Hải Dƣơng
2.3.1. Tổ chức thực hiện hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Tổ hòa giải là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở để hoạt động hòa giải các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật. Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức của Tổ hòa giải và xây dựng đội ngũ hòa giải viên nói chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng. Sau khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực pháp luật (01/01/2015), UBND tỉnh Hải Dương thường xuyên chỉ đạo Sở Tư pháp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc rà soát, thống kê số liệu về tổ chức và hoạt động hòa giải trên địa bàn, phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc có biện pháp củng cố, kiện toàn, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh.
Tính đến 30/4/2015, trên địa bàn tỉnh có có 1.566 tổ hòa giải/1.493 làng, thôn, khu dân cư, tổ dân phố với 10.506 hòa giải viên. Đây là một lực lượng hùng hậu, đó là chưa kể cán cán bộ nghỉ hưu, trưởng tộc, trưởng họ, người có uy tín trong cộng đồng...không phải là hòa giải viên của các tổ hòa
giải nhưng vẫn tích cực tham gia vào hoạt động hòa giải một cách tự nguyện Số lượng hòa giải viên của các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh tương đối giống nhau, trung bình từ 5 đến 8 người, với cơ cấu hợp lý bao gồm cả nam, nữ, già, trẻ, đảng viên, đoàn viên, cán bộ nghỉ hưu...Trong tổng số 10.506 hòa giải viên trên địa bàn tỉnh, dân tộc kinh 10.415 người, các dân tộc khác 91 người; về giới tính: Nam 7.209 người, nữ 3.297 người. Hòa giải viên của tổ hòa giải là những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, gương mẫu, am hiểu pháp luật, do Ban công tác mặt trận của các làng, khu dân cư phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận lựa chọn, giới thiệu để nhân dân bầu và được UBND xã phường, thị trấn quyết định công nhận.
Cơ cấu thành phần tham gia Tổ hòa giải rất đa dạng, phong phú thường có trưởng thôn, khu dân cư, tổ trưởng tổ dân phố, bí thư chí bộ, cán bộ ban công tác mặt trận, cán bộ các tổ chức đoàn thể như Nông dân, Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh, Người cao tuổi.... Hầu hết thành viên tổ hòa giải có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, có uy tín, có khả năng vận động, thuyết phục nhân dân, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, năng nổ tham gia công tác hòa giải, được bầu dân chủ, công khai theo quy định.
Chất lượng đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và ngày càng được nâng cao. Trong số 10.506 hòa giải viên, có 10.415 người có trình độ văn hóa từ trung học cơ sở trở lên; về trình độ chuyên môn: 464 hòa giải viên có chuyên môn Luật, 4.489 hòa giải viên trình độ khác và 5.553 chưa qua đào tạo. Hằng năm, các hòa giải viên đều được tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải
Thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở, đồng thời xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu của người dân ở cơ sở, mô hình tổ hòa giải đã phát triển hết sức phong phú và đa dạng. Mỗi làng, thôn, khu dân cư thành lập 01 hoặc nhiều tổ hòa giải tùy thuộc vào quy mô dân số, đặc điểm địa lý. Mô hình như trên đáp
ứng với nhu cầu và thực tiễn hoạt động hòa giải ở cơ sở trong thời gian qua. Bởi lẽ, các hòa giải viên là những người sống cùng khu, cùng xóm, lại có uy tín, am hiểu về đời sống của nhân dân trên địa bàn, kịp thời phát hiện các mâu thuẫn, tranh chấp nên có điều kiện thuận lợi để tìm hiểu nguyên nhân phát sinh và tổ chức hòa giải các tranh chấp, mâu thuẫn đó; hơn nữa hòa giải viên lại được chính người dân lựa chọn để bầu nên hiệu quả hòa giải cao.
Tổ hòa giải được thành lập trên cơ sở quy mô thôn, khu dân cư, chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân và hướng dân nghiệp vụ của Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch của các xã, phường, thị trấn.