8. Cấu trúc luận văn
3.2.1.2. Bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề
Trình độ chuyên môn ở đây đƣợc hiểu nhƣ là cấp trình độ đƣợc đào tạo: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng...v.v. Còn trình độ tay nghề đƣợc xem nhƣ là kỹ
59
năng, kỹ xảo chuyên môn. Việc nâng cao trình độ đội ngũ GV tức là nâng cao trình độ lý thuyết chuyên môn và trình độ tay nghề cho họ. Đối với GV dạy nghề thì trình độ chuyên môn và tay nghề đặc biệt quan trọng, đặc biệt là chuyên ngành điện công nghiệp có lƣợng kiến thức rộng và khó, nhiều kỹ năng cần đào tạo. Do vậy công tác bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho GV có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy của họ.
a. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
Theo phân tích thực trạng đội ngũ GV ta thấy hiện nay Khoa điện – Điện tử chỉ có (1 Tiến sĩ; 19 Thạc sĩ; 23 cử nhân và kỹ sƣ) trong đó có tỷ lệ khá lớn chiếm 30% GV tốt nghiệp Đại học tại chức, đây là những giáo viên của thế hệ cũ còn ở lại do vậy cần có biện pháp bồi dƣỡng. Tác giả xin đề xuất các giải pháp bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn:
- Đối với những giáo viên có trình độ đại học chính quy (đặc biệt là các GV trẻ), nhà trƣờng cần tạo điều kiện thuận lợi nhất nhƣ giảm bớt số giờ lên lớp, có chính sách đãi ngộ...v.v, để họ có điều kiện nghiên cứu tài liệu, thăm quan, tìm hiểu thực tế, tham gia các khoá học Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ.
- Đối với các GV có trình độ Đại học tại chức thì cũng nên có kế hoạch cụ thể để họ luân phiên đi học và tạo điều kiện thuận lợi nhất nếu họ có khả năng và nhu cầu học lên cao hơn.
- Đối với các GV có trình độ Cao đẳng, nhà trƣờng cần tạo điều kiện để họ học các lớp Đại học tại chức buổi tối hoặc có thể liên kết với một trƣờng đại học kỹ thuật đúng chuyên ngành mở lớp học tại chức tại nhà trƣờng .
- Nhà trƣờng cần có ngƣời phụ trách vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ GV, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra, thậm chí đề ra những quy định riêng đối với những GV tham gia bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
- Nhà trƣờng phải luôn chú trọng việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, nâng cao chất lƣợng của bài giảng, giáo trình giúp SV tiếp cận các công nghệ mới nhất trong từng lĩnh vực. Việc khuyến khích giảng viên và SV tham gia nghiên cứu khoa học , Liên kết với các cơ quan xí nghiệp để chuyển giao, ứng dụng các đề tài nghiên
60
cứu vào thực tiễn qua đó nâng cao trình độ cũng nhƣ thu nhập thêm cho giảng viên cũng nhƣ học sinh sinh viên. Ngoài ra nhà trƣờng phải tổ chức những sân chơi mang tính trí tuệ cho thầy và trò cùng tham gia nghiên cứu nhƣ tham gia sân chơi Robocon, thi tay nghề, thi giáo viên dạy giỏi...
b. Bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề.
GV ở các trƣờng dạy nghề có đặc điểm khác so với GV ở các trƣờng Trung cấp chuyên nghiệp hoặc Cao đẳng là họ có khả năng dạy cả lý thuyết và thực hành nên yêu cầu đối với GV dạy nghề là phải có trình độ tay nghề cao. Vì nếu trình độ tay nghề của GV thấp sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng đào tạo nghề.
Trƣờng CĐCN Hà Nội hiện nay có tỷ lệ thời gian học thực hành khoảng 70% tổng thời gian đào tạo. Do vậy nhà trƣờng rất cần đội ngũ GV có trình độ tay nghề cao, mà thực tế hiện nay đội ngũ GV của nhà trƣờng chƣa đáp ứng tốt yêu cầu. Vì vậy ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thì cũng cần phải có biện pháp nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên. Giải pháp cho vấn đề này là:
- Bố trí những GV có tay nghề thấp cùng tham gia giảng dạy với GV có tay nghề cao.
- Thƣờng xuyên mở các cuộc thi tay nghề cho GV cũng nhƣ cử GV tham gia các cuộc thi tay nghề cấp thành phố hoặc toàn quốc.
- Thu hút công nhân tay nghề cao từ đơn vị sản xuất về trƣờng giảng dạy. - Thƣờng xuyên tổ chức dự giờ thực hành để rút kinh nghiệm.
- Đặc biệt Trƣờng CĐNCN Hà nội có địa thế đẹp, dải mặt đƣờng dài. Nhà trƣờng có thể tạo điều kiện xây dựng mặt bằng cho các khoa tham gia sản suất chế tạo, sửa chữa thiết bị theo chuyên ngành từng khoa. Qua đó góp phần nâng cao tay nghề của giáo viên.