đƣợc đo bằng thang đo Likert 5 mức độ.
Yếu tố 1: Bản chất công việc (CV)
+ Công việc phát huy đƣợc tinh thần làm việc nhóm (CV1) + Công việc thú vị và có thử thách(CV2)
+ Phân chia công việc hợp lý (CV3)
+ Đƣợc hỗ trợ phát huy năng lực bản thân (CV4) Yếu tố 2: Chính sách đào tạo (DT)
+ Đƣợc đào tạo các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc (DT1) + Có cơ hội thăng tiến cho ngƣời thực sự có khả năng( DT2)
+ Đánh giá thành tích công bằng. (DT3)
+ Những điều kiện để đƣợc thăng tiến rõ ràng. (DT4)
+ Luôn tạo điệu kiện cho nhân viên có khả năng nâng cao các kỹ năng chuyên môn (DT5)
Yếu tố 3: Lãnh đạo (LD)
+ Cấp trên coi trọng tài năng và sự đóng góp (LD1) + Quan tâm và hỗ trợ cấp dƣới(LD2)
+ Lãnh đạo là ngƣời có trình độ và năng lực (LD3) + Nhân viên đƣợc quan tâm và động viên (LD4) + Lãnh đạo đối xử công bằng với nhân viên (LD5) Yếu tố 4: Đồng nghiệp (DN)
+ Đồng nghiệp của tôi sẵn sàng giúp đỡ tôi khi cần thiết (DN1) + Đồng nghiệp luôn thân thiện và hòa đồng (DN2)
33
+ Đồng nghiệp của tôi là ngƣời đáng tin cậy (DN3) + Luôn tôn trọng nhau trong công việc (DN4) Yếu tố 5: Tiền Lƣơng (TL)
+ Phân phối thu nhập công bằng giữa các nhân viên (TL1) + Lƣơng phù hợp với sự đóng góp của ngƣời lao động (TL2) + Mức thu nhập đáp ứng đủ cho nhu cầu cuộc sống (TL3) + Chính sách phúc lợi thỏa đáng (TL4)
+ Thu nhập công ty ngang bằng với công ty khác(TL5) Yếu tố 6: Môi trƣờng làm việc (MT)
+ Môi trƣờng làm việc có áp lực công việc cao (MT1) + Thời gian làm việc hợp lý (MT2)
+ Làm việc trong điều kiện đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ (MT3) + Môi trƣờng làm việc sạch sẽ đảm bảo vệ sinh MT4)
+ Nơi làm việc của anh chị rất an toàn (MT5) Yếu tố 7: Đánh giá chung (HL)
+ Anh chị hài lòng với công việc hiện tại (HL1) + Anh chị tiếp tục làm việc ở công ty lâu dài (HL2) + Anh chị cảm thấy thoải mái trong lúc làm việc (HL3)
2.2.1.3. Chọn mẫu
+ Đối tƣợng khảo sát là công nhân viên lao động tại các phòng ban và phân xƣởng trong Công ty.
+ Mẫu chọn ngẫu nhiên.
+ Kích thƣớc mẫu: Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng “về kích thƣớc mẫu, EFA cần kích thƣớc mẫu lớn. Kích thƣớc mẫu đƣợc xác định dựa vào kinh nghiệm, tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lƣờng tối thiểu là 5:1”
Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thƣớc mẫu dự kiến. Theo đó kích thƣớc mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát.
34
Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt đƣợc tính theo công thức là 50+8*m (m: số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell, 1996). Nghiên cứu về cỡ mẫu do Roger thực hiện (2006) cho thấy cỡ mẫu tối thiểu áp dụng đƣợc trong các nghiên cứu thực hành là từ 150-200.
Và “một công thức kinh nghiệm thƣờng dùng để tính kích thƣớc mẫu cho MRL nhƣ sau: n > 50 + 8p. Với n là kích thƣớc mẫu tối thiểu cần thiết và p là số lƣợng biến độc lập trong mô hình” (Nguyễn Đình Thọ, 2011, tr. 499).
Trong nghiên cứu này, số biến độc lập đƣợc sử dụng là 6, vì vậy số lƣợng mẫu phải lớn hơn 98 mẫu. Mặt khác đây là nghiên cứu mang hƣớng thực hành nên số mẫu tối thiểu phải có là >150 mẫu. Đây là số lƣợng mẫu phù hợp đảm bảo theo các quy tắc chọn mẫu tối thiểu, sử dụng trong các phƣơng pháp xử lý khác nhau của nghiên cứu. Tác giả đã phát thƣ mời điều tra tới 170 nhân viên có mặt trong công ty bằng hình thức điều tra trực tuyến qua ứng dụng Google Docs, bằng thƣ tay, và bằng Email. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
+ Số lƣợng phiếu phát ra là 170 phiếu; + Số lƣợng phiếu thu về là 160 phiếu; + Số lƣợng phiếu hợp lệ là 158 phiếu.