6. Cấu trúc luận văn
4.3.2. Rủi ro và nguy hiểm nơi đất khách quê ngƣời
Trung Quốc từ lâu đã trở thành một miền đất hứa với những người lao động khi việc tìm kiếm công việc trở nên rất dễ dàng cũng như mức thu nhập cao. Nhưng thuận lợi luôn đi cùng những khó khăn, rủi ro lớn.
Khi người lao động ở nơi đất khách quê người họ không có quyền công dân, không có sự bảo hộ từ bất kỳ ai, họ chỉ là những kẻ nhập cư lao động bất hợp pháp và có thể bị bắt, bị trục xuất bất kỳ lúc nào. Chính bản thân người lao động cũng nhận ra những điều này nên có đến 97% số người được hỏi lo lắng sẽ bị Công an Trung Quốc bắt giữ. Hàng ngày họ đi làm nhưng họ luôn phải nghe ngóng thêm những thông tin về những cuộc càn quét người lao động nhập cư bất hợp pháp của Công an và Cảnh sát Trung Quốc. Tuy nhiên, những lao động người Việt cũng là một trong những nhóm khiến cho nhiều vụ việc, ẩu đả, đánh nhau, và nhiều hình thức tội phạm khác xảy ra. Chính vì thế, mỗi khi xảy ra các sự việc này công an sẽ nhòm ngó tới, có thể lục soát xưởng, bắt nhiều người về tra khảo,…
Nếu bị bắt thực sự là một nỗi khiếp đảm với nhiều người. Thực tế đã có rất nhiều lao động Việt Nam bị bắt tại Trung Quốc. Những người môi giới bị bắt sẽ bị đi tù nhiều năm hơn. Những người lao động bị bắt có thể bị giam giữ từ hai đến ba tháng. Việc này đã ảnh hưởng lớn đến tinh thần và sức khỏe của người lao động, khi các lực lượng Công an Trung Quốc thường đối xử không được “đẹp” với họ. Tôi xin được nhắc lại nội dung chính của câu chuyện bị bắt và giam giữ của một nhóm lao động Ngái dưới đây để thấy được những thống khổ của những lao động không may mắn:
Nhóm lao động người Ngái ở nhiều thôn, xã Lục Ngạn cùng nhau đi sang Trung Quốc làm thuê qua sự trợ giúp của những người môi giới lao động Việt Nam và Trung Quốc. Những lần đi trước người lao động chủ yếu làm ở tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến nhưng mức lương không cao, nghe theo lời của những người môi giới cho biết đi làm ở Thượng Hải sẽ nhận được mức lương cao hơn. Vì thế, đã có rất nhiều lao động cố gắng vượt biên sang Thượng Hải làm việc.
130
biệt thời tiết, công việc không như ý nên đã trở về trước, họ bị Công an Trung Quốc bắt giữ, nhóm này đã khai ra nhóm lao động còn lại ở xưởng. Công an đã đến tận xưởng để bắt nhóm lao động mang về nhà giam Thượng Hải. Trong khoảng thời gian bị giam giữ tại Thượng Hải nhóm lao động còn được đối xử một cách “văn minh” khi không có đánh đập, họ được ăn uống và xem phim, thậm chí đánh bài vui chơi qua ngày. Tuy nhiên những ngày tháng đó chủ lao động lại sử dụng tiền lương của người lao động để mua thức ăn và quần áo cho những nhóm công nhân người Việt bị bắt. Theo dự đoán của người lao động có thể đó là Cảnh sát Trung Quốc yêu cầu chủ lao động phải có trách nhiệm với nhóm lao động bất hợp pháp mà công ty thu nhận.
Sau khi bị giam dữ tại Thượng Hải hơn một tháng Công an Trung Quốc chuyển nhóm lao động về cho Công an biên phòng cửa khẩu Đông Hưng giáp với của khẩu Việt Nam quản lý. Trên chuyến hành trình từ Thượng Hải trở về phía Việt Nam những người lao động đã mường tượng về cảnh mình sắp được đoàn tụ với gia đình nhưng họ không biết những ngày “khổ sai” của họ mới thực sự bắt đầu. Khi đến Đông Hưng ngay lập tức nhóm lao động hơn 100 người được phân ra làm hai nửa, một bên nam và một bên nữ được đưa vào phòng “lột đồ” khám xét. Có thể họ nghi nghờ người lao động Việt Nam cất giấu tiền hoặc một cái gì đó nguy hiểm trên người. Họ bị chích lấy máu, còn để làm gì thì không ai rõ. Những ngày sau đó những người trong họ lần lượt được đưa đi tra hỏi với nội dung chủ yếu là “tên là gì, ở đâu đến, đến làm gì, ai đưa sang Trung Quốc”. Nếu ai nhanh mồm miệng khai thì được tha nhanh về phòng, ai chậm chạp không thể trả lời là ngay lập tức ăn những trận dùi cui điện hay thắt lưng da của nhóm lực lượng Biên phòng Đông Hưng.
Nhóm lao động nữ được đối xử một cách “thân thiện” hơn khi bọn họ không đánh đập nhưng nếu như ai khóc lóc hay nói chuyện nhiều thì bị cho ra phơi nắng nhiều giờ liền để đe dọa mọi người ngưng hành động động đó lại. Đối với những cô gái có bầu được ưu ái cho ở phòng riêng, chăm sóc tốt hơn và được về trước thời hạn. Hàng ngày cả nhóm nam, nữ phải tập động tác chống đẩy đến mức “kiệt sức”. Có một cô gái ở Đầm Hà – Quảng Ninh bị ngất đi sau đó được họ đưa đi khám và
131
được tha về trước. Nhóm lao động nam bị đánh thường xuyên, nhiều người bị đánh đến mức trở nên ngớ ngẩn, nhưng bị đánh nhiều nhất là những người thuộc nhóm môi giới lao động.
Hàng ngày họ chỉ cho 5 phút để những người bị giữ vào phòng tắm. Nếu ai đánh răng thì không tắm được và ngược lại vì khoảng thời gian ít ỏi không đủ cho việc vệ sinh cá nhân. Một ngày người lao động chỉ được ăn hai bữa cơm, mỗi bữa là một bát cơm không đầy với thức ăn thừa của họ, chủ yếu là rau giá đỗ với những bộ rễ rất dài. Thịt cá, hay một chút thức ăn ngon là điều không bao giờ có. Chính vì thế có lao động khi trở về đã bảo vợ đi mua ngay 1 kg thịt để ăn cho bõ những ngày ăn uống kham khổ. Mặc dù tiền ăn uống được trừ vào tiền lương của người lao động nhưng họ không được ăn uống đầy đủ. Thậm chí phải trả cái giá cao gấp nhiều lần so với đúng giá trị thực, ví dụ như một gói mì tôm 20 NDT nhưng họ chỉ cho ăn sống, một chiếc bánh bao 20 NDT. Chính vì vậy mà khi trở về ai cũng gầy nhom, ốm yếu, sức khỏe bị ảnh hưởng.
Ngoài việc vài ngày gọi người lao động đến trả hỏi thì họ phân công vài người tham gia quét dọn khu vực nhà tù giam giữ. Sau hơn một tháng họ làm thủ tục giấy thông hành cho nhóm lao động về nước. Trước khi về công an đã gọi những người lao động lại và giao cho họ số tiền mà cảnh sát đã giữ hộ. Tuy nhiên tất cả đều bị trừ một nửa ít số tiền lương của mình cho việc ăn uống, sinh hoạt tại tù. Công an biên phòng Trung Quốc chở nhóm lao động trái phép về đến đồn biên phòng Việt Nam tại Móng Cái và giao lại những thủ tục còn lại cho biên phòng Việt Nam giải quyết. Mỗi lao động được yêu cầu mang một tờ giấy triệu tập yêu cầu các lao động về địa phương đến cơ quan công an cấp huyện để gặp mặt.
PVS chị M, ngày 1/4/2016, tại nhà chị M. Qua những thông tin từ câu chuyện chúng ta có thể thấy những người lao động vượt biên trái phép đã phải chịu nhiều ấm ức, tủi nhục, họ đã không được đối xử công bằng.
Bên cạnh việc phải đối mặt với những hiểm nguy rình rập mình có thể bị Công an Trung Quốc bắt giữ bất kỳ lúc nào thì nhiều người còn phải đối mặt với nhiều loại hình tội phạm mà chủ yếu là do người Việt gây ra. Tình trạng bắt cóc tống tiền,
132
đánh nhau, chém giết vẫn xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau. Khiến nhiều lao động phải chịu sự mất mát về tiền của, sự đau đớn về thể xác, những người còn lại bị ảnh hưởng đến công việc, bị sự nhòm ngó của lực lượng cảnh sát.