Nhận thức thông tin của ngƣời học trong môi trƣờng E-Learning

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm moodle quản lý đào tạo e learning tại trường cao đẳng nghề giao thông vận tải đường thủy 1 (Trang 41 - 79)

Trong môi trƣờng học trực tuyến, có rất nhiều nguồn tài nguyên, rất nhiều kiến thức nhƣng không phải là kiến thức nào cũng đúng. Vì vậy ngƣời học cần phải biết chọn lọc kiến thức, xác định tri thức, tài liệu nào phù hợp cho khóa học của mình.

Trong khóa học trực tuyến, các vấn đề chỉ đƣợc giáo viên đƣa ra dƣới dạng những câu hỏi, hƣớng cần tìm hiểu. Ngƣời học phải tự xác định xem với yêu cầu nhƣ vậy cần phải giải quyết nhƣ thế nào, chọn hƣớng đi đúng cho giải quyết vấn đề, đạt đƣợc yêu cầu cuối cùng của giáo viên.

Việc chọn lọc thông tin là rất cần thiết cho ngƣời học trong môi trƣờng trực tuyến này. Nếu không nhận thức đƣợc kiến thức và việc làm của mình, ngƣời học dễ lâm vào bế tắc, đi lệch hƣớng và mất nhiều thời gian mà không thu đƣợc kết quả.

2.7. Cách thức trao đổi giữa giáo viên – học viên

Có rất nhiều hình thức hỗ trợ trao đổi thông tin giữa giáo viên và học viên. Thƣờng là thông qua các diễn đàn, email, messenger, chat...

2.7.1. Diễn đàn

Là nơi update tất cả những thông tin liên quan đến khóa học: - Những thông tin, thông báo về lịch học, bài tập, kết quả học tập. - Nơi trao đổi những thắc mắc có liên quan đến bài học.

- Nơi giáo viên giải thích những thắc mắc của học viên.

Với mỗi topic, các học viên có thể đƣa ra những tài liệu, hƣớng dẫn liên quan đến môn học, nơi giáo viên cung cấp thêm những kiến thức cần thiết cho yêu cầu của học viên.

Nơi các học viên trao đổi với nhau không chỉ là kiến thức, những vấn đề liên quan đến bài học.

2.7.2. Chat

Một nơi hay, nơi mà giáo viên, các học viên có thể chat trực tiếp với nhau, có thể trò truyện trực tuyến, giải đáp nhanh chóng những thắc mắc của bản thân.

Để có thể chat với các thành viên khác của khóa học, mỗi học viên cần đăng kí một account để có thể nói chuyện trực tiếp với thành viên của khóa học. Cũng tƣơng tự nhƣ yahoo, bạn cũng có thể chat trực tiếp hoặc gửi những tin nhắn offline về những thông tin cần giải đáp.

Không chỉ bó hẹp chat trên hệ thống LMS, giáo viên và học sinh- sinh viên có thể trao đổi trên yahoo messenger, các công cụ chat khác nhằm giúp cho ngƣời học và giáo viên có thể trao đổi thông tin, thắc mắc nhanh nhất.

2.7.3. Email

Ngoài việc trao đổi với nhau qua diễn đàn hoặc chat thì giáo viên và học sinh có thể trao đổi thông tin thông qua email.

Học sinh có thể gửi thắc mắc của bản thân tới giáo viên của mình qua hòm thƣ của họ. Việc sử dụng email có tính an toàn về dữ liệu hơn so với chat và riêng tƣ hơn so với forum. Ngoài ra, khi có trục trặc trên LMS, học sinh có thể gửi kết

quả bài tập lớn tới giáo viên của mình (trục trặc có thể nhƣ: không thể upload bài tập lên diễn đàn, lên phần của bài tập lớn; hay vì kích thƣớc của bài tập lớn lớn hơn so với giới hạn kích thƣớc bài tập gửi lên trên LMS).

2.8. Quy trình tạo nội dung cho khóa học

Việc soạn giáo án hay tạo nội dung cho khóa học là nhiệm vụ của mỗi giáo viên trƣớc khi lên lớp ở bất kỳ một phƣơng thức dạy học. Ở các lớp học giảng dạy theo phƣơng pháp truyền thống thì giáo án của giáo viên là các bài soạn trên giấy, còn trong dạy học E-Learning thì giáo án đã đƣợc chuyển thành các trang (page) HTML đƣợc đóng gói lại với nhau hay đƣợc chuyển thành các bảng cơ sở dữ liệu, có thể truy xuất và hiển thị trên trình duyệt Web browser,...

Với một quy trình cụ thể, giáo viên có thể tạo ra các nội dung cho khóa học bằng cách sử dụng một hệ thống công cụ phần mềm miễn phí. Quy trình tạo nội dung cho khoá học đƣợc mô tả nhƣ hình 2.8 dƣới đây

Hình 2.8: Cấu trúc của một chƣơng trình giảng dạy (nguồn Đặng Ngọc Sang- Đại học Đà nẵng năm- 2009)

Nhìn vào cấu trúc hình trên, có thể thấy rằng, một chƣơng trình giảng dạy (Curriculum) là một tập các khóa học (Course) khác nhau với các nội dung chính là các bài học (Lesson), mỗi bài học là một cách tổ chức các đối tƣợng trong khóa học, gồm các trang tài liệu với các thành phần là các Media (các khối văn bản, hình

ảnh, ảnh động, các tệp video, ...).

Quá trình xây dựng một giáo án (bài giảng) là việc phân tích, tổng hợp các tài liệu có đƣợc, chuyển chúng thành các Media, từng bƣớc tạo ra các bài học. Sắp xếp các bài học và các trang theo một cấu trúc hợp lý để có đƣợc nội dung của khóa học

2.9. Kết chƣơng

Chƣơng II của luận văn tác giả đã trình bày về mô hình đào tạo trực tuyến chuẩn E-Learning nhƣ kiến trúc của hệ thống đào tạo trực tuyến, các phƣơng pháp đánh giá trong E-Learning, hệ thống xây dựng các bài giảng, hệ thống quản lý đạo trực tuyến, các phƣơng pháp đánh giá trong E-Learning, đánh giá các công cụ tạo và đóng gói bài giảng miễn phí theo chuẩn SCORM, nhận thức thông tin của ngƣời học trong môi trƣờng E-Learning, cách thức trao đổi giữa giáo viên và học viên và quy trình tạo nội dung cho khóa học.

CHƢƠNG III: ỨNG DỤNG MOODLE QUẢN LÝ ĐÀO TẠO E-LEARNING TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GTVT ĐƢỜNG THUỶ 1

3.1. Tổng quan về phần mềm Moodle

Moodle (viết tắt của chữ Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System – LMS) hoặc ngƣời ta còn gọi là (Course Management System hoặc VLE - Virtual Learning Environment) là một nền tảng cho học trực tuyến có mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa đƣợc mã nguồn), cho phép tạo các khóa học trên mạng LAN, mạng Internet hay các website học tập trực tuyến.

Moodle đƣợc sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas ngƣời Australia - một nhà giáo dục và là một nhà khoa học máy tính.

Moodle có số lƣợng ngƣời sử dụng rất lớn, phát triển trên nhiều quốc gia và số lƣợng Website ứng dụng phần mềm này để quản lý và giảng dạy học tập tăng lên nhanh chóng qua các năm (Hình 3.1).

Hình 3.1: So sánh ngƣời sử dụng Moodle trên một trang web (nguồn trang http://Moodle.org/stats)

Năm 2006 số lƣợng ngƣời sử dụng là 2.587.905 với 9.237 website đã đăng ký tại 147 quốc gia và sử dụng 242.342 khóa học.

Đến năm 2013 đã nâng lên 68.215 sites đăng ký sử dụng Moodle tại 235 quốc gia và có 73.732.736 ngƣời sử dụng, Trong đó có 1.180.314 ngƣời là giáo viên với 7.198.278 khóa học (nguồn http://Moodle.org/stats)

Trong đó 10 quốc gia có số lƣợng Website đăng ký nhiều nhất là Mỹ: 14.472; Tây Ban Nha: 6.113; Brazil: 4.587; Vƣơng Quốc Anh: 3.733; Đức: 2.872; Mexico: 2.830; Bồ Đào Nha:1.995; Colombia: 1.924; Ý: 1.711; Úc: 1.579.

TT Country Registrations

1 Mỹ 11.472

2 Tây Ban Nha 6.113

3 Brazil 4.587

4 Vƣơng Quốc Anh 3.733

5 Đức 2.872 6 Mexico 2.830 7 Bồ Đào Nha 1.995 8 Colombia 1.924 9 Ý 1.711 10 Úc 1.579

Bảng 3.1:Thống kê 10 Quốc gia đã đăng ký sử dụng Moodle nhiều nhất trong

số 235 Quốc gia tính đến thời điểm tháng 10 năm 2013. (nguồn http://Moodle.org/stats)

Tại Việt Nam tính đến năm 2011 có trên 40 Học viện, Đại học, Cao đẳng và tổ chức giáo dục sử dụng phần mềm Moodle vào giảng dạy và lƣợng giá kiến thức (nguồn: http://Moodle.org). Đi đầu phải kể đến Đại học Công Nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Xây Dựng Hà Nội, Đại học Kinh tế -

Đà Nẵng, Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Sƣ phạm TPHCM, Đại học Thủy lợi, Chƣơng trình hợp tác quốc tế - Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Y Dƣợc TP Hồ Chí Minh…

3.2. Khái lƣợc về phần mềm Moodle

Moodle là một hệ thống quản lý học tập giúp xây dựng các khóa học dựa trên nền web để có thể giảng dạy và học tập trên Internet. Nó đƣợc viết bằng ngôn ngữ PHP và dễ dàng cài đặt và sử dụng trên các hệ điều hành Linux, Windows, Mac OS X, hệ điều hành SunOS, BSD, và Netware 6. Nó đã đƣợc thiết kế để hỗ trợ các phân hệ hoạt động nhƣ diễn đàn, chat, tài nguyên, tạp chí, câu đố, khảo sát, lựa chọn, hội thảo, bảng chú giải thuật ngữ, các bài học và bài tập. Moodle đã đƣợc dịch sang 75 ngôn ngữ, và hỗ trợ chuẩn SCORM phổ biến cho đóng gói nội dung. Moodle là một phần mềm mã nguồn mở nên miễn phí, nó gần nhƣ đã thay thế phần mềm thƣơng mại nhƣ WebCT, Blackboard, và đang đƣợc sử dụng bởi một số lƣợng ngày càng tăng của các trƣờng đại học, học viện, cơ sở đào tạo và các tổ chức giáo dục. Giúp các giáo viên và học viên có thể dạy và học độc lập từ xa và tại mọi thời điểm.

3.2.1. Các tính năng nổi bật của Moodle

Moodle nổi bật là thiết kế hƣớng tới giáo dục, dành cho những ngƣời làm trong lĩnh vực giáo dục; Moodle phù hợp với nhiều cấp học và hình thức đào tạo từ phổ thông, đại học, cao đẳng, chính qui, không chính quy, trong các tổ chức, công ty… Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. giáo viên còn có thể tự cài và nâng cấp Moodle.

Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho phép chỉnh sửa giao diện bằng cách dùng các theme (chủ đề) có trƣớc hoặc tạo thêm một theme mới cho riêng ngƣời sử dụng.

Tài liệu hỗ trợ của Moodle rất đồ sộ và chi tiết với nhiều ngôn ngữ, khác hẳn với nhiều dự án mã nguồn mở khác. Moodle rất đáng tin cậy, có trên 100 nghìn ngƣời đã đăng kí tham gia cộng đồng Moodle (nguồn Moodle.org) và sẵn sàng giúp giải quyết các khó khăn. Còn nếu cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp về cài

đặt, hosting, tƣ vấn sử dụng Moodle, phát triển thêm các tính năng mới, và tích hợp Moodle với các hệ thống đã có ta có thể chọn một trong các công ty là đối tác của Moodle (Khoảng 30 công ty).

Moodle phát triển dựa trên PHP (Ngôn ngữ đƣợc dùng bởi các công ty Web lớn nhƣ Yahoo, Flickr, Baidu, Digg, CNET) có thể mở rộng từ một lớp học nhỏ đến các trƣờng đại học lớn trên 50.000 sinh viên (ví dụ đại học Open PolyTechnique của Newzealand hoặc sắp tới đây là đại học mở Anh- Open University of UK, trƣờng đại học cung cấp đào tạo từ xa lớn nhất châu Âu, và đại học mở Canada, Athabasca University). Cũng có thể dùng Moodle với các cơ sở dữ liệu mã nguồn mở nhƣ MySQL hoặc PostgreSQL. Phiên bản 2.2 (năm 2011) hỗ trợ thêm các cơ sở dữ liệu thƣơng mại nhƣ Oracle, Microsoft SQL để có thêm nhiều cơ hội lựa chọn.

Hỗ trợ quản lý giáo viên và học viên dễ dàng: Moodle có thể sử dụng để đánh giá chất lƣợng đề thi dựa vào các kết quả thống kê trong những lần tổ chức thi, giúp giáo viên nâng cao chất lƣợng đề thi trong những lần biên soạn câu hỏi, ra đề thi những lần thi sau và là căn cứ tin cậy để đánh giá xếp loại học sinh- sinh viên.

Có tính sử dụng lại cao: Moodle hỗ trợ việc sao chép và lƣu trữ dự phòng với các tính năng upload (tải file lên), download (tải file xuống), Import (nhập file), Export (xuất file)… giúp ngƣời sử dụng yên tâm thao tác và ứng dụng dữ liệu sẵn có này vào nhiều công việc khác.

Hỗ trợ lập kế hoạch bài giảng và học tập: Moodle hỗ trợ rất mạnh việc lập kế hoạch bài giảng cũng nhƣ kế hoạch học tập của giáo viên và học sinh- sinh viên. Các tài liệu, bài giảng đƣợc đính kèm đã giúp giảm đi rất nhiều thời gian và công sức của ngƣời dạy và ngƣời học.

Hệ thống Moodle hỗ trợ quản lý khóa học tập trung vào học sinh- sinh viên, nên nó đƣợc thiết kế để giúp các nhà quản lý giáo dục và ngƣời dạy tạo ra các khóa học trực tuyến có chất lƣợng với các khâu bảo mật vƣợt trội hơn các hệ thống khác nên nó đƣợc phố biến sử dụng trên toàn thế giới.

multimedia (đa phƣơng tiện) chƣa tốt, việc soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm còn khó khăn khi không dùng công cụ tạo bài giảng. Không có tính năng gửi Email riêng và nội bộ, không mạnh trong tính năng Chat (chỉ chat thông thƣờng, đơn giản mang tính trao đổi thông tin bằng văn bản nên không lôi cuốn ngƣời tham gia).

Nói chung, Moodle thiên về khả năng dễ quản trị, dễ cấu hình cài đặt, tập trung vào các việc lập kế hoạch giảng dạy và các kiểu bài tập hết sức phong phú đa dạng với giao diện thân thiện dễ sử dụng.

Với mục đích sử dụng Moodle để tạo một khóa học mẫu, trợ giúp giáo viên vận hành tốt khóa học trực tuyến của mình, Moodle có những chức năng trợ giúp hoàn chỉnh sau:

Quản lý ngƣời sử dụng

 Phƣơng pháp dùng email chuẩn: Các học viên có thể tạo cho riêng họ một

tài khoản đăng nhập. Các địa chỉ Email đƣợc kiểm tra bởi sự chứng thực.

 Mỗi ngƣời chỉ cần tạo một tài khoản- mỗi tài khoản có thể truy cập vào

các khóa học khác nhau

 Một tài khoản quản trị điều khiển việc tạo các khóa hoc và tạo các giáo

viên bởi việc phân công ngƣời dùng tới các khóa học

 Một tài khoản của ngƣời tạo khóa học chỉ cho phép tạo các khóa học và

dạy trong đó

 Các giáo viên có thể soạn thảo, thay đổi, di chuyển các hoạt động của khóa

học

 Bảo mật - các giáo viên có thể thêm một "khoá truy cập" tới các khóa học để ngăn cản những ngƣời không phải là học viên truy cập vào. Họ có thể đƣa ra khoá này trực tiếp hoặc qua địa chỉ email tới các học viên.

 Các giáo viên có thể kết nạp các học viên bằng tay nếu đƣợc yêu cầu

 Các giáo viên có thể gỡ bở việc kết nạp các học viên bằng tay nếu đƣợc

yêu cầu, mặt khác họ đƣợc tự động gỡ bỏ sau một khoảng thời gian (đƣợc thiết lập bởi admin)

 Các học viên đƣợc khuyến khích tạo ra một hồ sơ trực tuyến bao gồm các ảnh, các mô tả. Các địa chỉ Email có thể đƣợc bảo vệ bằng cách cho phép nó hiển thị hay không cho phép nó hiển thị tới ngƣời khác.

 Mỗi ngƣời có thể chỉ ra miền thời gian của riêng mình, và ngày trong Moodle luôn luôn đƣợc thay đổi (ví dụ: các ngày gửi các thông báo, các ngày hết hạn nộp bài,…)

 Mỗi ngƣời dùng có thể chọn cho riêng mình một ngôn ngữ để hiển thị trong giao diện của Moodle (ví dụ English, French, German,…)

 Một giáo viên có quyền điều khiển tất cả các thiết lập cho một khóa học,

bao gồm cả hạn chế các giáo viên khác

 Chọn các định dạng khóa học nhƣ theo tuần, theo chủ đề hoặc một cuộc

thảo luận tập trung vào các vấn đề xã hội

 Tập hợp các hoạt động của khóa học rất đa dạng - Các diễn đàn, Các bài

thi, Các nguồn tài nguyên, Các lựa chọn, Các bài khảo sát, Các bài tập lớn, Chats, Các bình luận

 Những thay đổi gần đây nhất từ lần đăng nhập cuối cùng có thể đƣợc hiển

thị trên trang chủ của khóa học

 Tất cả các vùng đầu vào văn bản (các tài nguyên, gửi các thông báo lên

diễn đàn,…) có thể đƣợc soạn thảo bởi sử dụng một trình soạn thảo WYSIWYG HTML (What You See Is What You Get)

 Tất cả các điểm cho các Diễn đàn, các Bài thi và các Bài tập lớn có thể

đƣợc xem dựa trên một trang (và tải xuống dƣới dạng một file bảng tính)

 Theo dõi và hiển thị đầy đủ các hoạt động của ngƣời dùng - thông báo

đầy đủ các hoạt động mà một học viên tham gia(lần truy cập cuối cùng, số lần đọc) cũng nhƣ một câu chuyện đƣợc chi tiết hoá đối với mỗi học viên bao gồm các thông báo gửi lên, …trên một trang.

 Sự tích hợp Mail- copy các thông báo đƣợc gửi lên diễn đàn, các thông

tin phản hồi của giáo viên có thể đƣợc gửi thƣ theo định dạng HTML

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm moodle quản lý đào tạo e learning tại trường cao đẳng nghề giao thông vận tải đường thủy 1 (Trang 41 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)