Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (Trang 52 - 56)

- Tổng số tiền (viết bằng chữ): Sáu mươi triệu sáu trăm bảy mươi mốt nghìn một trăm đồng Số chứng từ gốc kèm theo :

2.3.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí tiền lương là một bộ phận quan trọng cấu thành nên chi phí sản xuất đồng thời là nguồn thu nhập chính của công nhân. Đây là đòn bẩy kinh tế kích thích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố nâng cao năng suất lao động nhằm sử dụng lao động một cách có hiệu quả nhất.

Ở Chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản Á Cường tại Bắc Giang chi phí nhân công trực tiếp chiếm khoảng 10%-15% trong giá thành sản phẩm. Về nội dung, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền lương cơ bản, lương phụ,

các khoản phụ cấp khác và các khoản trích theo lương. Các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được trích nộp theo quy định.

Do đặc thù công nhân không chỉ sản xuất thuần túy từng loại sản phẩm mà kết hợp sản xuất nhiều sản phẩm trong thời kỳ. Do đó tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất không tính theo từng phân xưởng hay theo sản phẩm mà trả lương theo thời gian làm việc và mức lương theo quy định của công ty.

* Cách tính lương

Cách thức tính tổng tiền lương công nhân thực lĩnh như sau:

Tổng tiền lương được lĩnh trong tháng = Tiền lương bản + Lươn g phụ cấp + Lươn g làm thêm + Tiền ăn ca + Lương thưởng theo doanh thu - Trích 9,5% BHXH BHYT BHTN KPCĐ Trong đó:

+ Lương cơ bản theo quy định của công ty cho các chức vụ, phòng ban. + Bên cạnh đó thì công nhân làm thêm thì được tính theo hệ số 1,5 so với lương làm giờ hành chính. Công thức tính như sau:

Tiền lương

làm thêm =

Số ngày

làm thêm *

Đơn giá tiền lương

một ngày công * Hệ số 1.5

Đơn giá tiền lương một ngày công = Lương cơ bản / Số ngày làm việc theo quy định trong tháng

Ngày làm việc theo quy định của công ty từ thứ 2 đến thứ 7 trong tuần. Trong tháng 01/2013 có ngày nghỉ lễ là tết dương lịch 01/01/2013 công nhân trong công ty được nghỉ và vẫn được hưởng lương.

Ngoài các khoản lương cơ bản, công nhân còn được hưởng lương theo doanh thu( ví dụ Công ty quy định bằng tỷ lệ bao nhiêu của doanh thu tháng đó), lương phụ cấp, tiền cơm giữa ca 25.000đ/ suất.... Tháng nào doanh thu của doanh nghiệp càng cao thì công nhân sẽ được hưởng mức lương cao hơn. Điều

Hiện nay, việc trích lập các quỹ BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ được thực hiện như sau:

_9,5% trừ vào lương người lao động:

+) BHXH = 7% * (lương cơ bản + lương phụ + phụ cấp) +) BHYT = 1,5% * (lương cơ bản + lương phụ + phụ cấp) +) BHTN = 1% * (lương cơ bản + lương phụ + phụ cấp) _23% tính vào chi phí sản phẩm:

+) BHXH = 17% * (lương cơ bản + lương phụ + phụ cấp) +) BHYT = 3% * (lương cơ bản + lương phụ + phụ cấp) +) BHTN = 1% * (lương cơ bản + lương phụ + phụ cấp) +) KPCĐ = 2% * (lương cơ bản + lương phụ + phụ cấp)

* Chứng từ sử dụng

- Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán Công ty sử dụng các chứng từ sau: Bảng chấm công; Bảng tính lương; Phiếu nghỉ hưởng BHXH…

- Bảng phân bổ lương được phân bổ theo quan hệ với sản xuất. Với những công nhân trực tiếp sản xuất sẽ được phân bổ vào TK 622 để phục vụ tính giá thành sản xuất. Còn lao động thuộc bộ phận bán hàng thì hạch toán vào TK 641 “Chi phí bán hàng” , lao động thuộc khối văn phòng, quản lý thì hạch toán vào TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp “ để phục vụ cho việc xác định kết quả tiêu thụ.

* Phương pháp hạch toán và ghi sổ:

Bảng chấm công được coi là chứng từ quan trọng hàng đầu để theo dõi thời gian lao động. Bảng này được sử dụng để ghi chép toàn bộ thời gian làm việc, nghỉ việc, vắng mặt của CNSX theo từng ngày và được lập cho toàn xưởng trong 1 tháng.

Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, bảng theo dõi làm thêm giờ, kế toán tiến hành tính tiền lương phải trả hàng tháng.

Ví dụ: Ta thực hiện tính tiền lương cho công nhân Nguyễn Văn Hải thuộc xưởng sản xuất nhận được vào tháng 01/2013 như sau:

Dựa vào bảng chấm công, bảng theo dõi làm thêm giờ, phiếu nghỉ hưởng BHXH,.. kế toán tiến hành tập hợp lương:

Lương cơ bản: 4,000,000 đ

Lương làm thêm: 2* 4,000,000/27* 1.5= 444,456 đ Lương phụ cấp: 200,000đ

Tiền ăn ca: 25,000* 27= 675,000đ

Tổng thu nhập của công nhân Nguyễn Văn Hải tháng 03/2013: 4,000,000 + 444,456 +200,000+ 675,000 = 5,319,456 đ Tiến hành trích BHXH, BHYT, BHTN,

9,5% * ( 4,000,000 + 200,000) = 399,000 đ Tổng tiền lương công nhân được nhận tháng 03/2013 là: 5,319,456 - 399,000 = 4,920,456 đ

Và theo cách tính như vậy cho các công nhân khác. Kế toán tính tiền lương và các khoản trích theo lương, lập bảng tính lương cho từng tháng. Sau khi tính lương cho toàn bộ doanh nghiệp kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.

Ngoài khoản trích theo lương mà công nhân phải đóng, Công ty còn tính 23% bao gồm BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ mà doanh nghiệp chịu theo chế độ Nhà nước quy định. Tuy nhiên không phải tất cả công nhân đều được đóng bảo hiểm mà chỉ một số công nhân có hợp đồng làm việc lâu dài trên 3 năm tại Công ty mới được Công ty đóng bảo hiểm. Còn số công nhân với hợp đồng ngắn hạn thì Công ty không mua bảo hiểm.

khoáng sản Á Cường tại Bắc Giang (Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC

Bộ phận: Toàn doanh nghiệp ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w