Đề tài lựa chọn 5 hồ tiêu biểu thuộc nội thành và 12 hồ ngoại thành thành phố Hà Nội đƣợc lựa chọn để thực hiện nghiên cứu là: Hồ Tây, Hồ Gƣơm, Hồ Bảy Mẫu, Hồ Thiền Quang, Hồ Trúc Bạch, Hồ Quan Sơn, Hồ Đồng Mô, Hồ Đồng Xƣơng, Hồ Đồng Quan, Vực Hòa Xá, Vực Ninh, Vực Phù Lƣu hạ, Hồ Hƣng Thịnh (Vƣờn Vải), Hồ Yên Thịnh, Đầm Vân Trì, Đầm Cao Viên, Hồ Vạn Điểm.
Các hồ đƣợc lựa chọn theo tiêu chí sau :
Bảng 2.1. Phân loại nhóm hồ theo đặc điểm đặc trưng
Nhóm hồ Đặc điểm Các hồ lựa chọn
Nhóm 1 Hồ rộng và sâu, thuộc thƣợng nguồn của sông, nguồn tiếp nhận thải không nhiều, thƣờng chỉ nhận nƣớc mƣa , có không gian mở và không có dân cƣ xung quanh
Quan Sơn, Đồng Quan, Đồng Mô, Đồng Xƣơng, Đầm Vân Trì
Nhóm 2 Hồ rộng trung bình và sâu (Vực sâu), đƣợc hình thành tự nhiên do biến đổi địa chất hoặc biến đổi dòng chảy của các con sông, ít trao đổi nƣớc và có dân cƣ xung quanh, có nuôi trồng thủy sản
Vực Ninh, Vực Phù Lƣu hạ, Vực Hòa Xá
Nhóm 3 Hồ rộng và nông, hình thành từ các vùng trũng có sự bồi lắng trong một thời gian dài, xung quanh có hộ dân sinh sống, thƣờng trồng sen, súng, có nuôi cá
Hồ Tây, Hồ Yên Thịnh, Đầm Cao Viên
Nhóm 4 Hồ hẹp và nông, có nuôi cá và tiếp nhận thải Vạn Điểm, Hồ Trúc Bạch Nhóm 5 Hồ hẹp và nông, sự lƣu thông bị hạn chế, bị
kè hoàn toàn và chủ yếu đóng vai trò điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan
Hồ Gƣơm, Hồ Bảy Mẫu, Hồ Thiền Quang
Kí hiệu, đặc điểm và vị trí lấy mẫu (thể hiện qua dấu tròn đỏ được đánh dấu
trên bản đồ) của các hồ lựa chọn nghiên cứu đƣợc trình bày dƣới đây:
H1. Hồ Tây: Hồ nằm ở vị trí phía tây bắc trung tâm Hà Nội, là nơi vui chơi giải trí của ngƣời dân thủ đô. Hồ là một hồ nƣớc tự nhiên lớn nhất ở Hà Nội và đảm nhận nhiều vai trò chức năng nhƣ nuôi trồng thủy sản, điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan…
H2. Hồ Gươm: Hồ nằm ở trung tâm thành phố, là một hồ nƣớc ngọt tự nhiên, có diện tích khoảng 12 ha. Hồ có chức năng tạo cảnh quan và điều hòa, đồng thời là một biểu tƣợng trong lòng ngƣời dân thủ đô.
H3. Hồ Bảy Mẫu: Hồ nằm trong công viên Thống Nhất của thành phố, rộng khoảng 28 ha, giữ hồ có đảo Thống Nhất và đảo Hòa Bình. Hồ có chức năng điều hòa và tạo cảnh quan cho ngƣời dân trong khu vực.
H4. Hồ Thiền Quang: thuộc quận Hai Bà Trƣng, nằm trƣớc cổng chính công viên Thống Nhất. Hồ là nơi điều hòa khí hậu, nơi vui chơi, thƣ giãn của ngƣời dân xung quanh. Hồ thuộc hệ thống ao hồ tự nhiên của Hà Nội nên cũng có chức năng điều tiết lƣợng nƣớc mƣa, nơi chứa nƣớc thải sinh hoạt.
H5. Hồ Trúc Bạch: Hồ nằm trên đƣờng Thanh niên, phƣờng Trúc Bạch, quận Ba Đình. Hồ có nuôi cá, tiếp nhận thải của ngƣời dân khu vực xung quanh đồng thời là nơi thoát nƣớc mƣa, nƣớc thải sinh hoạt cho khu dân cƣ, là nơi vui chơi giải trí, tạo cảnh quan cho Hà Nội
H6. Hồ Quan Sơn: Hồ nƣớc tự nhiên nhận nƣớc từ núi đá vôi chảy ra không tiếp nhận thải, nuôi cá thả phân gà, lợn làm thức ăn cho cá. Hồ có vai trò điều hòa lũ cho khu vực
H7. Hồ Đồng Mô: Hồ thuộc thƣợng lƣu sống Tích, là hồ hình thành trên núi và đƣợc mở rộng làm đập chứa nƣớc lớn của huyện Ba Vì. Hồ sạch rộng, tiếp nhận nƣớc từ núi, hầu nhƣ không tiếp nhận thải
H8. Hồ Đồng Xương: Hồ nƣớc tự nhiên, thả cá, tiếp nhận nƣớc thải sinh hoạt của một nhà trẻ.
H10. Vực Hòa xá: Vực nƣớc tự nhiên hứng nƣớc mƣa, chỉ bơm thoát nƣớc đi khi có lũ; thả cá, tiếp nhận NTSH của 2-3 nhà dân xung quanh (70% nhà dân có biogas) rộng 6-7 mẫu, thông với 1 vực khác.
H11. Vực Ninh: Hồ nuôi cá, có dịch vụ câu cá, tiếp nhận thải của một số hộ dân, nƣớc màu xanh đen.
H12. Vực Phù Lưu hạ: Hồ nuôi cá tự nhiên với năng suất 25t cá/năm, hồ chứa nƣớc mƣa và tiếp nhận nƣớc thải sinh hoạt, rộng gần 20 mẫu.
H13. Hồ Hưng Thịnh: Hộ Hƣng Thịnh thuộc xã Yên Thịnh, huyện Ba Vì. Hồ nƣớc nuôi cá với năng suất 2 vụ/ năm, không tiếp nhận thải.
H15. Đầm Vân Trì: Đầm nuôi cá, rộng, không tiếp nhận thải
H16. Đầm Cao Viên: Đầm Cao Viên thuộc xã Cao Viên, huyện Thanh Oai. Đầu hồ, giáp hồ Thanh Cao, phân làm nhiều lô để nuôi cá.
H17. Hồ Vạn Điểm: Hồ nuôi cá, nƣớc xám đen, không rong tảo, tiếp nhận nƣớc thải của một số hộ dân ven hồ, thông với Sông Điều.