Thực trạng quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giảm (Trang 54)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng

3.1.1. Một số kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện

a . Ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ môi trường và cải cách hành chính

Nghị quyết số 04/2008/NQ-HĐND ngày 11/01/2008 của HĐND huyện khoá XII, kỳ họp thứ 10 về thu gom, xử lý chất thải trên địa bàn huyện giai đoạn 2008- 2010;

Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 16/6/2009 của Huyện ủy Vĩnh Tƣờng về việc tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác Bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn huyện;

b. Việc triển khai thực hiện công tác Bảo vệ môi trường ở các cấp, các ngành, các tổ chức

Công tác thực hiện Bảo vệ môi trƣờng đƣợc triển khai ở tất cả các cấp, ngành, các tổ chức trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng:

* Đối với cấp huyện

UBND huyện thành lập BCĐ thực hiện Đề án BVMT huyện Vĩnh Tƣờng do Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trƣởng ban, các thành viên là lãnh đạo các phòng, cơ quan liên quan. BCĐ triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện và phân công nhiệm vụ cho các thành viên BCĐ. Sau khi đánh giá kết quả thực hiện Đề án qua 2 năm triển khai, UBND huyện đã điều chỉnh một số mục tiêu đƣa ra trong Đề án cho phù hợp và tham mƣu với BTV Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 16/6/2009 về BVMT trên địa bàn huyện.

Hàng năm, UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện công tác BVMT; chỉ đạo, hƣớng dẫn các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch thực hiện công tác BVMT của địa phƣơng mình và bố trí cán bộ phụ trách môi trƣờng.

Phòng Tài nguyên và môi trƣờng đã bố trí cán bộ chuyên môn phụ trách môi trƣờng, tham mƣu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng.

- Quán triệt sâu, rộng nội dung Nghị quyết số 07- NQ/HU ngày 16/06/2009 của huyện ủy và các mục tiêu của đề án BVMT huyện Vĩnh Tƣờng đến mỗi cán bộ, đảng viên. UBND cấp xã xây dựng Đề án bảo vệ môi trƣờng của đơn vị mình trình Đảng ủy xã, thị trấn ban hành nghị quyết chuyên đề về môi trƣờng.

- UBND huyện kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện đề án bảo vệ môi trƣờng với thành phần gồm: lãnh đạo UBND huyện,lãnh đạo các phòng Tài nguyên và MT; TC- KH; Công thƣơng; văn hóa; GD –ĐT.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các mục tiêu của nghị quyết, hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn, kiểm tra việc thu phí vệ sinh môi trƣờng và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trƣờng tiết kiệm, hiệu quả.

* Đối với cấp xã

Hàng năm các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bảo vệ môi trƣờng, kế hoạch chi kinh phí sự nghiệp môi trƣờng, hoạt động hƣởng ứng tuần lễ Quốc gia Nƣớc sạch - Vệ sinh môi trƣờng, ngày Môi trƣờng Thế giới, các hoạt động hƣởng ứng Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn và chỉ đạo HTX dịch vụ VSMT hoặc tổ VSMT vệ sinh môi trƣờng trƣớc và sau tết.

Thành lập BCĐ ngày làm sạch môi trƣờng và chăm sóc sức khỏe ngày 10 hàng tháng và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.

26/29 xã, thị trấn đã bố trí cán bộ phụ trách môi trƣờng, tham mƣu giúp UBND xã, thị trấn thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng; còn lại 3 xã Bồ Sao, Tuân Chính, Phú Thịnh chƣa bố trí cán bộ phụ trách môi trƣờng.

c. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ đề ra

1. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường

UBND huyện chỉ đạo phòng Tài nguyên & Môi trƣờng hàng năm phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy xây dựng kế hoạch truyền thông môi trƣờng trên địa bàn huyện, đến nay đã tổ chức đƣợc 29 lớp tập huấn truyền thông môi trƣờng cho

cộng đồng dân cƣ ở 29 xã, thị trấn; phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trƣờng tổ chức 08 lớp tập huấn truyền thông môi trƣờng cho cộng đồng ở 08 xã với tổng số ngƣời tham gia là 8.000 ngƣời.

Hàng năm, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan, các xã, thị trấn tổ chức các hoạt động hƣởng ứng Tuần lễ Quốc gia nƣớc sạch VSMT (29/4-6/5); ngày môi trƣờng thế giới (5/6) và Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn (18/9-20/9); phát tờ rơi, tài liệu tuyên truyền về môi trƣờng; xây dựng, lắp đặt 05 panô, áp phích mang thông điệp truyền thông môi trƣờng trên các trục đƣờng chính của huyện; phát động phong trào thành lập các đội tình nguyện VSMT, tổ chức hội thi tìm hiểu về môi trƣờng ở các trƣờng THPT, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; tuyên truyền công tác VSMT trên đài truyền thanh của huyện, xã.

2. Nâng cao năng lực quản lý cho công tác bảo vệ môi trường

Huyện Vĩnh Tƣờng đã từng bƣớc kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên môn về môi trƣờng cho phòng Tài nguyên và môi trƣờng huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Nghị Quyết 04/2008/ND-HĐND và Nghị Quyết số 07-NQ/HU đƣợc thực hiện đã cải thiện số cán bộ chuyên môn về môi trƣờng (phòng có 04 cán bộ biên chế và lao động hợp đồng có chuyên môn về môi trƣờng, 26/29 xã, thị trấn có cán bộ hợp đồng phụ trách về môi trƣờng).

Thƣờng xuyên phối hợp với các đơn vị có chuyên môn về môi trƣờng tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông về môi trƣờng cho cán bộ và nhân dân trong huyện nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ môi trƣờng.

3. Công tác thanh, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT, đóng cửa và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra 03 doanh nghiệp (Công ty TNHH 3-5 Vĩnh Phúc, Công ty TNHH Sơn Trà, Doanh nghiệp tƣ nhân Hoàng Anh); 02 thị trấn (thị trấn Vĩnh Tƣờng, thị trấn Thổ Tang) và 09 xã, thị trấn trên địa bàn huyện; Phối hợp Sở Tài nguyên & Môi trƣờng thanh tra, kiểm tra một số đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn huyện (Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Tƣờng, Công ty TNHH sản xuất và

Thƣơng mại Việt Anh, Công ty TNHH Trƣờng An, Công ty CP Vật liệu xây dựng Bồ Sao, Công ty TNHH may mặc Việt Thiên….).

- Xác minh, giải quyết 06 đơn của công dân phản ánh về tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng.

4. Đẩy mạnh xã hội hoá, nghiên cứu khoa học, chuyển giao ứng dụng công nghệ; áp dụng biện pháp kinh tế, tăng cường nguồn vốn đầu tư và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường

Công tác xã hội hóa, nghiên cứu khoa học, chuyển giao ứng dụng công nghệ, áp dụng biện pháp kinh tế, tăng cƣờng nguồn vốn đầu tƣ và hợp tác quốc tế về môi trƣờng đang từng bƣớc đƣợc huyện quan tâm. Đạt đƣợc kết quả đáng kể sau:

- Phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trƣờng và Sở Nông nghiệp & PTNT triển khai dự án hỗ trợ xây dựng hầm Biogas, đến 31/12/2011 hỗ trợ đƣợc 4.371 hầm biogas ở 29 xã, thị trấn; trong tháng 4/2012, phòng Tài nguyên & MT phối hợp

Sở Tài nguyên & MT tổ chức nghiệm thu 391 hầm biogas ở 20 xã, thị trấn. - Phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trƣờng, Trung tâm nƣớc sinh hoạt và vệ

sinh môi trƣờng nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ đƣợc 186 công trình xử lý nƣớc sinh hoạt cho các hộ gia đình ở các xã (Lý Nhân, Yên Lập, Cao Đại, An Tƣờng, Phú Đa, Vĩnh Ninh, Tuân Chính, Tam Phúc, Kim Xá, Việt Xuân, Phú Thịnh, Ngũ Kiên)

- Phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trƣờng hỗ trợ xử lý ô nhiễm thuỷ vực ở 04 xã, thị trấn (Vĩnh Sơn, Thƣợng Trƣng, TT Thổ Tang, Yên Bình).

- Phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trƣờng triển khai mô hình điểm xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn và rác thải làng nghề ở 2 xã (Đại Đồng, Vĩnh Sơn).

- Tham mƣu UBND huyện lựa chọn và chỉ đạo 03 xã, thị trấn (Vũ Di, Chấn Hƣng, thị trấn Thổ Tang) triển khai mô hình hỗ trợ đầu tƣ thí điểm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nông thôn.

5. Về công tác khắc phục phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường

Công tác khắc phục phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng luôn đƣợc lãnh đạo huyện quan tâm sát sao. Các dự án đƣợc triển khai rộng khắp trên địa bàn huyện nhằm ngăn ngừa, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trƣờng.

3.1.2. Kết quả thực hiện các mục tiêu cụ thể a. Hoạt động thu gom, xử lý rác thải a. Hoạt động thu gom, xử lý rác thải

1. Tình hình tổ chức thành lập HTX hoặc Tổ dịch vụ VSMT

Cả 29/29 xã, thị trấn đã thành lập HTX hoặc Tổ VSMT. Trong đó có 6 xã thành lập HTX đó là: Chấn Hƣng, Vũ Di, TT Thổ Tang, Đại đồng, Vĩnh Sơn và Tân Cƣơng.

2. Tình hình hoạt động

27/29 xã đã tổ chức thu gom rác thải với tần suất từ 1 đến 7 lần/tuần. Các xã có tần suất thu gom cao gồm các xã Cao Đại, TT Vĩnh Tƣờng, Vĩnh Sơn, Vũ Di và TT Thổ Tang. Các xã chỉ thu gom 1 lần/ tuần có xã Phú Thịnh và Vĩnh Ninh. Riêng 2 xã Phú Đa và Tân Cƣơng chƣa tổ chức thu gom.

3. Mức độ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt:

Một số lƣợng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện đƣợc HTX dịch vụ VSMT hoặc Tổ VSMT ở các xã, thị trấn thu gom, vận chuyển đến bãi rác tập trung hoặc bãi rác tạm để xử lý bằng biện pháp chôn lấp, đốt và phun thuốc khử trùng.

4. Công tác thu phí VSMT và tiền công chi trả cho người lao động VSMT

- 24/29 xã, thị trấn đã tổ chức thu phí VSMT đối với các hộ gia đình, cá nhân với mức thu từ 500-3.000 đồng/khẩu/tháng, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng xã.

- 3/29 xã gồm Tuân Chính, Ngũ Kiên, An Tƣờng đã có tổ VSMT nhƣng chƣa tổ chức thu phí VSMT theo quy định; hai xã Tân Cƣơng, Phú Đa do HTX dịch vụ VSMT hoặc Tổ VSMT chƣa hoạt động nên chƣa thu phí VSMT.

- Hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện chƣa tổ chức thu phí VSMT đối với các hộ sản xuất, kinh doanh.

- Tiền công chi trả cho lao động VSMT ở các xã, thị trấn từ 1.000.000đ- 2.400.000đồng/ngƣời/tháng; mức chi cho ngƣời lao động thấp nhất là ở các xã: Vĩnh Ninh, Nghĩa Hƣng, TT Tứ Trƣng; cao nhất là ở các xã, thị trấn: Thổ Tang, Vĩnh Sơn.

- 12/29 xã, thị trấn gồm An Tƣờng, Bình Dƣơng, Tuân Chính, Vân Xuân, Phú Đa, Chấn Hƣng, Vũ Di, Phú Thịnh, Nghĩa Hƣng, TT Vĩnh Tƣờng, TT Tứ Trƣng, Ngũ Kiên đã xây dựng xong ít nhất 1 bãi rác tập trung xử lý rác thải và 12/29 xã, thị trấn đã bố trí đƣợc các bãi rác tạm để tập trung xử lý rác thải.

- 5/29 xã gồm Tân Cƣơng, Thƣợng Trƣng, Kim Xá, Việt Xuân, Yên Lập chƣa bố trí đƣợc bãi rác tạm để tập kết, xử lý rác thải.

c. Trang bị thiết bị thu gom, vận chuyển rác thải và BHLĐ

- Trang bị 1.451 thùng chứa rác thải công cộng cho UBND xã, thị trấn; trƣờng học, nhà trẻ, mẫu giáo và các thôn ở 29 xã, thị trấn; các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện.

- Trang bị 669 xe chở rác cho 29 xã, thị trấn và Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Tƣờng.

- Trang bị 854 bộ bảo hộ lao động cho 29 xã, thị trấn có tổ thu gom rác thải chuyên trách.

d. Xây dựng và lắp đặt nắp đạy rãnh thoát nước thải trong khu dân cư

UBND huyện đã chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tới 26 xã. Đến nay các xã cơ bản đã hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt nắp đạy rãnh thoát nƣớc thải trong khu dân cƣ theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định số 3406/QĐ-CT ngày 01/12/2011.

e. Về sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh

Hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn huyện sử dụng nƣớc từ giếng khoan, giếng khơi. Theo đánh giá bằng cảm quan, đa số các hộ gia đình đều sử dụng nƣớc hợp vệ sinh.

f. Đầu tư kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm * Đối với cấp tỉnh:

Tổng số kinh phí sự nghiệp môi trƣờng tỉnh cấp cho huyện Vĩnh Tƣờng từ năm 2009 đến năm 2012 là: 33,2 tỷ đồng.

Trong đó:

- Kinh phí cấp cho cấp huyện 6,97 tỷ đồng. Hàng năm đƣợc sử dụng vào công tác truyền thông môi trƣờng, mua thiết bị, bảo hộ cho ngƣời lao động và một

phần đầu tƣ hạ tầng cải tạo môi trƣờng. Nhìn chung việc sử dụng kinh phí có hiệu quả và đúng quy định của tỉnh.

- Kinh phí cấp cho các xã, thị trấn là 26.257.000.000,0 đồng (Hai mươi sáu tỷ hai trăm lăm mươi bảy triệu đồng). Các xã đã sử dụng 13.091.000.000,0 (Mười ba tỷ không trăm chín mươi mốt triệu đồng ) triệu đồng chủ yếu cho công tác hỗ trợ công cho ngƣời lao động, xử lý rác và truyền thông cho ngƣời dân. Phần kinh phí hỗ trợ xây dựng bãi rác tập trung chậm vì vậy không giải ngân đƣợc.

* Đối với cấp huyện:

Hằng năm, UBND huyện bố trí ngân sách hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng đất xây dựng bãi rác tập trung cho các xã, thị trấn. Thực hiện Nghị quyết của Ban Thƣờng vụ Huyện ủy, UBND huyện tiếp tục hỗ trợ 100% kinh phí BT-GPMB xây dựng bãi rác tập trung cho các xã, thị trấn thực hiện trong năm 2012 với quy mô không quá 1.000m2/xã.

g.Các nội dung khác liên quan đến BVMT

- Phối hợp với Trung tâm Tài nguyên & Bảo vệ môi trƣờng thuộc Sở Tài nguyên & Môi trƣờng tổ chức 4 lớp truyền thông môi trƣờng về kỹ thuật xây dựng, vận hành hệ thống cấp nƣớc sinh hoạt quy mô hộ gia đình cho cộng đồng ở 04 xã: Việt Xuân, Yên Lập, An Tƣờng, Phú Đa.

- Triển khai xây dựng bãi trung chuyển rác thải ven QL2A tại 6 xã Việt Xuân, Bồ Sao, Yên Lập, Tân Tiến, Chấn Hƣng, Lũng Hòa.

- Trang bị 01 xe ô tô tải ben loại 2,35 tấn cho Hợp tác xã dịch vụ vệ sinh môi trƣờng thị trấn Thổ Tang.

- Tiếp nhận, thẩm định, trình UBND huyện cấp giấy xác nhận đăng ký cam kết BVMT cho 42 dự án đầu tƣ xây dựng trên địa bàn huyện.

3.1.3. Các vấn đề còn tồn tại a. Những hạn chế, tồn tại a. Những hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, việc triển khai vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là:

- Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng ở một số cơ quan, xã, thị trấn còn chậm, chất lƣợng chƣa cao.

- Công tác BVMT tuy đã có những chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực, song nhìn chung ô nhiễm môi trƣờng chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ, các hoạt động về BVMT chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên liên tục.

- Hầu hết các xã, thị trấn chƣa xây dựng Nghị quyết chuyên đề về BVMT. 3 xã Bồ Sao, Tuân Chính, Phú Thịnh chƣa bố trí cán bộ phụ trách môi trƣờng theo đúng qui định.

- 2 xã Tân Cƣơng, Phú Đa đã thành lập HTX dịch vụ VSMT, tổ VSMT nhƣng chƣa đi vào hoạt động. Tần suất thu gom rác thải ở một số xã nhƣ: Vĩnh Ninh, Phú Thịnh còn thấp (1 lần/tuần).

- Tiền công chi trả cho lao động VSMT ở các xã, thị trấn không đồng đều, mức chi cho ngƣời lao động VSMT ở một số xã Vĩnh Ninh, Nghĩa Hƣng thấp (1.000.000 đồng/ngƣời/tháng).

- Vẫn còn tồn tại tình trạng vứt rác thải tùy tiện, bừa bãi, hình thành các bãi

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giảm (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)