Ý định khởi nghiệp được xem là yếu tố then chốt để hiểu được quá trình sáng tạo ra
doanh nghiệp mới (Bird, 1988). Trong ý nghĩa này, nghiên cứu khởi nghiệp được thực hiện qua 2 dòng chính: Các đặc điểm cá nhân hoặc những đặc điểm của người khởi nghiệp và ảnh hưởng của các yếu tố ngữ cảnh trong khởi nghiệp (Robinson &
H1 H3 H2 H6 Giá trị gần gũi Thu hút cá nhân Nhận thức kiểm soát hành vi Chuẩn chủ quan Ý định khởi nghiệp
cộng sự, 1991). Ý định khởi nghiệp là nhân tố động cơ dẫn đến hành vi và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực cá nhân để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991). Ý định khởi nghiệp là nhân tố quyết định đối với việc thực hiện hành vi kinh doanh (Kolvereid, 1996), là sự dự báo, sự sẵn sàng thực hiện hành vi kinh doanh có chủ ý của một người nào đó với mong muốn tạo ra giá trị, sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội (Luthje & Franke, 2000).
Thu hút cá nhân hay thái độ hướng đến hành vi liên quan đến sự hấp dẫn của các
hành vi được đề nghị hoặc mức độ mà các cá nhân nắm giữ giá trị bản thân một tích cực hay tiêu cực, để trở thành doanh nhân (Ajzen 1991, 2002; Kolvereid 1996). Trong ý nghĩa này, thu hút cá nhân là một yếu tố quan trọng liên quan đến việc nhận thức các mong muốn có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp. Thể hiện sự đánh giá tích cực hay tiêu cực, ủng hộ hay phản đối của một cá nhân về hành vi thực hiện (Ajzen, 1991). Theo các lý thuyết và nghiên cứu của Ajzen (1991), Autio & cộng sự (2001), Linan (2004), Karali (2013) cho thấy thái độ là yếu tố tâm lý, khi nó được ổn định và được kích thích thì càng thúc đẩy cá nhân phát sinh ý tưởng hướng đến khởi nghiệp.
Nhận thức kiểm soát hành vi hay tính tự hiệu quả là nhận thức của cá nhân về
mức độ dễ dàng hay khó khăn, có bị kiểm soát, hạn chế hay không khi thực hiện hành vi (Ajzen, 1991); là mức độ tự tin của một cá nhân về khả năng thực hiện các hành vi (Kolvereid, 1996). Tầm quan trọng của biến này trong quá trình thành lập công ty mới nằm trong khả năng dự đoán, vì nó phản ánh rằng nhận thức cá nhân có thể kiểm soát hành vi đó (Ajzen, 2002). Theo Ajzen (1991), Linan (2004) và Karali (2013), nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp. Nghiên cứu của Autio & cộng sự (2001) cũng đã kết luận, nhận thức kiểm soát hành vi nổi lên như là yếu tố quyết định quan trọng nhất ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp. Theo Phong & cộng sự (2016), điểm khởi đầu cho việc hình thành nhận thức kiểm soát hành vi phải có được các khả năng sau: (1) hình tượng hóa mọi việc; (2) học tập từ người khác; (3) dự đoán trước những điều sẽ xảy ra và phát triển các chiến lược để xử lý chúng; (4) tự kiểm soát xem mình có đi đúng lộ trình hay không; (5) suy ngẫm từ các trải nghiệm. Một con người sẽ có khả năng nhận thức tính tự hiệu
quả khi họ tin rằng họ có khả năng làm những điều để hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Một số các nhà nghiên cứu đã sử dụng các cấu trúc khác nhau để đo lường nó, chẳng hạn như Boyd và Vozikis (1994) và Zhao & đồng sự (2005).
Chuẩn chủ quan đo lường nhận thức về những áp lực từ phía xã hội như gia đình,
bạn bè hoặc những người quan trọng (Ajzen, 1991) để thực hiện hành vi. Nó đề cập đến nhóm "người tham khảo" muốn hoặc không muốn tán thành quyết định để trở thành một doanh nhân (Ajzen, 2001). Nó bao gồm các ảnh hưởng từ bên trong như ý kiến từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các ảnh hưởng bên ngoài như các trào lưu xã hội (Nishantha, 2009). Mô hình TPB của Ajzen (1991) cũng chỉ ra rằng chuẩn chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến ý định khởi nghiệp. Lý thuyết vốn xã hội tìm thấy bằng chứng chỉ ra rằng các yếu tố thuận lợi của chuẩn chủ quan ảnh hưởng đến thu hút cá nhân và tự hiệu quả (Scherer & đồng sự, 1991; Cooper, 1993; Matthews & Moser, 1996;. Kennedy & đồng sự, 2003; Linan và Santos, 2007). Do đó, nhóm giả thuyết đầu tiên, chúng ta có 4 mối quan hệ sau:
H1: Thu hút cá nhân có một tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp. H2: Chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp.
H3: Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp. H4: Chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến thu hút cá nhân.
H5: Chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến nhận thức kiểm soát hành vi. Giá trị gần gũi
Cá nhân nhận được sự ảnh hưởng từ giá trị môi trường gần gũi theo các lý thuyết vốn xã hội có thể liên quan đến gần hơn những liên kết với gia đình hoặc bạn bè. Chúng có thể gây tác động trực tiếp vào nhận thức mong muốn như một hệ quả của các giá trị nhận thức và niềm tin nhận thức của cá nhân đối với một công việc (Uphoff, 2000; Grootaert và Bastelaer, 2001).
Kennedy & cộng sự (2003) nhận thấy rằng những kỳ vọng từ gia đình, bạn bè và những người quan trọng là biến số quan trọng ảnh hưởng đến phản ứng của học sinh. Theo họ, kỳ vọng môi trường gần gũi hơn có liên quan đến thu hút cá nhân, chuẩn
chủ quan và giới tính. Nhận thức kiểm soát hành vi sẽ không quan trọng ở giai đoạn này.
Theo Linan (2007) khởi nghiệp được đánh giá tích cực trong môi trường giá trị gần gũi, mong muốn khởi nghiệp sẽ cao hơn; đồng nghĩa với việc những cá nhân cảm thấy ý kiến mở doanh nghiệp của mình được tán thành, họ sẽ cảm thấy khả năng thực hiện cao hơn. Lúc này giá trị gần gũi có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp thông qua biến trung gian là nhận thức sự mong muốn, mà theo Krueger & cộng sự (2000) nhận thức về sự mong muốn của Shapero & Sokol (1982) tương đương với yếu tố thái độ hướng đến hành vi (hay thu hút cá nhân) và chuẩn chủ quan của Ajzen (Krueger & Brazeal, 1994). Vì vậy nên giá trị gần gũi có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp thông qua thu hút cá nhân và chuẩn chủ quan.
Việt & cộng sự (2016) đã khẳng định lại nghiên cứu của Henderson & Robertson (2000) rằng gần gũi gia đình là yếu tố quan trọng thứ hai góp phần ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên; đồng thời nhóm tác giả Pruett & cộng sự (2009) cho rằng sự ủng hộ của gia đình có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp. Linan (2008) cho rằng giá trị gần gũi có tác động gián tiếp thông qua biến trung gian thu hút cá nhân và tác động trực tiếp đến ý định khởi nghiệp.
Vì vậy, chúng ta có các giả thuyết sau đây:
H6: Giá trị gần gũi có tác động tích cực đến thu hút cá nhân. H7: Giá trị gần gũi có tác động tích cực đến chuẩn chủ quan. H8: Giá trị gần gũi có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU